Dưới đây là bài viết về: Đề thi học kì 1 Đạo đức 3 năm học 2024 - 2025 có đáp án với thiết kế các câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao phù hợp với Sách giáo khoa môn Đạo đức lớp 3, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Đề cương ôn thi học kì 1 Đạo đức 3 năm học 2024 – 2025:
Đề cương ôn thi học kỳ 1 Đạo đức 3 chi tiết các chủ đề:
I. Bài 1: Kính yêu Bác Hồ
– Hiểu về tầm quan trọng của Bác Hồ đối với dân tộc Việt Nam và sự gương mẫu về đạo đức.
– Nêu lại những nét đặc sắc trong cuộc đời, tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ.
– Thể hiện lòng kính yêu, sự ngưỡng mộ và học tập tấm gương của Bác Hồ trong cuộc sống hàng ngày.
II. Bài 2: Giữ lời hứa
– Hiểu về ý nghĩa của lời hứa và vai trò của nó trong đạo đức cá nhân.
– Nêu lại những tình huống thực tế liên quan đến việc giữ lời hứa, như hứa với bạn bè, hứa với gia đình, hứa với cộng đồng, v.v.
– Thể hiện ý thức và trách nhiệm trong việc giữ lời hứa, cẩn trọng trong lời hứa và thực hiện đúng những gì đã hứa.
III. Bài 3: Tự làm lấy việc của mình
– Hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hàng ngày.
– Nêu lại những tình huống thực tế liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình, như tự học tập, tự làm việc nhà, tự quản lý thời gian, v.v.
– Thể hiện ý thức tự lập, khả năng tự giác, độc lập và sáng tạo trong việc tự làm lấy việc của mình.
IV. Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em
– Hiểu về tầm quan trọng của việc quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống gia đình và xã hội.
– Nêu lại những tình huống thực tế liên quan đến việc quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em, như chia sẻ công việc, lắng nghe, chia sẻ vui buồn, v.v.
– Thể hiện tình cảm, trách nhiệm và lòng hiếu thảo trong việc quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
V. Bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn
– Hiểu về ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hàng ngày.
– Nêu lại những tình huống thực tế liên quan đến việc chia sẻ vui buồn cùng bạn, như lắng nghe, chia sẻ cảm xúc, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn, v.v.
– Thể hiện tình bạn, lòng empati và sự thông cảm trong việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
VI. Bài 6: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường
– Hiểu về tầm quan trọng của việc tích cực tham gia việc lớp, việc trường trong quá trình học tập và rèn luyện đạo đức.
– Nêu lại những hoạt động thực tế liên quan đến việc tích cực tham gia việc lớp, việc trường, như tham gia các hoạt động học sinh, tự quản lý, đóng góp ý kiến xây dựng lớp, v.v.
– Thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và tình nguyện trong việc tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
VII. Bài 7: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng
– Hiểu về tầm quan trọng của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.
– Nêu lại những tình huống thực tế liên quan đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng, như chia sẻ khó khăn, giúp đỡ trong công việc, v.v.
– Thể hiện tinh thần đồng hành, sự đoàn kết và tình người trong việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
Trên đây là đề cương ôn thi học kỳ 1 Đạo đức với các chủ đề chi tiết như yêu cầu của bạn. Chúc bạn ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi!
2. Đề thi học kì 1 Đạo đức 3 năm học 2024 – 2025 có đáp án:
2.1 Đề thứ nhất:
Câu 1: Bác Hồ mất năm nào?
A. 1969
B. 1990.
C. 1978.
D. 1969.
Câu 2: Ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành rời Việt Nam làm việc trên một chiếc Tàu Pháp, tên gọi lúc đó là?
A. Anh Thành.
B. Văn Thành.
C. Văn Ba.
D. Ba Anh.
Câu 3: Hiện nay có bao nhiêu tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
A. 171.
B. 173.
C. 174.
D. 175.
Câu 4: Bác ra đi tìm đường cứu nước năm bao nhiêu tuổi?
A. 20.
B. 21.
C. 22.
D. 23.
Câu 5: Bác Hồ nói được bao nhiêu thứ tiếng?
A. 27.
B. 28.
C. 29.
D. 30.
Câu 6: M hứa với P buổi trưa sẽ trốn mẹ đi tắm sông. Theo em việc làm đó có nên làm không?
A. Có vì đã hứa là phải làm.
B. Không vì sợ bố mẹ đánh.
C. Không vì mình không thích.
D. Không vì sợ bị chết đuối.
Câu 7: Em nên giữ lời hứa vào những việc làm như thế nào?
A. Việc tốt, không gây nguy hiểm.
B. Việc xấu.
C. Việc nào có lợi cho mình.
D. Việc nào kiếm được nhiều tiền.
Câu 8: Em nên giữ lời hứa với những ai?
A. Bạn bè.
B. Bố mẹ.
C. Ông bà.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 9: H hứa với em trai sau khi xem xong đá bóng sẽ bật phim hoạt hình cho em xem nhưng sau khi hết đá bóng thì H bắt em đi học. Việc làm đó thể hiện?
A. H là người không biết giữ lời hứa.
B. H là người biết giữ lời hứa.
C. H là người có ý thức.
D. H là người thiếu ý thức.
Câu 10: Giữ lời hứa là?
A. Tự trọng và tôn trọng người khác.
B. Quan tâm và giúp đỡ mọi người.
C. Chia sẻ khó khăn với mọi người.
D. Giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.
Câu 11: Những việc em cần phải sự giúp đỡ của bố mẹ là?
A. Nấu cơm.
B. Rửa bát.
C. Thay bóng đèn.
D. Giặt quần áo.
Câu 12: Biểu hiện của tự làm lấy việc của mình là?
A. Trông em giúp mẹ.
B. Vệ sinh cá nhân.
C. Lau bàn ghế.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 13: Biểu hiện của việc không tự làm lấy việc của mình là?
A. Quần áo để bố mẹ gấp vào tủ.
B. Bố mẹ gọi đi học.
C. Bố mẹ dọn cơm sau bữa ăn.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 14: Khi xe đạp em bị hỏng trên đường đi học về em sẽ ?
A. Tự dắt xe về nhà.
B. Chờ bố mẹ đến đón.
C. Chờ bạn bè giúp đỡ.
D. Nhờ bạn sửa hộ.
Câu 15: Chỉ cần tự làm lấy những việc mà mình yêu thích thể hiện ?
A. Sự ích kỉ.
B. Sự lãng phí.
C. Sự tiết kiệm.
D. Sự hòa đồng.
Câu 16: Ai có bổn phận chăm sóc, phụng dưỡng ông bà lúc già yếu, ốm đau?
A. Con cái trong gia đình
B. Chỉ có anh cả.
C. Chỉ có em út.
D. Tất cả con cháu trong gia đình.
Câu 17: Khi em mắc lỗi trong học tập, bị cô giáo phê bình về nhà bị mẹ mắng em sẽ làm gì?
A. Cãi bố mẹ.
B. Không nói gì với bố mẹ.
C. Bỏ nhà đi.
D. Xin lỗi bố mẹ lần sau không tái phạm nữa.
Câu 18: Thấy bà ở quê lên G không chào hỏi bà mà vẫn lờ đi vì đang chơi vui với bạn. Việc làm đó thể hiện?
A. G là người không kính trọng bà.
B. G là người tự cao.
C. G là người xấu tính.
D. G là người hòa đồng.
Câu 19: Thấy mẹ bị ốm, H liền đi mua cháo về bón cho mẹ ăn. Việc làm đó thể hiện?
A. H là người con hiếu thảo.
B. H là người tự cao.
C. H là người xấu tính.
D. H là người hòa đồng.
Câu 20: An nói dối mẹ đi học để đi chơi game, sau đó bị bố mẹ bắt được tại quán game An đã cãi láo với bố mẹ. Việc làm đó thể hiện?
A. An là người con bất hiếu, vô lễ với bố mẹ.
B. An là người tự cao.
C. An là người xấu tính.
D. An là người hòa đồng.
2.2 Đề thứ hai:
Câu 1: Ngày, tháng, năm sinh của Bác Hồ là?
A. 19/5/1890.
B. 19/5/1980.
C. 20/1/1890.
D. 01/2/1890.
Câu 2: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày, tháng, năm nào?
A. 15/1/1945.
B. 19/8/1945.
C. 20/11/1945.
D. 2/9/1945.
Câu 3: Bác Hồ có những tên gọi nào khác?
A. Nguyễn Sinh Cung.
B. Nguyễn Sinh Côn.
C. Nguyễn Tất Thành.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 4:
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao …
Trong dấu “…” là?
A. Bác Hồ.
B. Kim Đồng.
C. Võ Thị Sáu.
D. Trần Quốc Tuấn.
Câu 5: Bài hát nào nói về Bác Hồ?
A. Ngày đầu tiên đi học.
B. Con cò.
C. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
D. Cái bống bang.
Câu 6: Khi thất hứa với người khác thì em cảm thấy như thế nào?
A. Hối hận, day dứt.
B. Cởi mở, vui vẻ.
C. Không quan tâm.
D. Bình thường.
Câu 7: Khi em thực hiện được lời hứa của mình thì em sẽ cảm thấy như thế nào?
A. Hối hận, day dứt.
B. Cởi mở, vui vẻ.
C. Không quan tâm.
D. Bình thường.
Câu 8: T mượn sách của bạn hứa sẽ giữ gìn cẩn thận nhưng khi trả cuốn sách bị rách và mất nhiều trang. Việc làm đó thể hiện?
A. T là người không biết giữ lời hứa.
B. T là người biết giữ lời hứa.
C. T là người có ý thức.
D. T là người thiếu ý thức.
Câu 9: P hứa với bố học kỳ 2 sẽ học hành chăm chỉ và kết quả học kỳ 2 P dược cô giáo khen vì có thành tích học tập xuất sắc. Việc làm đó thể hiện?
A. P là người không biết giữ lời hứa.
B. P là người biết giữ lời hứa.
C. P là người có ý thức.
D. P là người thiếu ý thức.
Câu 10: L hứa với Q bạn học cùng lớp sẽ đi ăn trộm vải nhà bác hàng xóm. Trong tình huống này L hứa với Q nhưng việc làm này có nên làm không?
A. Có vì đã hứa là phải làm.
B. Không vì sợ bố mẹ biết.
C. Không vì mình không thích.
D. Không vì ăn trộm là việc làm xấu.
Câu 11: Tự làm lấy việc của mình là làm những việc làm nào sau đây?
A. Chỉ làm những việc mà mình thích.
B. Chỉ làm những việc mà bố mẹ bắt làm.
C. Chỉ làm những việc mà thầy cô bắt làm.
D. Chủ động làm những việc mình có thể tự làm không cần sự giúp đỡ của người khác.
Câu 12: Trường hợp nào em có thể nhờ bạn quét lớp của mình?
A. Bị gãy chân.
B. Bị gãy tay.
C. Bị ốm.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 13: Trường hợp nào em không nên nhờ bạn quét lớp của mình?
A. Bạn bị ốm.
B. Bạn bị đau bụng.
C. Bạn bị gãy tay.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 14: Đối với những việc khó em không tự làm được em sẽ làm gì?
A. Nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ.
B. Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô.
C. Nhờ sự giúp đỡ của anh chị.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 15: Những việc em có thể tự làm là?
A. Nhặt rau giúp mẹ.
B. Làm đường.
C. Khoan tường.
D. Sửa điện.
Câu 16: Khi ông bị đau chân, H ngồi bóp chân cho ông. Hành động đó cho thấy?
A. H là người quan tâm, chăm sóc ông bà.
B. H là người tốt bụng.
C. H là người ích kỷ.
D. H là người hòa đồng.
Câu 17: Khi bà bị ốm, P liền đi mua sữa cho bà uống. Việc làm đó thể hiện?
A. P là người quan tâm, chăm sóc ông bà.
B. P là người tốt bụng.
C. P là người ích kỷ.
D. P là người hòa đồng.
Câu 18: Khi mẹ bị ốm em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ.
B. Đi chơi.
C. Nấu cơm cho mẹ ăn.
D. Coi như không biết.
Câu 19: Khi mẹ đi chợ, em ở nhà sẽ làm những việc làm nào giúp mẹ?
A. Nhặt rau.
B. Quét nhà.
C. Đặt nồi cơm.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 20: Ai có bổn phận chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ lúc già yếu, ốm đau?
A. Chỉ có anh cả.
B. Chỉ có chị cả.
C. Chỉ có em út.
D. Tất cả con cái trong gia đình.
3. Ma trận đề thi học kì 1 Đạo đức 3 năm học 2024 – 2025 có đáp án:
Năng lực, phẩm chất | Số câu, số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 1: Kính yêu Bác Hồ | Số câu | 3 | 2 | 2 | 5 | 2 | |||
Số điểm | 1,5 (mỗi câu 0,5 điểm) | 1 (mỗi câu 0,5 điểm) | 2,5 (1 câu 1 điểm, 1 câu 1,5 điểm) | 2,5 | 2,5 | ||||
Bài 2: Giữ lời hứa | Số câu | 1 | 1 | ||||||
Số điểm | 1 | 1 | |||||||
Bài 3: Tự làm lấy việc của mình | Số câu | 1 | 2 | 2 | 2 | ||||
Số điểm | 0,5 | 2 | 0,5 | 2 | |||||
Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | ||||
Số điểm | 0,5 | 1 | 0,5 | 1 | |||||
Tổng | Số câu | 4 | 3 | 5 | 1 | 7 | 6 | ||
Số điểm | 2 | 1,5 | 5,5 | 1 | 3,5 | 6,5 |