Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào? Dưới đây là bài viết dành cho các bạn học sinh tham khảo nhằm trả lời cho câu hỏi trên. Đây là tài liệu bổ ích, giúp học sinh có thể tham khảo để nâng cao khả năng học vật lý của mình, mời các bạn tìm đọc.
Mục lục bài viết
1. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào:
A. Pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
B. Biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
C. Tần số ngoại lực tuần hòa tác dụng lên vật.
D. Hệ số lực cản tác dụng lên vật.
Đáp án: Biên độ dao động cưỡng bức sẽ không phụ thuộc vào pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật mà phụ thuộc vào hệ số lực cản, biên độ và tần số của ngoại lực. Do đó, đáp án đúng là đáp án A.
2. Dao động cưỡng bức là gì?
Cách dễ nhất để làm cho một hệ dao động không tắc là tác dụng một lực tuần hoàn bên ngoài lên nó. Lực này cung cấp năng lượng cho hệ thống để bù đắp năng lượng bị mất do ma sát. Dao động của hệ lúc này gọi là dao động cưỡng bức.
Ví dụ: Xe buýt đến mỗi điểm dừng chỉ dừng tạm thời và không tắt máy. Hành khách trên xe nhận thấy xe rung lắc. Đây là rung động cưỡng bức do tác dụng tuần hoàn cưỡng bức gây ra bởi chuyển động của pitong trong xi lanh động cơ. Để ngăn dao động tắt, hãy tác dụng một lực tuần hoàn từ bên ngoài. Lực này sinh ra năng lượng để bù vào phần bị mất → Rung cưỡng bức
Đặc điểm của dao động cưỡng bức:
– Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và tần số bằng tần số của lực cưỡng bức
– Biên độ của dao động cưỡng bức không chỉ phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức mà còn phụ thuộc cả vào độ chệnh lệch giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số riêng của hệ dao động. Khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số riêng thì biên độ dao động cưỡng bức càng lớn.
3. Bài tập vận dụng liên quan đến dao động cưỡng bức:
Câu 1. Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
Lời giải:
A.đúng vì dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
B. sai vì biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số ngoại lực tỉ lệ với biên độ của ngoại lực.
C. sai vì dao động cưỡng bức có biên độ thay đổi và đạt cực đại khi tần số lực cưỡng bức bằng tần số riêng
D. sai vì dao động cưỡng bức có tần số chính là tần số của lực cưỡng bức.
Câu 2. Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động
A. với tần số bằng tần số dao động riêng.
B. mà không chịu ngoại lực tác dụng.
C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.
D. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.
Lời giải:
Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.
Câu 3. Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?
A. Biên độ và tốc độ
B. Biên độ và gia tốc
C. Li độ và tốc độ
D. Biên độ và cơ năng
Lời giải:
Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian là biên độ và cơ năng.
Câu 4. Đối với dao động cơ, hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của lực cưỡng bức
A. rất nhỏ so với tần số riêng của hệ.
B. bằng chu kỳ riêng của hệ.
C. bằng tần số riêng của hệ
D. rất lớn so với tần số riêng của hệ.
Lời giải:
Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số (chu kỳ) của dao động cưỡng bức bằng với tần số (chu kỳ) của dao động riêng của hệ.
Câu 5. Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?
A. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.
B. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
C. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian
D. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hoà.
Lời giải:
Cơ năng có biểu thức W = (1/2)mω2A2 nên cơ năng tỉ lệ với bình phương biên độ vì thế cơ năng giảm nhanh hơn biên độ (A đúng).
Nguyên nhân tắt dần là do lực cản của môi trường vì thế lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh (B đúng). Theo định nghĩa thì dao động tắt dần là dao động có biên độ và năng lượng giảm dần theo thời gian (C đúng). Dao động tắt dần không còn tính tuần hoàn nữa nên động năng và thế năng biến thiên không tuần hoàn suy ra không điều hòa (D sai).
Câu 6. Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động
A. với tần số bằng tần số dao động riêng.
B. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.
C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.
D. mà không chịu ngoại lực tác dụng
Lời giải:
Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động với tần số bằng tần số dao động riêng.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học?
A. Biên độ của dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.
B. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy.
C. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ.
D. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.
Lời giải:
Khi đọc xong 4 đáp án thì ta nhận thấy rằng:
C luôn đúng vì hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ.
D cũng luôn đúng vì tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy. Trong dao động cưỡng bức thì tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy (B đúng). Còn lại A chắc chắn là đáp án cần tìm.
A sai vì biên độ của dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng vẫn phụ thuộc vào lực cản của môi trường.
Câu 8. Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D.Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
Lời giải:
A.Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức. Đúng
B. Sai. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số ngoại lực tỉ lệ với biên độ của ngoại lực.
C. Sai. Dao động cưỡng bức có biên độ thay đổi và đạt cực đại khi tần số lực cưỡng bức bằng tần số riêng
D. Sai. Dao động cưỡng bức có tần số chính là tần số của lực cưỡng bức.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?
A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.
C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.
D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.
Lời giải:
A. đúng vì theo định nghĩa: Dao động tắt dần có biên độ và năng lượng giảm dần theo thời gian.
B. sai vì biên độ nhỏ dần theo thời gian nên cơ năng của vật dao động cũng nhỏ dần theo thời gian nên cơ năng dao động tắt dần thay đổi theo thời gian
C. sai vì lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công âm.
D. sai vì dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của ngoại lực.