Vùng Đông Nam Bộ đứng đầu cả nước về diện tích của một số cây công nghiệp chủ lực như: Cao su, điều, tiêu… Đặc biệt, Đông Nam Bộ đã hình thành được các vùng chuyên canh lớn những cây công nghiệp cho năng suất, chất lượng cao hơn các vùng khác. Vậy giải pháp nào là quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ?
Mục lục bài viết
1. Giải pháp nào là quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ?
A. mở rộng thêm diện tích, phát triển thủy lợi
B. thay đổi cơ cấu cây trồng, phát triển thủy lợi.
C. mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu
D. Đầu tư và hiện đại công nghiệp chế biến
Lời giải chi tiết:
Giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là: xây dựng công trình thủy lợi và thay đổi cơ cấu cây trồng.
– Thủy lợi là có ý nghĩa hàng đầu ở Đông Nam Bộ. Vấn đề thủy lợi của vùng đã được giải quyết bằng cách xây dựng các công trình thủy lợi như Hồ Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn, dự án thủy lợi Phước Hòa…
– Việc thay đổi cơ cấu cây trồng tiêu biểu là thay thế những vườn cao su già cỗi, năng suất thấp bằng các giống mới cho năng suất cao, ứng dụng công nghệ trồng mới…, đẩy mạnh trồng cà phê, hồ tiêu, điều..
Chọn đáp án: A
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ:
Để phát triển sản xuất cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ, có một số giải pháp cần được áp dụng:
Nâng cao chất lượng giống cây: Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển giống cây có chất lượng cao và khả năng chịu sâu bệnh tốt. Cung cấp giống cây chất lượng cao cho người nông dân sẽ giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Đào tạo và tư vấn kỹ thuật: Cung cấp đào tạo và tư vấn kỹ thuật cho người nông dân về các phương pháp canh tác hiệu quả, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, giúp tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, cung cấp điện, nước và các dịch vụ hỗ trợ khác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
Phát triển thị trường tiêu thụ: Tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm cây công nghiệp, kết nối người sản xuất với các đối tác thương mại trong và ngoài nước, tạo điều kiện để tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả.
Chính sách hỗ trợ và khuyến khích: Cung cấp các chính sách hỗ trợ về tài chính, thuế và lãi suất cho người nông dân và doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất cây công nghiệp. Khuyến khích sự đầu tư từ các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước vào ngành công nghiệp cây công nghiệp.
Bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên: Thúc đẩy việc áp dụng các phương pháp canh tác bền vững và bảo vệ môi trường, đảm bảo sự cân bằng giữa sản xuất và bảo vệ tài nguyên tự nhiên.
Việc phát triển sản xuất cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ cần sự hợp tác giữa chính phủ, các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp và người nông dân để tạo ra một môi trường sản xuất thuận lợi và bền vững.
3. Bài tập tự luyện kèm đáp án:
Câu 1: Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là:
A. Điều
B. Cà phê
C. Cao su
D. Hồ tiêu
Đáp án: C.
Cao su là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó đến cây điều, cà phê, hồ tiêu.
Câu 2: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ là:
A. Thủy lợi
B. Phân bón
C. Bảo vệ rừng đầu nguồn
D. Phòng chống sâu bệnh
Đáp án: A
Do ở Đông Nam Bộ có một mùa khô sâu sắc gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng vào mùa khô nên thủy lợi là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ.
Câu 3: Cây cao su được trồng nhiều nhất ở những tỉnh:
A. Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.
B. Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương.
C. Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.
D. Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đáp án: C
Các tỉnh trọng điểm cây cao su ở vùng Đông Nam Bộ là Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai.
Câu 4: Khó khăn về tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ là
A. Diện tích đất phèn, đất mặn lớn
B. Thiếu nước về mùa khô
C. Hiện tượng cát bay, cát lấn
D. Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn kéo dài
Đáp án: B
Giải thích : Mục 2, SGK/178 địa lí 12 cơ bản.
Câu 5: Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là
A. Có đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lướn
B. Có đất badan tập trung thành vùng lớn
C. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm
D. Nhiệt độ quanh năm cao trên 27oC
Đáp án: B
Giải thích : Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là cả hai vùng này đều có diện tích đất badan giàu dinh dưỡng tập trung thành vùng lớn, rất thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, tiêu,…
Câu 6: Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ
A. Khí hậu ít có sự phân hóa theo độ cao
B. Sông có giá trị hơn về thủy điện
C. Nguồn nước ngầm phong phú hơn
D. Có tiềm năng lướn về rừng
Đáp án: A
Giải thích : Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ khí hậu ở vùng Đông Nam Bộ ít phân hóa theo độ cao còn Tây Nguyên có các cao nguyên xếp tầng cao 800 – 1000 – 1500m với một số đỉnh núi cao trên 2000m nên khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.
Câu 7: Nhân tố quan trọng nhất để Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta là
A. Tiền năng đát badan và đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng
B. Khí hậu có sự phân mùa
C. Khí hậu cận xích đạo
D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
Đáp án: A
Giải thích : Mục 2, SGK/177 địa lí 12 cơ bản.
Câu 8: Biểu hiện nào không chứng minh cho Đông Nam Bộ là vùng chuyên cang cây công nghiệp lớn nhất nước ta ?
A. Là vùng chuyên canh cao su lớn nhất cả nước
B. Là vùng chuyên canh cà phê lớn thứ hai cả nước
C. Là vùng chuyên canh điều lớn nhất cả nước
D. Là vùng chuyên canh dừa lớn nhất cả nước
Đáp án: D
Giải thích : Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta. Diện tích cây cao su và cây điều lớn nhất cả nước, diện tích cây cà phê đứng thứ 2 cả nước sau vùng Tây Nguyên. Diện tích cây dừa lớn nhất cả nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ có diện tích dừa ít nhưng đang có xu hướng tăng lên.
Câu 9: Vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất của nước ta hiện nay là
A. Tây Nguyên.
B. Đông Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ..
D. Bắc Trung Bộ.
Đáp án: B
Giải thích:
Cao su được trồng chủ yếu trên đất bazan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ ngoài ra còn được trồng ở Tây Nguyên một số tỉnh duyên hải miền Trung.
Câu 10: Loại cây công nghiệp được trồng chủ yếu trên đất ba dan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ của nước ta là
A. cao su.
B. cà phê.
C. chè.
D. hồ tiêu.
Đáp án: A
Giải thích:
Cây cao su được trồng chủ yếu đất bazan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ. ở Đông Nam Bộ
Câu 11: Ý nghĩa lớn nhất của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến ở nước ta là
A. khai thác tốt tiềm năng đất đai, khí hậu mỗi vùng.
B. giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân.
C. tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.
D. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.
Đáp án: C
Giải thích:
Ý nghĩa lớn nhất của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến ở nước ta là tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao và thu lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế.
THAM KHẢO THÊM: