Tây Nguyên có thế mạnh về sản xuất cây công nghiệp lâu năm do đất đai, khí hậu và hệ sinh thái cây trồng đa dạng. Các cây công nghiệp lâu năm gồm: cà phê, cao su, chè, điều, tiêu và dừa, rất thích hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của vùng. Vậy phát biểu nào sau đây không đúng về phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?
Mục lục bài viết
1. Phát biểu nào sau đây không đúng về phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?
A Cà phê được trồng nhiều nhất ở Đăk Lăk .
B Hồ tiêu nhiều nhất ở Kon Tum, Lâm Đồng.
C Chè có diện tích lớn nhất ở Lâm Đồng.
D Cao su trồng chủ yếu ở Gia Lai, Đăk Lắk.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, phát biểu không đúng về phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là “Hồ tiêu nhiều nhất ở Kon Tum và Lâm Đồng” vì hồ tiêu trồng chủ yếu ở các cao nguyên thấp của Đắk Lắk, Đắk Nông, còn Kon Tum và Lâm Đồng là những cao nguyên cao ít trồng hồ tiêu
Chọn đáp án B
2. Phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên:
Cây công nghiệp hàng năm:
+ Lạc: nhiều nhất ở Bắc Trung Bộ, sau đó là đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Đậu tương: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là, Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.
+ Mía: nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Dâu tằm: Tây Nguyên.
+ Thuốc lá: Đông Nam Bộ.⟹ Các cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, do cây công nghiệp hàng năm là cây trồng ngắn ngày, có thể luân canh, xen canh với cây lương thực.
Cây công nghiệp lâu năm:
+ Cà phê: nhiều nhất ở Tây Nguyên, sau đó là Đông Nam Bộ.
+ Cao su: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là Tây Nguyên.
+ Hồ tiêu: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Điều: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Dừa: nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Chè: nhiều nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ, sau đó là Tây Nguyên.
⟹ Cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi, do: khí hậu nhiệt đới, vùng đất màu màu mỡ, rộng lớn (đất feralit, badan, đất xám,..) thích hợp hình thành các vùng chuyên canh.
Hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
3. Vì sao Tây Nguyên trồng được nhiều cây công nghiệp?
Những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp ở Tây Nguyên:
* Thuận lợi:
– Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Đất: Diện tích ba dan lớn (1,36 triệu ha), phân bố tập trung thành vùng lớn trên bề mặt các cao nguyên thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp có quy mô lớn.
+ Khí hậu: Mang tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm, có một mùa mưa và khô sâu sắc và có sự phân hóa theo độ cao giúp cho Tây Nguyên phát triển được cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.
+ Nguồn nước: Các hệ thống sông như Đồng Nai, Xê Xan, Xrê Pôk và nguồn nước ngầm là nguồn cung cấp nước dồi dào cho các hoạt động nông nghiệp.
+ Đồng cỏ rộng lớn trên các cao nguyên có thể chăn thả gia súc lớn (trâu, bò).
+ Rừng: diện tích rừng lớn nhất nước với nhiều loại gỗ quý, chim, thú quý.
– Điều kiện kinh tế – xã hội:
+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng.
+ Được Nhà nước chú trọng đầu tư, đang thu hút nhiều dự án đầu tư của trong và ngoài nước về cơ sở hạ tầng và cơ sở vậ tchất kĩ thuật.
+ Nhiều cơ sở, nhà máy chế biến đã được hình thành, giúp nâng cao giá trị nông sản, thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Nhu cầu lớn của thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài về các sản phẩm cây công nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu …).
* Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài 4-5 tháng, việc làm thủy lợi khó khăn, tốn kém. Rừng dễ bị cháy.
– Tài nguyên rừng bị suy thóai do khai thác chưa hợp lí, do mở rộng diện tích đất nông nghiệp tự phát.
– Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, cơ sở vật chất kĩ thuật của nông – lâm nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
4. Giải pháp chủ yếu phát triển lâm nghiệp cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên:
Thứ nhất, đổi mới tư duy về phát triển lâm nghiệp Tây Nguyên. Cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ vị trí và tầm quan trọng của lâm nghiệp trong sự phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, tâm linh và môi trường sinh thái của cư dân Tây Nguyên, đặc biệt của đồng bào dân tộc thiểu số. Phát triển lâm nghiệp, phải đem lại lợi ích tuyệt đối không gây hại cho đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Nhận thức đúng rằng tài nguyên rừng tự nhiên của Tây Nguyên còn phong phú, chứ không phải là vô tận. Vì vậy, phải có kế hoạch bảo vệ và phát triển bền vững, khai thác hợp lý và có hiệu quả.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện các chính sách lâm nghiệp đã ban hành, phát huy mặt tích cực và khắc phục tác dụng tiêu cực của chính sách đó đến phát triển lâm nghiệp Tây Nguyên. Trước tiên, chú ý đến các chính sách:
– Chính sách giao đất, giao rừng đến hộ gia đình, cá nhân tư nhân, cộng đồng và các tổ chức khác phải được triển khai khẩn trương. Không dừng lại chỗ giao sổ đỏ, mà phải có chính sách hỗ trợ hậu giao đất giao rừng về mặt tài chính, tín dụng, khuyến lâm, đào tạo kỹ thuật….
– Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên phải cụ thể. Số bà con dân tộc thiểu số thiếu hoặc không có đất sản xuất hiện nay là rất lớn. Đó là một nghịch lý giữa vùng Tây Nguyên đất và rừng mênh mông. Không giải quyết tốt nghịch lý này sẽ biến thành bi kịch.
– Chăm lo xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào Tây Nguyên, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. 5 tỉnh Tây Nguyên đều thuộc về vùng cao, có tỉnh nghèo, huyện nghèo, tỷ lệ đói nghèo lên đến 60%.
Thứ ba, tích cực bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, nâng cao chất lượng rừng, làm giàu rừng, cải tạo, nhất là rừng nghèo kiệt. Chống nạn phá rừng trái phép, khai thác rừng bừa bãi, chuyển đổi rừng qua trồng cây nông nghiệp một cách tự phát, chấm dứt cuộc chạy đua mở rộng diện tích cây cà-phê, cây cao-su trên đất rừng, lợi dụng chuyển rừng tự nhiên nghèo sang trồng rừng mới hoặc cao-su, cà-phê… để phá rừng như ở Gia Lai vừa qua.
Thứ tư, xác định ổn định lâm phần để quy hoạch 3 loại rừng ổn định trên địa bàn Tây Nguyên (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng). Đặc biệt chú ý đến các khu vừng đặc dụng có tính đa dạng sinh học cao (như Ngọc Linh, Chu Mom Rây, Yok – Đôn, Chu- Giang – Shin, Bi Dúp, Núi Bà…) và các khu vực đầu nguồn quan trọng đối với mục tiêu phòng hộ cho các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và khu vực Mê Công.
Thứ năm, đầu tư thêm vốn, khoa học – công nghệ và nhân lực cho phát triển lâm nghiệp Tây Nguyên.
Thứ sáu, xây dựng và thực hiện nghiêm túc, khẩn trương dự án trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp bỏ trống (khoảng 760.000 ha) ở Tây Nguyên, phấn đấu hoàn thành trong thời gian ngắn nhất.
Thứ bảy, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước của các cấp từ trung ương đến địa phương đối với phát triển lâm nghiệp và nâng cao chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh dịch vụ của bản thân các tổ chức lâm nghiệp. Trước hết, đó là tinh thần trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân thuộc các cơ quan trung ương và địa phương trong công việc quản lý phát triển lâm nghiệp, dựa vào chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên. Tổ chức và phối hợp điều tiết ngăn chặn các hoạt động của các ngành kinh tế khác (nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, thủy điện…) vì lợi ích cục bộ gây phương hại cho sự phát triển lâm nghiệp.
Đổi mới tổ chức các lâm trường quốc doanh, chuyển qua các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh và quy mô phù hợp. Tăng cường năng lực quản lý rừng của các lâm trường quốc doanh, các công ty, ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng… Củng cố và bảo đảm đầy đủ điều kiện cho lực lượng kiểm lâm hoạt động hữu hiệu./.
THAM KHẢO THÊM: