Nhiều quốc gia đang phát triển có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, với ngày càng nhiều người di cư từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm cơ hội kinh tế và điều kiện sống tốt hơn. Các siêu đô thị với dân số trên 10 triệu người đang gia tăng. Những thành phố lớn như Tokyo, New York, Sao Paulo, và Mumbai đang thu hút một lượng lớn dân cư.
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm nào sau đây đúng với quá trình đô thị hóa đang diễn ra trên thế giới hiện nay?
A. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh.
B. Tỉ lệ dân nông thôn giảm nhanh,
C. Tỉ lệ dân thành thị giảm nhanh.
D. Tỉ lệ dân nông thôn tăng nhanh.
Đáp án: A. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh.
Một trong những đặc điểm của quá trình đô thị hóa đang diễn ra trên thế giới hiện nay chính là tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh.
2. Thực trạng đô thị hóa trên thế giới hiện nay:
Ở phần lớn các nước kinh tế phát triển, do quá trình công nghiệp hóa diễn ra sớm nên quá trình đô thị hóa cũng bắt đầu sớm. Đặc trưng cho quá trình đô thị hóa ở đây là nhịp độ gia tăng tỉ lệ dân thành phố tương đối cao và việc đẩy mạnh các quá trình hình thành các thành phố cực lớn (cụm đô thị, siêu đô thị).
Ở các nước này, số dân thành thị chiếm tỉ lệ rất cao so với tổng số dân (trên 12%). Các khu vực dân cư đô thị trù mật nhất tập trung ở châu Đại Dương (71%), châu Âu (72%) và Bắc Mỹ (74,3%). Các nước có tỉ lệ dân thành thị cao nhất (1988): Bỉ (95%), CHLB Đức (94%). Anh (91%), Tây Ban Nha (91%), Iceland (90%), Úc (86%), Đan Mạch (84%), New Zealand (84%), Thụy Điển (84%)… Nhịp độ gia tăng số dân thành thị ở các nước này trong thời gian gần đây đã bắt đầu chậm lại.
Cuộc bùng nổ dân số đi liền với “bùng nổ đô thị hóa” ở các nước đang phát triển. Nét đặc trưng của quá trình này là sự thu hút cư dân nông thôn vào các thành phố lớn, trước hết là thủ đô. Dòng người từ nông thôn đến các thành phố ngày càng đông, một mặt, do nhu cầu sức lao động của các thành phố lớn, và mặt khác người nông dân ra đi với niềm hy vọng tìm được việc làm có thu nhập khá hơn.
Cùng với nhịp độ đô thị hóa rất cao, sự phát triển không cân đối của thủ đô nhiều quốc gia châu Á, Phi liên quan tới kiểu đô thị hóa đặc biệt: cư dân nông thôn ùa vào thành phố. Số người đến càng đông nhu cầu việc làm càng tăng. Việc quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh hơn công nghiệp hóa, cộng với số người nhập cư ngày càng tăng đã làm tăng đội quân thất nghiệp và nửa thất nghiệp ở các thành phố.
Tại các nước đang phát triển, các thành phố triệu dân cũng đã và đang mọc lên với tốc độ nhanh: Mexico City (17,3 triệu), Rio de Janeiro (10,37 triệu), Cancuta (10,95 triệu), … Tại các nước này quá trình đô thị hóa phát triển với đầy mâu thuẫn: một mặt, nó thúc đẩy sự tiến bộ của đất nước, làm cho hàng triệu người có dịp làm quen với cuộc sống năng động, nhưng mặt khác, lại làm gay gắt thêm nhiều vấn đề kinh tế – xã hội vốn đã nóng bỏng dưới áp lực của sự gia tăng dân số.
Ở nước ta đang diễn ra quá trình đô thị hóa. Tỉ lệ số dân thành thị so với tổng số dân cả nước không thay đổi nhiều: 20,6% (1976); 19,2% (1979); 19,9% (1985) và 19,8% (1989). Cho đến năm 2000, tốc độ tỷ lệ dân thành thị bắt đầu gia tăng nhanh chóng, lên 24,6% (2000); 27,5% (2005); 30,6% (2010); 33,6% (2015). Theo số liệu điều tra dân số đến năm 2017 thì tỉ lệ đô thị hóa ở nước ta là 34,7%.
3. Bài tập tự luyện kèm đáp án:
Câu 1. Châu lục nào sau đây có tỉ trọng nhỏ nhất trong dân cư toàn thế giới?
A. Đại dương.
C. Phi.
D. Âu.
B. Mĩ.
Đáp án đúng là: A
Châu lục có tỉ trọng lớn nhất trong dân cư toàn thế giới là châu Á và châu lục có tỉ trọng nhỏ nhất trong dân cư toàn thế giới là châu Đại Dương.
Câu 2. Đô thị hoá được xem là quá trình tiến bộ của xã hội khi
A. Phù hợp với công nghiệp hoá.
B. Nâng cao tỷ lệ dân thành thị.
C. Xuất hiện nhiều đô thị lớn.
D. Sản phẩm hàng hóa đa dạng.
Đáp án đúng là: A
Đô thị hoá đươc xem là quá trình tiến bộ của xã hội khi phù hợp với công nghiệp hoá và thức đẩy sự phát triển của xã hội nhưng ít ảnh hưởng tiêu cực nhất đến môi trường, kinh tế, xã hội.
Câu 3. Một trong những biểu hiện của quá trình đô thị hóa là
A. Dân nông thôn ra thành phố làm việc nhiều.
B. Dân cư thành thị có xu hướng về nông thôn.
C. Dân cư tập trung chủ yếu ở thành phố nhỏ.
D. Lối sống đô thị ngày càng phổ biến rộng rãi.
Đáp án đúng là: D
Đô thị hóa là một quá trình kinh tế – xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các đặc điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Câu 4. Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?
A. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.
B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.
C. Nam Á, Đông Á, Tây và Trung Âu.
D. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.
Đáp án đúng là: C
Những khu vực tập trung đông dân trên thế giới là Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu,…
Câu 5. Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở
A. Châu Mĩ.
B. Châu Phi.
C. Châu Phi.
D. Châu Á.
Đáp án đúng là: D
Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở châu Á với một số cường quốc dân số như Ấn Độ, Trung Quốc đều trên 1 tỉ dân.
Câu 6. Hậu quả của đô thị hóa tự phát là
A. Ách tắc giao thông, ô nhiễm nước.
B. Làm thay đổi tỉ lệ sinh tử ở đô thị.
C. Làm thay đổi sự phân bố dân cư.
D. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đáp án đúng là: A
Hậu quả của đô thị hóa tự phát là làm ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội ngày càng tăng.
Câu 7. Phân bố dân cư của châu lục nào sau đây ngày càng tăng nhiều?
A. Châu Âu.
B. Châu Mỹ.
C. Châu Á.
D. Châu Phi.
Đáp án đúng là: B
Phân bố dân cư của châu Mỹ ngày càng tăng nhiều do sự thu hút nhân tài, chính sách đãi ngộ tốt, mức sống cao,…
Câu 8. Châu lục nào sau đây có mức độ tập trung dân cư thành thị thấp nhất?
A. Tây Âu.
B. Bắc Mĩ.
C. Nam Mĩ.
D. Châu Phi.
Đáp án đúng là: D
Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
– Nơi cao: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Tây Âu, LB Nga, LiBi.
– Nơi thấp: Châu Phi, phần đa châu Á (trừ Liên bang Nga).
=> Trong số các châu lục sau, châu lục có mức độ tập trung dân cư thành thị thấp nhất là châu Phi.
Câu 9. Châu lục nào sau đây có tỉ trọng lớn nhất trong dân cư toàn thế giới?
A. Á.
B. Phi.
C. Mĩ.
D. Âu.
Đáp án đúng là: A
Châu lục có tỉ trọng lớn nhất trong dân cư toàn thế giới là châu Á và châu lục có tỉ trọng nhỏ nhất trong dân cư toàn thế giới là châu Đại Dương.
Câu 10. Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực nào?
A. Trung Á.
B. Tây Á.
C. Đông Á.
D. Bắc Á.
Đáp án đúng là: C
Ở châu Á dân cư tập trung đông nhất ở khu vực Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu,…
Câu 11. Tỉ lệ dân số thành thị tăng là biểu hiện của
A. Quá trình đô thị hóa.
B. Sự phân bố dân cư.
C. Số dân nông thôn giảm.
D. Mức sống dân cư tăng.
Đáp án đúng là: A
Biểu hiện của đô thị hóa là tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh. Từ năm 1900 – 2005: Tỉ lệ dân thành thị tăng (từ 13,6% lên 48%), tỉ lệ dân nông thôn giảm (86,4% xuống 52%).
Câu 12. Dân cư thường tập trung đông ở khu vực nào sau đây?
A. Các thung lũng, hẻm vực.
B. Các ốc đảo và cao nguyên.
C. Vùng đồng bằng, ven biển.
D. Miền núi, mỏ khoáng sản.
Đáp án đúng là: C
Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, ven biển, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hoà,… đều có mật độ dân số cao.
Câu 13. Khu vực nào sau đây ở châu Mĩ có mật độ dân số thấp nhất hiện nay?
A. Trung Mĩ.
B. Ca-ri-bê.
C. Bắc Mĩ.
D. Nam Mĩ.
Đáp án đúng là: C
Khu vực ở châu Mĩ có mật độ dân số cao nhất hiện nay là Ca-ri-bê (phổ biến từ 10 đến 100 người/km2 – 2020). Còn khu vực có mật độ dân số thấp nhất là Bắc Mĩ (phổ biến từ 10 đến 100 người/km2, có nơi dưới 10 người/km2 – 2020).
Câu 14. Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới?
A. Châu Mĩ.
B. Châu Phi.
C. Châu Âu.
D. Châu Á.
Đáp án đúng là: D
Châu lục tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới là châu Á. Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á là những khu vực có dân cư đông đúc nhất.
Câu 15. Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là do
A. Các yếu tố của khí hậu (nhiệt, mưa, ánh sáng).
B. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
C. Nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất.
D. Tác động của các loại đất, sự phân bố của đất.
Đáp án đúng là: B
Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
THAM KHẢO THÊM: