Nhật Bản là một quần đảo với hơn 4 đảo lớn và hàng ngàn đảo nhỏ. Với đường bờ biển dài, việc giao lưu kinh tế xã hội trong nước và quốc tế chủ yếu được thực hiện qua đường biển, vì vậy ngành vận tải viển của Nhật Bản rất phát triển. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do?
Mục lục bài viết
1. Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do?
A. Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ.
B. Công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.
C. Số dân đông, nhu cầu giao lưu lớn.
D. Ngành đánh bắt hải sản phát triển.
Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ. Nhật Bản nằm tách biệt với các lục địa, hiện nay nhu cầu ngoại thương cao nên cần giao lưu kinh tế – văn hóa – xã hội giữa các đảo, quần đảo với nhau và với các nước bên ngoài nên vận tải biển đóng vai trò không thể thiếu.
Đáp án: A
2. Vị trí và vai trò của ngành vận tải viển đối với Nhật bản?
* Ở Nhật Bản, ngành giao thộng vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế:
– Nhật Bản là một quần đảo với hơn 4 đảo lớn và hàng ngàn đảo nhỏ. Với đường bờ biển dài, việc giao lưu kinh tế xã hội trong nước và quốc tế chủ yếu được thực hiện qua đường biển.
– Do tài nguyên của Nhật Bản có hạn và nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa của quốc gia này tập trung chủ yếu vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và thị trường thế giới. Vì thế việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có vị trí đặc biệt quan trọng để hỗ trợ cho việc xuất nhập khẩu của Nhật Bản.
– Giao thông vận tải biển là loại hình giao thông có nhiều ưu điểm như chi phí vận chuyển rẻ, có thể chở được hàng hóa nặng và cồng kềnh đi xa. Đồng thời đường giao thông đã có sẵn nên không tốn chi phí xây dựng đường, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
* Ở Nhật Bản, ngành giao thộng vận tải biển có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế:
– Nhờ vào đường biển dài và các cảng biển hiện đại, hàng hóa có thể được vận chuyển đến các quốc gia trên thế giới một cách nhanh chóng và hiệu quả.
– Với một nền kinh tế xuất khẩu mạnh, việc sử dụng giao thông biển là cực kỳ cần thiết để hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng hóa. Các tàu container hiện đại có thể vận chuyển hàng hóa từ Nhật Bản đến bất kỳ điểm đến nào trên thế giới và ngược lại.
– Ngoài ra, ngành giao thông vận tải biển còn đóng góp lớn vào nền kinh tế Nhật Bản thông qua việc tạo ra nhiều việc làm cho người dân, tạo ra thu nhập và đóng góp vào ngân sách quốc gia.
3. Câu hỏi trắc nghiệm liên quan:
Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho giao thông vận tải biển có vị trí không thể thiếu được đối với Nhật Bản.
A. Do nhu cầu liên hệ giữa các đảo trong nước.
B. Do ngoại thương phát triển mạnh mẽ.
C. Do nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp.
D. Do lãnh thổ đất nước là quần đảo cách xa lục địa.
Câu 2: Ngành giao thông vận tải biển của Nhật Bản có vị trí đặc biệt quan trọng, hiện nó đang đứng:
A. Thứ năm trên thế giới.
B. Thứ ba trên thế giới.
C. Thứ hai trên thế giới.
D. Thứ nhất trên thế giới.
Câu 3. Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo nào sau đây?
A. Hôn-su.
B.Hô-cai-đô.
C. Xi-cô-cư.
D.Kiu-xiu.
Câu 4. Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì
A. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.
B. Tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước.
C. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào.
D. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.
Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản?
A. Chiếm tỉ trọng GDP lớn.
B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.
C. NHẬT BẢN đứng hàng đầu thế giới về thương mại.
D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.
Câu 6. Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do
A. Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ.
B. Công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.
C. Số dân đông, nhu cầu giao lưu lớn.
D. Ngành đánh bắt hải sản phát triển.
Câu 7. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là:
A. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ha-chi-nô-hê.
B. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Na-ga-xa-ki.
C. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca.
D. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Cô-chi.
Câu 8. Nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế NHẬT BẢN là do
A. Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại, tài chính.
B. Nhật Bản tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp.
C. Diện tích đất nông nghiệp quá ít.
D. Nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế hơn sản xuất.
Câu 9. Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì
A. Đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng.
B. Sản xuất thâm canh có chi phí cao.
C. Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp.
D. Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh.
Câu 10. Cây trồng chính của Nhật Bản là
A. Lúa mì.
B. Chè.
C. Lúa gạo.
D. Thuốc lá.
Câu 11. Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do
A. Diện tích dành cho trồng chè, thuốc lá, dâu tằm tăng lên.
B. Một phần diện tích trồng lúa dành cho quần cư.
C. Mức tiêu thụ gạo trên đầu người giảm và năng suất lúa ngày càng cao.
D. Nhật Bản có xu hướng nhập khẩu gạo từ bên ngoài.
Câu 12. Ý nào sau đây không đúng với sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản?
A. Là cây trồng chính của nông nghiệp Nhật Bản.
B. Chiếm 50% diện tích đất canh tác.
C. Một số diện tích trồng lúa chuyển sang trồng các cây khác.
D. Sản lượng lúa đứng hàng đầu thế giới.
Câu 13. Vật nuôi chính của Nhật Bản là
A. Trâu, cừu, ngựa.
B.Bò, dê, lợn.
C. Trâu, bò, lợn.
D.Bò, lợn, gà.
Câu 14. Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là
A. Tự cung, tự cấp.
B. Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.
C. Quy mô lớn.
D. Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
Câu 15. Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì
A. Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, gần các ngư trường lớn và cá là thực phẩm chính.
B. Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.
C. Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.
D. Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.
Câu 16. Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su?
A. Diện tích rộng nhất, số dân đông nhất.
B. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.
C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
D. Các trung tâm công nghiệp rất lớn tập trung ở phần phía nam.
Câu 17. Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là
A. Phát triển mạnh khai thác than và luyện thép.
B. Phát triển mạnh khai thác quặng đồng và luyện kim màu.
C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
D. Có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê.
Câu 18. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng
A. Hôn-su.
B.Kiu-xiu.
C. Xi-cô-cư.
D. Hô-cai-đô.
Câu 19. Vùng có rừng bao phủ phần lớn diện tích và dân cư thưa thớt là
A. Hôn-su.
B. Kiu-xiu.
C. Xi-cô-cư.
D.Hô-cai-đô.
Câu 20. Các trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng kinh tế Hôn-su?
A. Ô-xa-ca, Cô-bê, Xa-pô-rô.
B. Ô-xa-ca, Cô-bê, Mu-rô-ran.
C. Ô-xa-ca, Cô-bê, Ki-ô-tô.
D. Ô-xa-ca, Cô-bê, Na-ga-xa-ki.
Câu 21. Biểu hiện hứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là
A. Sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.
B. Hằng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp.
C. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới.
D. Có tới 80% lao động hoạt động trong ngànhcông nghiệp.
Câu 22. Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là:
A. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt.
B. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.
C. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt.
D. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt.
THAM KHẢO THÊM: