Đề Văn kì 1 lớp 11 được tạo ra với cấu trúc đa dạng và phù hợp với nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Dưới đây là bài viết về: Đề thi học kì 1 Ngữ Văn 11 năm học 2024 - 2025 có đáp án.
Mục lục bài viết
1. Đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ Văn 11 năm học 2024 – 2025:
Đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ Văn 11
I. Chủ đề 1: Đọc hiểu văn bản.
– Các kỹ năng cần có khi đọc hiểu văn bản.
– Cách xác định ý nghĩa của từ ngữ và câu trong văn bản.
– Các phương pháp và kỹ thuật đọc hiểu văn bản.
– Thực hành đọc hiểu văn bản.
II. Chủ đề 2: Làm văn: Viết bài văn nghị luận.
– Các đặc điểm và yêu cầu của bài văn nghị luận.
– Các bước để lập kế hoạch viết bài văn nghị luận.
– Cách xây dựng cấu trúc bài văn nghị luận.
– Cách chọn và phân tích dẫn chứng trong bài văn nghị luận.
– Các lỗi thường gặp khi viết bài văn nghị luận và cách khắc phục.
– Thực hành viết bài văn nghị luận.
2. Đề thi học kì 1 Ngữ Văn 11 năm học 2024 – 2025 có đáp án:
2.1 Đề thi thứ nhất:
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
“Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ.Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho”và “nhận” trong cuộc đời này)
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người cóthể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói?Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình.Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác.Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương. Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương.Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi.Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.
(Trích ― “Lời khuyên cuộc sống” theonguồn: radiovietnam.vn.)
Câu hỏi:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? (1 điềm)
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên? (1 điểm)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình’’? ( 1 điểm)
Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về quan điểm : “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. (1 điểm)
Câu 5: Quan điểm của anh / chị về sự CHO và NHẬN trong cuộc sống.( Viết đoạn văn khoảng 7 đến 10 dòng) ( 1 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm)
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi.Bắt đầu chửi trời, có hề gì?Trời có của riêng nhà nào?Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”.Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn.Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không?Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.
Trích “Chí Phèo” ( Nam Cao)
Phân tích đoạn trích trên trong tác phẩm Chí phèo của nhà văn Nam Cao. Từ đó nhận xét nghệ thuật vào truyện độc đáo của Nam Cao.
Đáp án đề thi cuối kì 1 Văn 11
Phần | Câu | Yêu cầu kiến thức | Điểm |
Phần I: Đọc –hiểu | Câu 1 | – Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận | 1.0 |
Câu 2 | Nôi dung: Cho và nhận trong cuộc sống | 1.0 | |
Câu 3 | Giải thích câu nói : Bởi vì cho đi xuất phát từ tấm lòng, từ tình yêu thương, không vụ lợi. | 1.0 | |
Câu 4 | Hiểu câu nói: Cho đi sẽ nhận lại được tình yêu thương, sự trân trọng của người khác dành cho mình | 1.0 | |
Câu 5 | Đoạn văn đảm bảo các ý: – Mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống – Bài học bản thân trong việc cho và nhận | 1,0 | |
Phần II: Làm văn |
| Phân tích đoạn trích trong tác phẩm Chí phèo của nhà văn Nam Cao. Từ đó nhận xét nghệ thuật vào truyện độc đáo của Nam Cao. | 5.0
0,5
0,5
3,0
1,0
|
Bài làm cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây: Yêu cầu về kĩ năng: – Có khả năng viết bài văn nghị luận văn học, có bố cục rõ ràng và sử dụng các thao tác lập luận một cách hiệu quả. – Có khả năng lựa chọn và phân tích dẫn chứng để làm rõ vấn đề được nghị luận. – Bài viết phải mạch lạc, sáng tạo, có cảm xúc và không mắc lỗi chính tả, từ vựng và ngữ pháp.
| |||
Yêu cầu về kiến thức: Cần đảm bảo các ý cơ bản sau đây: – Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích. – Nam Cao là một nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam với phong cách nghệ thuật độc đáo. – Tác phẩm Chí Phèo là một tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám. – Đoạn trích là phần mở đầu của tác phẩm, trong đó nhân vật Chí Phèo thể hiện sự phẫn nộ của mình. Đồng thời, Nam Cao cũng thể hiện tài năng nghệ thuật của mình trong cách viết truyện. Phân tích đoạn trích – Nội dung ++ Nhân vật Chí Phèo sử dụng nhiều từ tục tĩu như chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi cái đứa chết mẹ nào đẻ ra Chí Phèo. Từ những từ không xác định và không cụ thể, nhân vật đã trở nên rõ ràng và cụ thể hơn. ++ Nhân vật Chí Phèo đã không bị ai chửi lại. => Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo ++ Tiếng chửi của Chí Phèo thể hiện sự bất lực, cô đơn của Chí giữa cuộc đời. ++ Tiếng chửi cũng thể hiện khát khao được giao tiếp với mọi người, là sự phản kháng, là nỗi đau, bi kịch bị từ chối của con người bị xã hội cự tuyệt. Nghệ thuật: – Ngôn ngữ tác giả kết hợp với ngôn ngữ của nhân vật. – Trần thuật linh hoạt, lúc thì theo điểm nhìn của tác giả, lúc thì theo điểm nhìn của nhân vật. – Giọng điệu đa dạng, lúc tách bạch, lúc đan xen giọng miêu tả bình luận của nhà văn, giọng của dân làng Vũ Đại, giọng của nhân vật… – Tả, kể linh hoạt, có sự đan xen các lời kể điệp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu văn ngắn dồn dập tạo sự kịch tích cho tác phẩm
|
2.2. Đề thi thứ hai:
Phần I. Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(Trích Hai đứa trẻ,Thạch Lam )
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt được tác giả kết hợp trong đoạn trích?
Câu 2: Những màu sắc và âm thanh nào được nhắc đến khi miêu tả bức tranh cảnh chiều tàn?
Câu 3: Câu văn: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.” Hãy xác định biện pháp tu từ được sử dụng và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
Câu 4: Tâm trạng của Liên khi chứng kiến cảnh chiều tàn?
Phần II. Làm văn (5 điểm)
Hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao) khi nhận được sự quan tâm của thị Nở.
Đáp án và thang điểm
Phần I: Đọc hiểu (4đ)
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản: Tự sự, miêu tả,biểu cảm
Câu 2:
– Màu sắc rực rỡ nhưng héo úa:
+ Đỏ rực như lửa cháy
+ Đám mây ánh hồng
+ Dãy tre làng đen lại
– Âm thanh nhỏ bé, tĩnh lặng:
+ Tiếng trống thu không
+ Tiếng ếch nhái kêu ran
+ Tiếng muỗi vo ve
Câu 3:
Câu văn sử dụng nghệ thuật so sánh, như vụt cháy lên và tàn tạ dần như hòn than, để miêu tả quá trình dần mất đi ánh sáng và sức sống của sự vật trong chiều muộn. Từng màu sắc được gợi lên trước khi tắt như một hình ảnh tinh tế, gần gũi với tâm hồn quê của độc giả.
Câu 4: Tâm trạng của Liên: Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần. Cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
Phần II: Làm văn (6đ)
– Trình bày vấn đề cần thảo luận
– Thân bài:
+ Miêu tả tình huống trước khi sự việc xảy ra: bị say rượu, nhớ về quá khứ tuổi trẻ, cảm thấy buồn rầu và cô đơn…
+ Mô tả tâm trạng của nhân vật khi nhận được sự chăm sóc và quan tâm của Thị Nở: sửng sốt, xúc động, bối rối, vừa vui vừa buồn, cảm nhận giá trị của tình yêu thương…nhân vật trở nên hiền lành, muốn làm nũng với Thị Nở, lo lắng cho tương lai của mình và mong muốn được sống bên cạnh Thị Nở.
+ Đánh giá về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và ý nghĩa của nó.
+ Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật và tấm lòng nhân đạo của nhà văn.
3. Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ Văn 11 năm học 2024 – 2025 có đáp án:
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||
Chủ đề 1: Đọc hiểu văn bản. | Nhận biêt được nội dung của văn bản. | Hiểu được ý nghĩa nội dung. | Từ nội dung văn bản trình bày suy nghĩ về tình thương của con người. | Vận dụng viêt đoạn văn. | |
Điểm 1 – Tỉ lệ: 10% | Điểm 2 Tỉ lệ 20% | Điểm 1 Tỉ lệ 10% | Điểm 1 Tỉ lệ 10% | – Tổng 5 điểm | |
– Tỉ lệ 50% | |||||
Làm văn:Viết bài văn nghị luận. | Nhận biêt về kiểu bài. | – Hiểu được bài vấn đề cần nghị luận. | – Biết viết bài văn nghị luận . | – Có so sánh liên hệ với các tác phẩm văn học khác có cùng chủ đề. | |
Điểm: Tỉ lệ: | Điểm 1 – Tỉ lệ: 10% | – Điểm 1 | – Điểm 2 | – Điểm 1 | – Tổng 5 điểm |
– Tỉ lệ: 10% | – Tỉ lệ 20% | – Tỉ lệ 10% | – Tỉ lệ 50% | ||
Tổng số câu: | Tổng số câu 2 | ||||
Tổng số điểm | Điểm 2 | Điểm 3 | Điểm 3 | Điểm 2 | Tổng số điểm: 10đ |
Tỉ lệ | – Tỉ lệ: 20% | – Tỉ lệ: 30% | – Tỉ lệ: 30% | – Tỉ lệ: 20% | Tỉ lệ: 100% |