Chùa Thiên Mụ nằm ở một vị trí thiên thời địa lợi, là một trong những địa điểm bạn nhất định phải đến khi đi chơi ở Thừa Thiên - Huế. Ngôi chùa có điều gì đặc biệt và câu chuyện thú vị liên quan đến ngôi chùa này là gì. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số Bài thuyết minh về chùa Thiên Mụ dành cho hướng dẫn viên
Mục lục bài viết
1. Bài thuyết minh giới thiệu về chùa Thiên Mụ dành cho hướng dẫn viên:
Kính thưa quý đoàn của chúng ta thân mến! Hiện tại thì đoàn của chúng ta đang đến một ngôi chùa rất là nổi tiếng nằm tại khu vực tỉnh Thừa Thiên – Huế. Cả nhà mình đoán được đó là ngôi chùa nào không ạ?
Dạ vâng, đó chính là ngôi chùa Thiên Mụ. Nếu nói đến chùa Thiên Mụ thì đất nước Việt Nam chúng ta có hai ngôi chùa tên là chùa Thiên Mụ. Những cô chú anh chị nào có cơ hội được đến xã Tân Thạnh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An thì chúng ta cũng sẽ bắt gặp một ngôi chùa tên là Thiên Mụ. Ngôi chùa Thiên Mụ ở Long An thì được lấy từ câu chuyện vua Gia Long trong một lần giao tranh với triều Tây Sơn thì Chúa Nguyễn Ánh đã lánh nạn tại một ngôi chùa tại thôn Tân Trạch và được sư trụ trì ân cần tiếp đãi và được thôn trưởng cung cấp tiền bạc, lúa gạo cho chùa. Đêm thứ ba khi đang say giấc, Chúa Nguyễn mơ thấy một bà lão đầu tóc bạc phơ gọi dậy và chỉ tay về hướng Tây khi tỉnh giấc thì thấy trong lòng bất an cho nên chúa truyền lệnh rút quân rời khỏi ngôi Chùa này. Đúng 3 ngày sau, quân Tây Sơn đến bao vây nhưng không gặp về sau. Để ghi lại sự linh ứng này thì Chúa Nguyễn đã đặt tên ngôi chùa này là Thiên Mụ.
Còn ngôi chùa Thiên Mụ mà đoàn chúng ta chuẩn bị tới đây là một ngôi chùa ở tại tỉnh Thừa Thiên – Huế. Câu chuyện về ngôi chùa này thì rất là đặc biệt. Vào năm 1558, khi chúa Nguyễn Hoàng đã cùng bề tôi và người con thứ sáu của mình là chúa Nguyễn Phúc Nguyên vào Nam đã gây dựng được một cơ nghiệp vững vàng. Khi đến đây ông đã được nghe ở ngọn đồi Hà Khê này, hàng đêm có một bà cụ quần xanh áo đỏ hiện ra và nói rằng rồi đây sẽ có một vị vua chúa để bền long mạch và ngài đã cho xây dựng ngôi chùa tại ngọn đồi này và đặt tên là Thiên Mụ. Chúng ta thấy một câu chuyện rất là đặc sắc đúng không ạ? Dạ vâng, trong “Ô Châu Cận Lục” thì trước đây, đã có một ngôi chùa rồi và khi Nguyễn Hoàng đến thì tôn tạo thêm ở chùa này. Xây dựng trên cái long mạch của kinh đô nhà Nguyễn. Vào năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần đã cho trùng tu các kiến trúc và năm 1695 ngài cho mời một vị thiền sư ở bên Trung Quốc là hòa thượng Thích Đại Sản về chùa bái Phật cầu Kinh để quy y cho Hoàng Gia và ông cũng là người truyền dòng thiền tào động vào Việt Nam.
Bây giờ thì xin mời cả đoàn nhà mình cùng di chuyển vào khu vực phía bên trong. Hiện tại, chúng ta đứng ở đây có thể thấy một Đại Hồng Chung rất là to đúng không ạ. Vào năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu đạt cho đúc một Đại Hồng Chung nặng 3.285 kg. Hiện nay nó nằm đối diện bi đình tức là đối diện vị trí đoàn của chúng ta đang đứng ở đây. Mục đích là cầu nguyện cho quốc thái dân an. Bốn năm sau (năm 1714), chúa đã cho soạn một bài văn bia để tri ân công đức trùng tu của chùa, truyền đời cho thế hệ sau. Tới thời vua Thiệu Trị năm 1844, ngài cho xây dựng một công trình mà đoàn mình thấy chỉ có một cái nền nằm phía trước tháp Phước Duyên đó là Đình Hương Nguyện. Năm 1904, một cơn bão đi qua đã thổi bay luôn cái đình này ngay cả cầu Trường Tiền cũng chung với số phận. Lo ngại khi xây dừng lại sẽ che mất tháp Phước Duyên nên người ta không cho xây dựng lại luôn cả nhà. Công năng chính của cái đình này là để vua quan bá tánh chuẩn bị đi lại, chuẩn bị y áo chỉnh tề trước khi vào bái Phật. Vì đây là chùa của hoàng gia các vua nhà Nguyễn, sau khi lên ngôi thì phải làm lễ tế và phải vào chùa để bái Phật. Vì không cho xây dựng lại đình Hương Nguyện, người ta mới đem những kiến trúc còn lại của đình vào bên trong để xây dựng thành nơi thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát. Năm 1815, vua Gia Long cho đúc thêm một Đại Hồng Chung. Năm 1831 thì vua Minh Mạng thay thêm hàng rào bao bọc xung quanh chùa như chúng ta thấy.
Hiện tại, vị trí chúng ta đang đứng ở đây đó chính là trước mặt là tháp Phước Duyên. Tháp Phước Duyên được vua Thiệu Trị cho xây dựng vào năm 1844 nhằm mừng thọ cho bà nội của mình là Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, vợ của vua Gia Long. Ban đầu tháp có tên là tháp Từ Nhân, nhưng ít lâu sau thì vua Thiệu Trị đổi thành Tháp Phước Duyên để cầu được phước báu,cầu nguyện cho bà nội của mình được trường thọ sống lâu, Ngày xưa thì trên mỗi tầng để một pho tượng thật bằng vàng và đến năm 1947 thì bị mất. Tháp có 7 tầng, theo thứ tự từ trên cùng là tầng thứ nhất. Con số 7 ở đây hàm ý Phật Thích Ca, vị Phật thứ 7. Và cùng trong dân gian, thất là 7 ngày, cúng trung tuần là 49 ngày và trong khoảng thời gian đó thì sẽ quyết định được linh hồn của người chết sẽ đi vào cảnh giới nào. Sau lưng vị trí của đoàn đang đứng ở đây đó chính là nhà bia, bên trong có văn bia khắc bài minh của Chúa Nguyễn vào năm 1714. Bia đá được đặt lên trên một con rùa bằng đá cẩm thạch trắng nguyên khối. Hoa văn trang trí trên bia đá thể hiện đặc trưng của thợ bia thời nhà Nguyễn, trên tai bia sẽ có mây và rồng ở phía trên. Còn cái Đại Hồng Chung ở phía đối diện nhà bia thì được đúc vào năm 1710, bây giờ không còn đánh, vì vậy quý đoàn cũng lưu ý. Trên quai chuông thường khắc hình con bồ lao, một trong chín đứa con của rồng. Cái chày ở đây còn gọi là chày kình, kình ở đây là cá kình. Theo truyền thuyết thì con cá kình và con bồ lao này nó đối địch nhau và con cá kình suốt ngày đuổi con bò lao cho nên là con bò lao thì hét rất là to. Vậy nên người ta đã khắc vào cái cái chuông hình con bồ lao để mỗi lần dùng chày đánh sẽ kêu to hơn. Năm 1815 thì khi vua Gia Long hiến Đại Hồng Chung cho chùa thì người ta không đánh chuông này nữa mà chỉ đánh chuông của vua Gia Long thôi.Đến thời vua Tự Đức, mọi người chắc đều biết ông có tổng cộng là 103 bà vợ và không ai có con hết. Trong thời gian trị vì cũng có rất nhiều biến động nên nhà vua nghĩ rằng đã động đến trời nên đổi tên chùa từ chữ Thiên sang chữ Linh. Vào khoảng năm 1869, còn người địa phương ở đây thì chỉ nói ngắn gọn là Mụ đi lên mộ nghĩa là đi lên chùa Linh Mụ.
Bây giờ, đoàn của chúng ta sẽ di chuyển vào trong để tiếp tục tham quan chính điện của nhà chùa Thiên Mụ. Đây là chiếc xe mà hòa thượng Thích Quảng Đức đã từng sử dụng. thì chúng ta quay ngược lại nhìn lên phía trên cổng, đoàn sẽ thấy tượng Chúa Tiên Nguyễn Hoàng mặc áo vàng. Đi tiếp đoàn sẽ vào đến chính điện hay còn gọi là điện Đại Hùng xây dựng theo lối hiến trúc trùng thiềm điệp ốc. Các kiến trúc và công trình được trùng tu vào năm 1957 làm bằng xi măng cốt thép nhưng giả gỗ dưới thời hòa thượng Thích Đôn Hậu. Ông là người ở Phủ Triều Phong, lấy danh là Diệp Trương Thuần. Ngài nhậm chức chủ trì chùa Thiên Mụ vào năm 1945 và có công lớn trong việc trùng tu kiến trúc chùa. Năm 1947, khi Pháp đánh chiếm chùa ngài bị Pháp bắt, chúng bắt ngài tự đào huyệt cho mình may mà nhờ Từ Cung Hoàng thái hậu can thiệp nên mới được thả. Ngài đã viên tịch vào ngày 23 tháng 4 năm 1992.
Xin mời đoàn của chúng ta di chuyển ra phía sau, hướng về phía bên tay trái, qua phía bên hông chánh điện để tìm hiểu về di vật sắc đặc biệt đó là chiếc xe có hiệu ô tô ô tô hiệu Westminster. Kính thưa quý khách, cách đây khoảng nửa thế kỷ, kể từ sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, chiếc xe đã trở ngài ra tới nơi thiêu đã trở thành huyền thoại. Chúng ta đã được nghe đến những chính sách hà khắc về tôn giáo của gia đình họ Ngô, rất nhiều cuộc biểu tình của Phật tử khắp nơi được diễn ra. Đỉnh điểm là vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 đã đi vào lịch sử, Hòa thượng Thích Quảng Đức thiêu thân ở đây ngay bức tranh phía sau chiếc xe, quý khách có thể thấy được hình ảnh nắp capo chiếc xe được mở ra, tài xế làm việc này chủ yếu là để che mắt an ninh và cảnh sát. Trong lúc đó, thì Hòa thượng đã bước xuống đường ngồi theo tư thế truyền thống của đạo Phật. Hai đệ tử bắt đầu châm xăng lên người ngài tiếp đó bật que diêm. Ngọn lửa ngay lập tức bùng lên phủ lên thân thể ngài sau đó Thi hài của ngài được đưa về lò thiêu An Dương địa ở Phú Lâm để thiêu. Sau hơn 1 giờ hỏa thiêu thì thi thể của ngài đã cháy thành than tro nhưng riêng trái tim của ngài thì gần như vẫn nguyên vẹn sau đó trái tim được thỉnh về và cất giữ tại Chùa Xá Lợi, về sau thì trái tim của ngài được đưa qua chùa Việt Nam Quốc Từ để cho Đại lão Hòa thượng Thích Từ Nhân bảo vệ. Tuy nhiên vì thời điểm ấy, cảnh sát thường xuyên gây nhiễu sự cho nên hòa thượng Thích Từ Nhân xin gửi bảo vật vào ngân hàng Pháp có chi nhánh ở Sài Gòn. Đến năm 1991, trái tim được giao lại cho ngân hàng nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến là trái tim sẽ được đưa về tại chùa Việt Nam Quốc Từ. Về lai lịch của chiếc xe này, thì chiếc xe này vốn là sở hữu của ông Trần Quang Thuận là một phật tử đã chở hòa thượng Thích Quảng Đức để tự thiêu. Chiếc xe này ngày xưa được đưa về Việt Nam đã được sử dụng vào trường hợp trên, sau đó thì cảnh sát Sài Gòn đã giữ lại chiếc xe này. 2 năm sau thì chiếc xe được ông Trần Quang Thuận tiến cúng lại cho chùa Thiên Mụ. Khi được đưa ra Huế, thì các vị sư trong chùa đã xây dựng một gian nhà nhỏ để trưng bày và chiếc xe giờ nằm lại đó với thời gian. Sau khi sự kiện này đã có thêm nhiều nhà sư khác cũng là tự thiêu. Hàng năm, sau lễ Đại Phật Đản vào ngày 20 tháng 04 âm lịch thì nhà Phật có tổ chức buổi lễ cho những vị này. Tuy chiếc xe mặc dù hiện đã phủ lớp bụi trong trong suốt nhiều năm nhưng sau lớp bụi này chiếc xe chính là biểu tượng ngọn lửa bất diệt này về niềm tin của chính thiện với tình yêu đất nước và của lớp thế hệ đã góp cho sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Dạ vâng, thời gian tham quan chùa cũng đã hết bây giờ cho đoàn nhà mình tham quan tự do đến tầm khoảng …. giờ đoàn nhà mình ra xe giúp em để chúng ta di chuyển đến điểm ăn trưa.
2. Bài thuyết minh của hướng dẫn viên du lịch về chùa Thiên Mụ:
Đến Huế thì điểm đầu tiên mọi người thường rất là thích check-in, ngoài Đại Nội ra thì còn có chùa Thiên Mụ bởi vì Huế được biết đến là cố đô của Việt Nam, là kinh đô của Phật giáo Việt Nam. Thế nên nơi đây có rất nhiều Chùa nhưng mà ngôi chùa Thiên Mụ chúng ta tham quan này cũng là một nét rất đặc biệt cả về kiến trúc cũng như lịch sử. Bởi đây là nơi ghi lại cái dấu ấn của người Việt đến vùng đất này.
Chắc hẳn mọi người đều biết đến sự tích là về Huyền Trân công chúa. Vào năm 1306, Huyền Trân công chúa được hai cha con vua Trần Anh Tông và Trần Nhân Tông gả cho vua Chế Mân của vùng Chăm Pa. Đất Chăm Pa là tên gọi ngày xưa, còn hiện nay gọi là Kim Thành khu vực từ Nam Quảng Trị đi vào thuộc về người Việt. Kể từ thời điểm mà chúa Nguyễn Hoàng đến và cho xây dựng ngôi chùa này thì người Việt mới phát triển mạnh mẽ. Đất Huế thì ghi dấu 9 chúa, 13 vua thì. Bên cạnh đó có câu chuyện liên quan đến sông Hương. Đó là khi mà chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ khu vực này thì ông vẫn đóng dinh tại Quảng Trị, một ngày đẹp trời Chúa Nguyễn Hoàng đi vào khu vực đất Thừa Thiên – Huế để tham quan ngắm cảnh và thực ra là đi chọn nơi tốt đẹp để có thể lập cơ nghiệp. Truyền thuyết kể lại là ông nằm mơ thấy vị thần xuất hiện vào nói cứ thắp một nén nhang và đi xuôi dòng sông Hương, đến vị trí nào nén đó tắt thì đó chính là nơi mà ông có thể gây dựng cơ đồ của mình. Theo lời chỉ dẫn của bà tiên, ông thắp một cái nén nhang và đi xuôi dòng sông Hương đến tại cái vị trí của đất Kim Thành ngày nay thì nén nhang tắt. Từ đó, nơi này các Chúa bắt đầu xây dựng cái cơ ngơi cho mình. Còn tên con sông được gọi là Hương là vì ở miền Bắc và miền Nam gọi là nhang, nhưng ở Huế mà gọi là cái hương. Vậy nên đó là lý do nó có tên là sông Hương và cái vị thần xuất hiện trong giấc mơ của Chúa Nguyễn Hoàng thì được người dân địa phương kể lại rằng hằng đêm thấy bà hiện lên và nói với người dân địa phương sau này sẽ có một vị Chúa đến đây xây dựng chùa, tụ linh khí, làm bền long mạch, gây dựng cơ đồ và đó là lý do ông cho xây dựng ngôi chùa này.
Đó là lý do mà chúng ta có ngôi chùa Thiên Mụ đi vào lịch sử với hơn 400 năm. Đầu tiên thì bước chân lên chúng ta thấy cái bậc tam cấp làm cho tầm nhìn ngôi chùa này ở một địa hình khá là cao so với mặt bằng phía dưới. Nơi đây là một ngọn đồi có tên là đồi Hà Khê. Trước đó,trên đây đã có một chiếc đền nhỏ mà kể từ sau khi chúa Nguyễn Hoàng xây dựng chùa và đặt tên là chùa Thiên Mụ thì nó được biết đến nhiều hơn bởi vì nó đẹp hơn nó nằm ngay sông Hương.Lý giải thêm về cái tên Thiên Mụ, tại sao lại gọi như vậy? Là bởi vì Thiên là trời, còn Mụ có nghĩa là bà.
– Về mặt kiến trúc thì các anh chị thấy tháp Phước Duyên được xây dựng dưới thời vua Thiệu Trị thể hiện cái chùa có trước và cái tháp này có sau. Tháp Phước Duyên thì nó có tổng cộng là 7 tầng. 7 tầng tượng trưng cho 7 bước chân của Đức Phật. Ngay phía bên trong chùa thì người ta xây hai cái hai cái lầu nhỏ một cái lầu chuông và một cái lầu trống để sử dụng. Tiếp tục di chuyển vào bên trong, đầu tiên bước chân vào là các anh chị sẽ thấy có một bức tượng Phật Di Lặc tượng trưng cho sự vui vẻ hỷ xả hạnh phúc. Ngài được phác họa là người có bụng to, tai dài và miệng luôn mỉm cười tay dài để lắng nghe tất cả những khổ đau của thiên hạ; bụng to để chữa những nỗi thống khổ thiên hạ và rồi nở một nụ cười để mang đến từ bi hỷ xả cho mọi người. Ngay gian giữa thì chúng ta thấy có 3 bức tượng Phật giống nhau cùng trên một đền thờ. Người ta gọi là Tam Thế Phật có nghĩa là dư 3 bức tượng phật giống nhau, đại diện cho quá khứ – hiện tại – tương lai. Xuyên suốt trong tiền kiếp hiện kiếp và hậu kiếp, Đức Phật sẽ luôn đồng hành cùng với con người chúng ta để phù hộ độ trì và bảo vệ chúng ta. Tháp Phước Duyên được xây dựng năm 1844 dưới thời vua Thiệu Trị. Cái tên Phước Duyên là cái tên đẹp và rất là ý nghĩa trong Phật giáo, ý là mỗi năm chỉ mở cửa một lần duy nhất vào ngày rằm tháng tư, ngày Đức Phật Đản Sanh và sẽ có người lên quét dọn. Vào ngày đó thì mọi người sẽ được bước chân lên trên cái tháp, thời gian còn lại tất cả sẽ đóng cửa.
Đây đây là chiếc xe của hòa thượng Thích Quảng Đức, sử dụng vào năm 1968 để đi vào cái ngã ba Sài Gòn, phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Thời điểm đó, việc đàn áp cái đất nước nói chung và Phật giáo nói riêng rất gay gắt, hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thêu mình theo mình để phản đối. Nhưng mà tại sao chiếc xe lại quay về, thì chiếc xe này vốn dĩ của chùa Thiên Mụ nên chiếc xe đã được quay về đây để làm một cái kỷ vật để mọi người có thể đến tham quan.
Ở đây có một cái thuyết nữa mà các bạn trẻ truyền tai nhau đó là ở Huế thì vừa có một cây cầu bán nguyệt nó nằm ở cái khu vực bờ Bắc sông Hương là cũng đối diện với tường thành của Kinh thành làm bằng gỗ. Giống như câu ca dao mà người dân hay thủ thỉ chi nhau nghe “ước gì anh thấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây/ xây dọc rồi lại xây ngang/ Xây hồ Bán Nguyệt cho nàng rửa chân.” Đằng giữa những cây thông có một cái ngôi mộ. Đây là ngôi mộ của Hòa thượng Thích Dôn Hậu, một trong các vị hòa thượng từng trụ trì chùa này. Ông mất khá là sớm, nhưng ông lại đóng góp công lao rất là lớn đối với phật giáo Huế và cũng như là phật giáo nói chung.
3. Bài thuyết minh giới thiệu về chùa Thiên Mụ bằng tiếng Anh:
In 1601, the first lord of the Nguyen Dynasty – Lord Nguyen Hoang ruled Dang Trong (Southern Vietnam). Nguyen Hoang with his army moved to the South to settle down. He himself made a survey of the landscape in order to choose a suited place to build his own capital. One time, when he was riding his horse upstream along the Huong Riverside, he saw a small hill that had the shape of a dragon circling. It is head back and a balanced mixture of mountains and rivers. It was called Ha Khe Hill. The local people also said that there was an old lady, in red and green clothes, occurring on the hill every night and predicted that a true Lord would come and build a pagoda for the country’s prosperity. Upon hearing the story, he asked to set up a pagoda on the hill, facing the Huong River, and named Thien Mu (which means Heaven Lady). Its name emanates from this special legend.
And then Lord Nguyen Phuc Tan had it reconditioned in 1665. In 1710, he ordered a large Dai Hong Chung bell, with a carved teaching, to be cast. In 1714, the pagoda was again repaired on a much bigger hierarchy, and many great architectural structures were added, including Thien Vuong Temple, Dai Hung and Thuyet Phap buildings, Tang Kinh Pavilion, Monks’ rooms, and a house for religious meditation. Many of these constructions are no longer exist today. From then on, Thien Mu was said to be the most beautiful pagoda in Dang Trong at that time. In 1904, the pagoda was seriously harmed by a terrible storm, and many structures were destroyed, as a result. Through many reconstructions and restorations, Thien Mu Pagoda still keeps its own valuable architectural structures such as Phuoc Duyen Tower, Dai Hung shrine, Dia Tang and Quan Am temples, the stone stele, and bronze bell… until now.
From the Huong River, it is not hard to see the 21m-high Phuoc Duyen Tower, a famous sign of the Thien Mu pagoda. It was built in 1844 by Lord Thieu Tri in front of the pagoda. This octagonal tower has 7 floors, which means the 7th Buddha. On the left side of Phuoc Duyen Tower, there is an enormous bell that was radiated in 1710 under Lore Nguyen Phuc Chu. It is well-known for its great size: 2,5m high and 2,052kg weight. It is considered to be one of the most remarkable triumphs in bronze casting at that time. Locals direct to the Thien Mu bell sound as the sound of their motherland, which flows along with Huong River to the ocean, resounding the ancient capital’s people’s hearts. There is a giant marble turtle located on the right side of the tower. The turtle is one of the 4 religious animals in Vietnam, the symbol of longevity and education. The stele on the back of the turtle is a monument of Lord Nguyen Phuc Chu’s renovation, dated back from 1715.
Penetrating in the three-doors gate with 12 holy protectors, you will come to Dai Hung Shrine. The shelter shrine that people pray and honor three Buddha statues, symbols of the past, present, and future, three lives of human beings. It is also the site where Buddhist monks worshipped.
Walking to the backyard, you will see a gorgeous and peaceful garden with a lot of plants and fantastic bonsai trees. There is an Austin blue car relic of the late monk Thich Quang Duc left before burning himself to protest the Buddha-suppressing policy of the Ngo Dinh Diem rule in 1963. Over half a century has passed, and this car has become old and rusted but still lives forever with the valiant event of the self-immolation of the patriotic Patriarch Thich Quang Duc. At the end of the garden is the tomb of the late Venerable Thich Don Hau, the famous head of Thien Mu pagoda, who dedicated his whole life to supporting activities.