Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 được Quốc hội ban hành ngày 09/06/2000, có hiệu lực từ ngày 24/06/2000. Đây là một văn bản pháp luật quan trọng của Quốc hội, có tác động lớn đến đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Nghị quyết này được ban hành nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tóm tắt nội dung Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/06/2000:
- 2 2. Thuộc tính văn bản Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/06/2000:
- 3 3. Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/06/2000 có còn hiệu lực không?
- 4 4. Các văn bản có liên quan đến Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/06/2000:
- 5 5. Toàn văn nội dung Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội:
1. Tóm tắt nội dung Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/06/2000:
Mục đích của Nghị quyết
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Nghị quyết bổ sung, làm rõ một số quy định của
Luật Hôn nhân và Gia đình , tạo nên một hệ thống phápluật hôn nhân và gia đình hoàn chỉnh, thống nhất. - Giải quyết các vấn đề thực tiễn: Nghị quyết giải quyết một số vấn đề thực tiễn phát sinh trong quá trình áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình, đảm bảo công bằng, chính xác trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hôn nhân, gia đình.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: Nghị quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em.
Nội dung chính của Nghị quyết
- Về quan hệ vợ chồng: Nghị quyết quy định rõ ràng về điều kiện kết hôn, nghĩa vụ và quyền của vợ chồng, thủ tục đăng ký kết hôn và ly hôn.
- Về quan hệ cha mẹ và con: Nghị quyết quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, quyền của con, thủ tục nhận con nuôi, xác định cha mẹ.
- Về tài sản của vợ chồng: Nghị quyết quy định về chế độ tài sản của vợ chồng, cách thức chia tài sản khi ly hôn.
- Về các vấn đề khác: Nghị quyết còn quy định về hôn nhân giữa những người có quan hệ huyết thống, hôn nhân giữa những người cùng giới tính (không được pháp luật công nhận),…
Ý nghĩa của Nghị quyết
- Đảm bảo ổn định xã hội: Nghị quyết góp phần ổn định trật tự xã hội, bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân: Nghị quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng: Nghị quyết góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về pháp luật hôn nhân và gia đình, giúp mọi người thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Tóm lại: Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 được Quốc hội ban hành ngày 09/06/2000, có hiệu lực từ ngày 24/06/2000. Đây là một văn bản pháp luật quan trọng của Quốc hội, có tác động lớn đến đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Nghị quyết này được ban hành nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành
2. Thuộc tính văn bản Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/06/2000:
Số hiệu: | 35/2000/NQ-QH10 |
Nơi ban hành: | Quốc hội |
Ngày ban hành: | 09/06/2000 |
Ngày công báo: | 31/07/2000 |
Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Ngày hiệu lực: | 24/06/2000 |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
3. Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/06/2000 có còn hiệu lực không?
Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 được Quốc hội ban hành ngày 09/06/2000, có hiệu lực từ ngày 24/06/2000. Hiện văn bản vẫn đang có hiệu lực thi hành.
4. Các văn bản có liên quan đến Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/06/2000:
Công văn về việc xác định thời điểm thụ lý vụ án về hôn nhân và gia đình
5. Toàn văn nội dung Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội:
QUỐC HỘI ******** | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ******** |
Số: 35/2000/NQ-QH10 | Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2000 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
QUYẾT NGHỊ
1. Luật hôn nhân và gia đình của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000 được gọi là
2. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tự mình hoặc phối hợp tổ chức việc rà soát các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành để huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, đề nghị Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với quy định của Luật này, bảo đảm hiệu lực của Luật từ ngày 01 tháng 01 năm 2001.
3. Việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;
c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
4. Việc Toà án áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình để giải quyết các vụ, việc về hôn nhân và gia đình được quy định như sau:
a) Đối với những vụ, việc mà Toà án đã thụ lý trước ngày 01 tháng 01 năm 2001 thì áp dụng
b) Đối với những vụ, việc mà Toà án thụ lý từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết;
c) Không áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ, việc mà Toà án đã áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 để giải quyết.
5. Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật hôn nhân và gia đình nhằm phát huy tác dụng của Luật hôn nhân và gia đình trong việc xây dựng và củng cố gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000.
Nông Đức Mạnh
(Đã ký)