Ở khu vực I, xu hướng là giảm tỉ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. Như vậy, trong khu vực nông – lâm – thủy sản, tỉ trọng thủy sản đang có xu hướng tăng. Vậy nguyên nhân nào khiến cho tỷ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng. Mời các bạn tham khảo trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Trong khu vực I, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng do nguyên nhân chủ yếu nào?
A. Có nguồn lợi thủy sản phong phú với trữ lượng lớn.
B. Phương tiện phục vụ thủy sản ngày càng hiện đại.
C. Giá trị xuất khẩu cao hơn sản phẩm nông nghiệp.
D. Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước mở rộng.
Chọn đáp án D
Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 83: “Trong nội bộ từng ngành, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng thể hiện khá rõ. Ở khu vực I, xu hướng là giảm tỉ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản”. Như vậy, trong khu vực nông – lâm – thủy sản, tỉ trọng thủy sản đang có xu hướng tăng do những năm gần đây thị trường thủy sản của nước ta không ngừng mở rộng, nhất là các thị trường bên ngoài tiềm năng như: Hoa Kì, EU… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, thúc đẩy nước ta khai thác những tiềm năng sẵn có về tự nhiên và đầu tư trang thiết bị để nâng cao sản lượng thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi trồng.
2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đầu năm 2024:
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong quý I/2024 đạt gần 2 tỷ USD, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm 2023.
Về thị trường, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc là top 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam; trong đó xuất khẩu sang Mỹ bứt phá mạnh hơn hẳn, với mức tăng trưởng 16% đạt 330 triệu USD; xuất khẩu sang Nhật Bản tương đương cùng kỳ, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 15%. Đáng chú ý, trong quý I/2024, xuất khẩu tôm chân trắng Việt Nam sang Trung Quốc tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu tôm, cua, cá tra sang Nhật Bản cũng có tín hiệu tích cực khi xuất khẩu tôm chân trắng tăng 20%, xuất khẩu cua tăng 23%, xuất khẩu cá tra tăng 25%.
Ngược lại khu vực thị trường EU và Hàn Quốc vẫn chưa có tín hiệu hồi phục rõ nét với tôm và cá tra Việt Nam, nhưng xuất khẩu cá ngừ sang 2 thị trường này đều tăng trưởng tốt, lần lượt tăng 27% ở EU và 15% với Hàn Quốc. Các doanh nghiệp kỳ vọng sau các Hội chợ Thủy sản Quốc tế tại Mỹ, EU, Nhật Bản, đơn đặt hàng sẽ khởi sắc hơn và giá xuất khẩu sẽ tốt dần lên.
Tuy nhiên, VASEP nhận định, trong quý I/2024, giá trung bình xuất khẩu các sản phẩm thủy sản nhìn chung có nhích hơn so với cuối năm 2023, nhưng vẫn ở mức thấp. Còn theo đánh giá của Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), xuất khẩu thủy sản dù có tín hiệu khởi sắc, song tăng trưởng còn chậm, trong khi chi phí đầu vào, phí vận chuyển liên tục tăng đang là khó khăn mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải đối mặt trong thời gian dài sắp tới.
3. Tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam:
Thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2024 vẫn còn nhiều thách thức, rào cản như: sức ép cạnh tranh với các nước khác, vấn đề thẻ vàng IUU của thị trường EU, thuế chống trợ cấp tại Mỹ, căng thẳng Biển Đỏ và xung đột thương mại dẫn đến cạnh tranh nhiều hơn tại Mỹ, Trung Quốc.
Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng tâm thế đối diện với thách thức, vượt qua những rào cản. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm khách hàng từ các hội chợ, triển lãm thủy sản quốc tế tại Mỹ, tại châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc để có thể hồi phục và bứt phá sớm hơn.
Đáng lưu ý, trước bối cảnh tôm Ecuador và Ấn Độ đang bị cảnh báo về kháng sinh và vấn đề lao động, có thể có những cơ hội mới cho thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, những vấn đề mà ngành tôm Ấn Độ đang phải đối mặt như lao động, môi trường, kháng sinh cũng là bài học để các doanh nghiệp Việt Nam thận trọng và nghiêm túc tuân thủ các quy định của thị trường nhập khẩu để tránh những rào cản và động thái bảo hộ của thị trường.
Năm 2024, ngành thủy sản đặt mục tiêu tổng sản lượng đạt khoảng 9,22 triệu tấn, tương đương với năm 2023. Trong số đó, sản lượng khai thác khoảng 3,54 triệu tấn, giảm 8,3% so với năm 2023; sản lượng nuôi trồng 5,68 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 9,5 tỷ USD.
Về vấn đề thị trường, để vượt qua khó khăn, Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) khuyến nghị, các doanh nghiệp cần tiếp tục tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi. Trong lĩnh vực khai thác cần truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp; khai thác phải phù hợp trữ lượng nguồn lợi, bảo đảm an toàn thực phẩm trên tàu cá, cảng cá về đến nhà máy.
4. Bài tập tự luyện kèm đáp án:
Câu 1. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng nhỏ hơn khai thác?
A. Quảng Ninh
B. Nghệ An
C. Cà Mau
D. Bình Thuận
Đáp án: C
Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:
B1. Nhận biết kí hiệu sản lượng thủy sản khai thác (cột màu hồng) và nuôi trồng (cột màu xanh).
B2. Xác định được:
– Các tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An, Bình Thuận có sản lượng thủy sản nuôi trồng nhỏ hơn khai thác (cột màu xanh thấp hơn).
– Tỉnh Cà Mau có sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn khai thác (cột màu xanh cao hơn).
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết, vùng nào có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở mức thấp nhất?
A. Tây Nguyên
B. Đông Nam Bộ
C. Bắc Trung Bộ
D. Đồng bằng sông Hồng
Đáp án: A
Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:
B1. Nhận biết kí hiệu giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
B2. Xác định các vùng có giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở mức thấp nhất dưới 5% (màu vàng nhạt).
Như vậy, ta thấy Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ là hai vùng có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp thấp nhất.
Câu 3. Phát biểu nào không đúng với hoạt động khai thác thủy sản của nước ta hiện nay?
A. Sản lượng khai thác ngày càng tăng.
B. Đẩy mạnh phát triển đánh bắt xa bờ.
C. Nuôi trồng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất.
D. Khai thác thủy sản nôi địa là chủ yếu.
Đáp án: D
Giải thích: Nước ta tiếp giáp vùng biển rộng lớn, nhiều ngư trường trọng điểm với nguồn lợi thủy hải sản dồi dào. Hoạt động đánh bắt thủy sản vùng biển ven bờ và hiện nay là ngoài khơi xa được đẩy mạnh, mang lại sản lượng thủy hải sản vô cùng lớn. Như vậy, nhận xét: Khai thác thủy sản nôi địa là chủ yếu là không đúng.
Câu 4. Giải pháp nào dưới đây quan trọng nhất để phát triển đánh bắt xa bở ở nước ta hiện nay?
A. Tăng cường tàu thuyền có công suất lớn, trang bị hiện đại.
B. Mở rộng thị trường xuất khẩu
C. Ngăn chặn đánh bắt bằng chất nổ, xung điện, lưới mắc nhỏ.
D. Xây dựng và nâng cấp các cảng biển, nhà máy chế biến.
Đáp án: A
Giải thích: Đánh bắt xa bờ đòi hỏi phương tiện đánh bắt hiện đại, tàu thuyền công suất lớn để có thể đi xa và khai thác nguồn lợi ở vùng biển sâu. Tuy nhiên ở nước ta phương tiện đánh bắt còn thô sơ, cần chi phí đầu tư về vốn lớn để đổi mới phương tiện hiện đại. vì vậy, khó khăn cần giải quyết khi đánh bắt xa bờ ở nước ta là tăng cường tàu thuyền có công suất lớn, trang bị hiện đại.
Câu 5. Vùng có thế mạnh vừa có thế mạnh về chăn nuôi trâu bò, vừa có thế mạnh về đánh bắt thủy sản
A. Tây Nguyên
B. Trung du miền núi Bắc Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Đông Nam Bộ
Đáp án: B
Giải thích: Vùng có thế mạnh về chăn nuôi trâu bò, đánh bắt thủy sản là Trung du miền núi Bắc Bộ. Nhờ có địa hình miền núi với các đồng cỏ lớn; vùng biển Quảng Ninh có nguồn lợi hải sản lớn (ngư trường trọng điểm Hải Phòng – Quảng Ninh).
Câu 6. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có thế mạnh về
A. chăn nuôi gia cầm và đánh bắt thủy – hải sản.
B. chăn nuôi gia súc nhỏ và đánh bắt thủy – hải sản.
C. chăn nuôi gia súc lớn và đánh bắt thủy – hải sản.
D. chăn nuôi gia súc nhỏ và gia súc lớn.
Đáp án: C
Giải thích: Vùng có thế mạnh về chăn nuôi trâu bò, đánh bắt thủy – hải sản là Trung du miền núi Bắc Bộ. Nhờ có địa hình miền núi với các đồng cỏ lớn; vùng biển Quảng Ninh có nguồn lợi hải sản lớn (ngư trường trọng điểm Hải Phòng – Quảng Ninh).
Câu 7. Ngư trường trọng điểm nằm ngoài khơi xa của vùng biển nước ta là
A. Cà Mau – Kiên Giang
B. Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
C. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
D. Hải Phòng – Quảng Ninh
Đáp án: B
Giải thích: Ngư trường trọng điểm nằm ngoài xa khơi là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Câu 8. Đặc điểm chủ yếu nào dưới đây thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản?
A. Bờ biển dài và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng.
B. Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn.
C. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
D. có nhiều ao hồ, sông ngòi, các ô trũng.
Đáp án: B
Giải thích: Xác định từ khóa “ thuận lợi cho nuôi trồng”. Các bãi triều đầm phá, cánh rừng ngập mặn là những môi trường hết sức thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ.
Câu 9. Những điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước ngọt là
A. bờ biển dài và vùng biển rộng lớn.
B. có nhiều ao hồ, sông ngòi, các ô trũng.
C. dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, vũng vịnh.
D. có các ngư trường rộng lớn, giàu hải sản.
Đáp án: B
Giải thích: Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.
Câu 10. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác?
A. Nghệ An
B. Quảng Bình
C. Bình Định
D. Bạc Liêu
Đáp án: D
Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:
B1. Nhận biết kí hiệu sản lượng thủy sản khai thác (cột màu hồng) và nuôi trồng (cột màu xanh).
B2. Xác định được:
– Tỉnh Bạc Liêu có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác (cột màu xanh cao hơn).
– Các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định có sản lượng thủy sản nuôi trồng thấp hơn khai thác (cột màu xanh thấp hơn).
THAM KHẢO THÊM: