Công việc đầu tiên là tác phẩm mang ý nghĩa về nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. Dưới đây là bài viết Bài tập trắc nghiệm Công việc đầu tiên lớp 5 có đáp án, mời các bạn tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Bài tập trắc nghiệm Công việc đầu tiên lớp 5 kèm đáp án:
Câu 1: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
A. Thăm dò cơ sở địch
B. Rải truyền đơn
C. Đi bán cá
D. Theo dõi một tên đội Tây
Đáp án: B. Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út đó là: Rải truyền đơn
Câu 2: Khi anh Ba hỏi rằng “Út có dám rải truyền đơn không?” thì chị Út đã trả lời ra sao?
A. “Được ạ, nhưng em lo bị giặc bắt quá anh ạ!”
B. “Em sợ lắm ạ, bị địch phát hiện thì em chết mất.”
C. “Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!”
D. “Được, công việc đơn giản em nhất định sẽ làm tốt.”
Đáp án C. Khi được anh Ba hỏi rằng “Út có dám rải truyền đơn không?” thì chị Út đã trả lời rằng: “Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!”
Câu 3: Câu trả lời của chị Út “Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!” chứng tỏ chị Út đã sẵn sàng với công việc đầu tiên này, không hề hà nguy hiểm, tuy nhiên vẫn muốn hoàn thành thật tốt nên mới hỏi anh Ba chi tiết cách làm như thế nào để công việc đạt được hiệu quả cao nhất. Nhận định trên đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án A. Câu trả lời của chị Út: “Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!” chứng tỏ chị Út đã sẵn sàng với công việc đầu tiên này, không hề hà nguy hiểm, tuy nhiên vẫn muốn hoàn thành thật tốt nên mới hỏi anh Ba chi tiết cách làm như thế nào để công việc đạt được hiệu quả cao nhất.
Câu 4: Vì sao chị Út vừa mừng vừa lo khi nghe thấy anh Ba giao cho mình công việc đó?
A. Chị mừng vì đã có thể góp công sức nhỏ bé của mình cống hiến cho nước nhà, lo vì sợ rằng mình không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
B. Chị mừng vì chị đã có cơ hội được thăng tiến và lo vì mình không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
C. Chị mừng vì mình sắp sửa kiếm thêm tiền từ công việc đầu tiên được giao và lo vì sợ rằng mình không bán hết hàng được.
D. Chị mừng vì mình sắp sửa kiếm thêm được rất nhiều tiền từ công việc đầu tiên và lo vì sợ rằng chị bị giặc phát hiện thì có thể sẽ bị chết.
Đán án A. Chị Út vừa mừng vừa lo khi nghe thấy anh Ba giao cho mình công việc đó vì: Chị mừng vì đã có thể góp công sức nhỏ bé của mình cống hiến cho nước nhà, lo vì sợ rằng mình không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Câu 5: Chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận được công việc đầu tiên này?
A. Hôm đầu tiên đi rải truyển đơn, chị run tới mức làm rơi cả rổ cá.
B. Chị đi hỏi rất nhiều người từng được giao nhiệm vụ rải truyền đơn để lấy kinh nghiệm.
C. Đêm không ngủ được, chị lật đạt dậy đi hỏi anh Ba một lần nữa về công việc.
D. Bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
Đáp án D. Chi tiết cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận được công việc đầu tiên này đó là: Bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
Câu 6: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
A. Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng sáng tỏ.
B. Chị Út nhân lúc trời tối, mượn một chiếc xe mô tô đi rải truyền đơn khắp các con phố, chỉ cần bị giặc phát hiện là phóng ga chạy thẳng giặc cũng không thể bắt được.
C. Chị Út nhân lúc tối trời, đi đặt từng truyền đơn vào nhà từng hộ dân, chỉ cẩn họ mở cửa truyền đơn sẽ rơi ra.
D. Hai giờ sáng, chị Út phân chia đơn cho trẻ con trong xóm phân tán khắp các con phố rải truyền đơn cho chị, bọn giặc thường lơ là và không chú ý đến trẻ con nên có thể giao việc này cho chúng mà không sợ bị lộ.
Đáp án A. Để rải hết truyền đơn chị Út đã nghĩ ra cách: Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng sáng tỏ.
Câu 7: Việc rải truyền đơn của chị Út có kết thúc thuận lợi không?
A. Khi chị Út rải được nửa chừng thì bị một tên đội Tây phát hiện, chị phải bỏ hết truyền đơn chạy để bảo toàn tính mạng.
B. Khi gần đến chợ, trời sáng tỏ chị Út cũng rải hết mớ truyền đơn. Sáng ra dân chúng xì xào ầm lên về những tờ truyền đơn khiến bọn lính hớt hải xách súng chạy ầm ầm.
C. Khi gần đến chợ, trời sáng tỏ chị Út cũng rải hết mớ truyền đơn. Nhưng tiếc là sáng hôm ấy trời lại mưa rất lớn, chỗ truyền đơn đã rải không đến được tay người dân.
D. Chị Út vừa rải hết thì bị một tên lính theo dõi chị từ đầu bắt lại. Dù bị bắt nhưng chị Út vẫn cảm thấy rất vui vì mình đã hoàn thành nhiệm vụ.
Đáp án B. Việc rải truyền đơn của chị Út có kết thúc như sau: Khi gần đến chợ, trời sáng tỏ chị Út cũng rải hết mớ truyền đơn. Sáng ra dân chúng xì xào ầm lên về những tờ truyền đơn khiến bọn lính hớt hải xách súng chạy ầm ầm.
Câu 8: Vì sao chị Út muốn được thoát li?
A. Vì chị Út cảm thấy mình đã lớn rồi, không thể cứ mãi ở nhà để bố mẹ lo như thế này.
B. Vì chị Út cảm thấy đi làm cách mạng vui và tự do hơn là ở nhà chịu sự quản thúc của bố mẹ.
C. Vì chị Út muốn hoạt động độc lập và muốn lập công để nhiều người biết đến mình.
D. Vì chị Út yêu nước, ham hoạt động, muốn được làm thật nhiều việc cho cách mạng.
Đáp án D. Chị Út muốn được thoát li vì: chị Út yêu nước, ham hoạt động, muốn được làm thật nhiều việc cho cách mạng.
Câu 9: Nhân vật chị Út được nhắc đến trong câu chuyện là ai?
A. Lê Thị Định: Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội nhà nước; tên tuổi bà gắn liền với phong trào Đồng Khởi và “đội quân tóc dài” được khai sinh từ Bến Tre, quê hương bà.
B. Trần Thị Định: Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội nhà nước; tên tuổi bà gắn liền với phong trào Đồng Khởi và “đội quân tóc dài” được khai sinh từ Bến Tre, quê hương bà.
C. Nguyễn Thị Định: Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội nhà nước; tên tuổi bà gắn liền với phong trào Đồng Khởi và “đội quân tóc dài” được khai sinh từ Bến Tre, quê hương bà.
D. Phạm Thị Định: Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội nhà nước; tên tuổi bà gắn liền với phong trào Đồng Khởi và “đội quân tóc dài” được khai sinh từ Bến Tre, quê hương bà.
Đáp án C. Nhân vật chị Út được nhắc đến trong câu chuyện là: Nguyễn Thị Định: Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội nhà nước; tên tuổi bà gắn liền với phong trào Đồng Khởi và “đội quân tóc dài” được khai sinh từ Bến Tre, quê hương bà.
Câu 10: Ý nghĩa của câu chuyện Công việc đầu tiên?
A. Giới thiệu cách rải truyền đơn nhanh chóng, an toàn mà không sợ bị phát hiện.
B. Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
C. Ca ngợi tinh thần cống hiến và hết mình với cách mạng của anh Ba Chuẩn.
D. Ca ngợi sự thông minh trong việc nghĩ ra cách rải truyền đơn mới của chị Út.
Đáp án B. Ý nghĩa của câu chuyện Công việc đầu tiên: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
2. Bố cục và nội dung tác phẩm Công việc đầu tiên lớp 5:
Bố cục có thể chia bài đọc thành 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến nên không biết giấy gì
Đoạn 2: Từ Nhận công việc vinh dự đến xách súng chạy rầm rầm
Đoạn 3: Phần còn lại
Nội dung chính của tác phẩm: Bài đọc nói về câu chuyện của bà Nguyễn Thị Định lúc mới tham gia cách mạng. Khi được giao nhiệm vụ đầu tiên là giải truyền đơn, bà trăn trở nghĩ cách, và hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Bà mong làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
3. Tập đọc bài Công việc đầu tiên:
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho tôi ba ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
– Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói:
– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
– Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ:
Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khóe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
– Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:
– Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!
Theo HỒI KÍ CỦA BÀ NGUYỄN THỊ ĐỊNH
(Văn Phác ghi)