Có thể nói rằng đô thị hoá đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, từ đó giúp cải thiện cuộc sống của người dân, mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp và cá nhân. Vậy Tác động tích cực của đô thị hóa đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta là?
Mục lục bài viết
1. Tác động tích cực của đô thị hóa đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta là?
A. Thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.
B. Làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động
C. Tăng nhanh cả về số lượng và quy mô đô thị
D. Tạo nhiều việc làm và thu nhập cho nhân dân
Đáp án đúng: A
Tác động tích cực của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ từ đó thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.
2. Tác động tích cực của đô thị hoá:
2.1. Đối với kinh tế – xã hội:
Đô thị hoá là một quá trình phát triển đô thị và mở rộng các khu vực đô thị, đi kèm với đó là sự tăng trưởng dân số và sự phát triển kinh tế. Điều này đem lại những tác động tích cực đến nhiều khía cạnh khác của xã hội.
Một trong những tác động quan trọng nhất của đô thị hoá là đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Với sự phát triển của công nghệ, quá trình sản xuất trở nên hiệu quả hơn, từ đó sản xuất được nhiều sản phẩm chất lượng hơn, mang lại nguồn lợi kinh tế tốt hơn. Điều này cũng có thể dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc cho một khu vực.
Đô thị hoá cũng góp phần trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Những ngành như nông nghiệp, lâm nghiệp đã dư thừa nguồn nhân lực và tài nguyên, trong khi những ngành này đem lại nguồn kinh tế không cao bằng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Hơn nữa, những ngành này còn được ứng dụng công nghệ vào để chế biến, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao.
Bên cạnh đó, đô thị hoá đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người dân, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Những ngành có tiềm lực kinh tế mạnh thì người lao động cũng có nguồn thu nhập tốt hơn, giúp họ đáp ứng được nhu cầu sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Đô thị hoá cũng làm thay đổi cơ cấu lao động, giúp người dân có thể tiếp cận với các ngành nghề mới, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp và ngành công nghiệp.
Cuối cùng, đô thị hoá còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Khi số lượng người sống trong đô thị tăng lên, các cơ sở hạ tầng sẽ được xây dựng và cải thiện, bao gồm các công trình về giao thông, giáo dục, y tế và công cộng. Điều này sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, tăng cường an ninh trật tự và phát triển văn hoá, thể thao và giải trí.
2.2. Đối với môi trường:
Đô thị ngày càng phát triển và mở rộng không gian đô thị là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, việc mở rộng không gian đô thị cũng đồng nghĩa với việc tiêu thụ nhiều tài nguyên hơn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Vì vậy, cần phải có các giải pháp hợp lý và bảo vệ môi trường trong quá trình mở rộng đô thị.
Để đảm bảo một môi trường sống hiện đại, các cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp và cải thiện. Với hệ thống dịch vụ phục vụ đời sống con người tốt như hệ thống trường học, hệ thống bệnh viện, hệ thống nước, hệ thống điện, người dân sẽ được tiếp cận với các dịch vụ tiện nghi hơn. Từ đó, đảm bảo cho sức khỏe và cuộc sống của mọi người được cải thiện.
Ngoài ra, với sự phát triển của đô thị, con người ngày càng tiếp thu được những kiến thức bổ ích và có lối sống văn minh. Từ đó, ý thức bảo vệ môi trường càng được nâng cao và đóng góp vào việc bảo vệ và phát triển môi trường sống tốt hơn. Chúng ta cần nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và có hành động cụ thể để thực hiện điều này, giúp cho đô thị phát triển bền vững và môi trường sống của chúng ta được bảo vệ và cải thiện hơn.
3. Bài tập tự luyện kèm đáp án:
Câu 1: Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm gì?
A. Trình độ đô thị hóa thấp
B. Tỉ lệ dân thành thị giảm
C. Phân bố đô thị đều giữa các vùng
D. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1, SGK/77 địa lí 12 cơ bản.
Câu 2: So với các nước trong khu vực và thế giới, nhìn chung cơ sở hạ tầng của các đô thị nước ta ở vào
A. Cao
B. Khá cao
C. Trung bình
D. Thấp
Đáp án: D
Giải thích: Mục 1, SGK/77 địa lí 12 cơ bản.
Câu 3:Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài là
A. Phát triển và mở rộng hệ mạng lưới đô thị
B. Giảm tỉ suất gia tăng dân số ở nông thôn
C. Kiểm soát việc nhập hộ khẩu của dân nông thôn về thành phố
D. Xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn
Đáp án: D
Giải thích: Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị tìm việc làm thì giải pháp chủ yếu và lâu dài nhất là xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn, điều đó sẽ tạo nhiều việc làm ở các khu vực nông thôn.
Câu 4: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta trong những năm qua có đặc điểm nào dưới đây?
A. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng
B. Số dân thành thi tăng nhưng tỉ lệ dân thành thị giảm
C. Số dân thành thi giảm nhưng tỉ lệ dân thành thị vẫn tăng
D. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều giảm
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1, SGK/78 địa lí 12 cơ bản.
Câu 5: Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu Long’
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ
D. Bắc Trung Bộ
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1, SGK/78 địa lí 12 cơ bản.
Câu 6: Vùng có số dân đô thị nhiều nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đông Nam Bộ
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1, SGK/78 địa lí 12 cơ bản.
Câu 7: Năm đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là:
A. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hải Phòng , Đà nẵng
B. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ
C. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ
D. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2, SGK/79 địa lí 12 cơ bản.
Câu 8: Đô thị có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay
A. Hà Nội
B. TP Hồ Chí Minh
C. Hải Phòng
D. Đà Nẵng
Đáp án: A
Giải thích: Hà Nội là đô thị có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay và không ngừng được mở rộng ra vùng ngoài thành.
Câu 9: Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do
A. Nông nghiệp hiện là ngành kinh tế phát triển nhất
B. Điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị
C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm
D. Có sự di dân từ thành thị vè nông thôn
Đáp án: C
Giải thích: Quá trình đô thị hóa của nước ta diễn ra chậm với hàng nghìn năm mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn ở mức thấp. Vì vậy, phần lớn dân cư ở nước ta vẫn chủ yếu sống ở các vùng nông thôn (chiếm khoảng 70% dân số).
Câu 10: Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị cần
A. Hạn chế dòng di dân từ nông thôn vào đô thị
B. Ngăn chặn lối sống cư dân nông thôn nhích gần lối sống thành thị
C. Giảm bớt tốc độ đô thị hóa
D. Tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa
Đáp án: D
Giải thích: Độ thị hóa phát triển nhanh không gắn liền với quá trình công nghiệp hóa sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế – xã hội, môi trường,… Chính vì vậy, để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa thì cần tiến hành đô thị hóa xuất phát hay gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.
THAM KHẢO THÊM: