Để cung cấp các sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, hoạt động kinh doanh buôn bán hàng hóa, dịch vụ ngày càng trở nên phát triển.
Để cung cấp các sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, hoạt động kinh doanh buôn bán hàng hóa, dịch vụ ngày càng trở nên phát triển. Thực tế pháp luật bảo vệ người tiêu dùng không chỉ quy định thương nhân mới được phép cung cấp các sản phẩm này mà cả các cá nhân cũng được coi là chủ thể của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng để bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người tiêu dùng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 LBVQLNTD 2010: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:
– Thương nhân theo quy định của
– Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh”.
Như vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của LBVQLNTD 2010 không chỉ là thương nhân theo quy định của
Còn theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh:
“Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua,bán không có địa điểm cố định
(mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một các độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác”.
Trong thời đại hiện nay, nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển, đời sống người dân cũng đã được cải thiện đáng kể. Các nhu cầu thiết yếu về sinh hoạt của người tiêu dùng như thực phẩm, quần áo, phương tiện đi lại, các loại dịch vụ phục vụ sinh hoạt,… ngày càng trở nên phong phú, đa dạng hơn. Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh, người tiêu dùng thường yếu thế hơn do các hạn chế về thông tin, khả năng đàm phán giao dịch, khả năng chi phối các điều kiện giao dịch cũng như khả năng chịu rủi ro trong quá trình tiêu dùng hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Vì thế, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được đặt ra để đem lại thế cân bằng, bình đẳng trong mối quan hệ trên đối với tất cả các quan hệ tiêu dùng trên thực tế, trong đó bao gồm cả những quan hệ tiêu dùng mang tính chất nhỏ lẻ. Và có thể thấy trên thực tế, chính những quan hệ nhỏ lẻ, có giá trị không lớn này lại diễn ra thường xuyên hơn cả và ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt của người tiêu dùng. Vì lẽ đó, LBVQLNTD 2010 quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gồm thương nhân theo Luật thương mại và cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh là hợp lý và phù hợp với pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới.