Ngành thủy sản Việt Nam là một trong những ngành kinh tế quan trọng và có nhiều đóng góp vào GDP quốc gia, xuất khẩu và tạo việc làm. Vậy ngành thuỷ sản nước ta hiện nay có đặc điểm nào sau đây? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây, mong rằng sẽ giải đáp được thắc mắc của các bạn.
Mục lục bài viết
1. Ngành thuỷ sản nước ta hiện nay có đặc điểm nào sau đây?
A. Nuôi trồng phát triển hơn khai thác
B. Phát triển mạnh ở tất cả các vùng.
C. Phương tiện đánh bắt rất hiện đại
D. Chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước
Đáp án đúng: A
Phương pháp: Kiến thức bài 24 – Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp
A đúng: Thủy sản nước ta hiện nay có đặc điểm là: nuôi trồng phát triển hơn khai thác, cụ thể là nuôi trồng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn khai thác và ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu.
B sai: vùng miền núi không phát triển mạnh
C sai: phương tiện đánh bắt nhìn chung còn chậm đổi mới
D sai: thủy sản nước ta còn xuất khẩu thu nhiều lợi nhuận
2. Đặc điểm của ngành thủy sản Việt Nam:
2.1. Nguồn lợi thủy sản phong phú:
Đường bờ biển dài, Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3.260 km, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành thủy sản. Hệ thống sông ngòi và kênh rạch đa dạng: Hệ thống sông ngòi, kênh rạch phong phú như sông Mekong, sông Hồng, tạo ra môi trường nước ngọt, lợ và mặn phong phú cho nuôi trồng thủy sản.
2.2. Phân loại hoạt động thủy sản:
Khai thác thủy sản: Gồm khai thác xa bờ và gần bờ. Khai thác xa bờ đang được khuyến khích phát triển nhằm giảm áp lực lên nguồn lợi gần bờ đang bị khai thác quá mức.
Nuôi trồng thủy sản: Bao gồm nuôi tôm, cá tra, cá basa, nghêu, hàu, cua và các loài thủy sản khác. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn đều phát triển mạnh mẽ.
2.3. Công nghệ và kỹ thuật:
Áp dụng công nghệ tiên tiến: Nhiều công nghệ mới và kỹ thuật hiện đại được áp dụng trong nuôi trồng và chế biến thủy sản nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Quản lý chất lượng: Các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và quản lý chất lượng ngày càng được chú trọng để đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế.
2.4. Xuất khẩu thủy sản:
Thị trường quốc tế: Thủy sản Việt Nam được xuất khẩu tới hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các thị trường xuất khẩu chính bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Giá trị xuất khẩu: Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu quốc gia.
2.5. Chính sách hỗ trợ:
Chính sách phát triển: Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành thủy sản, bao gồm khuyến khích đầu tư, hỗ trợ tài chính, cải thiện hạ tầng và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Quản lý và bảo vệ nguồn lợi: Các chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được tăng cường, bao gồm việc xây dựng các khu bảo tồn biển và áp dụng các biện pháp khai thác bền vững.
Ngành thủy sản Việt Nam có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, tuy nhiên cũng đối mặt với không ít thách thức. Việc áp dụng các biện pháp quản lý bền vững và công nghệ hiện đại sẽ là chìa khóa để phát triển ngành này một cách hiệu quả và bền vững.
3. Cơ hội và thách thức của ngành thuỷ sản Việt Nam:
3.1. Cơ hội:
– Việt Nam có nhiều yếu tố được thiên nhiên ban tặng như đường bờ biển dài, hệ thống sông, hồ đa dạng, thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại thủy sản. Hơn nữa, biển của Việt Nam có nhiều dòng hải lưu nóng, lạnh khác nhau nên nguồn cá, hải sản khá phong phú. Ngư dân Việt Nam lại có truyền thống đi biển khai thác hải sản lâu đời, hình thành các làng nghề đánh cá xa bờ. Do đó, Việt Nam có thể cung cấp khối lượng lớn thủy sản an toàn, chất lượng ổn định nhờ nguồn cung dồi dào và từ tiềm năng của 28 tỉnh ven biển, có nguồn đất, nguồn nước nuôi trồng thuỷ sản và ngành chế biến phát triển với hơn 600 doanh nghiệp xuất khẩu.
– Chính phủ Việt Nam ngày càng quan tâm phát triển ngành Thuỷ sản với mục tiêu và kế hoạch phát triển lớn, tạo lập hệ thống sản xuất – kinh doanh có chiến lược, bài bản. Hơn nữa, ngành Thuỷ sản và các doanh nghiệp thuỷ sản ngày càng quan tâm đến vệ sinh An toàn thực phẩm, trách nhiệm môi trường – xã hội, các nhà máy chế biến đều áp dụng HACCP, ngày càng nhiều vùng nuôi, nhà máy chế biến đạt các chứng nhận bền vững như ASC, GLOBAL GAP, MSC,VietGAP,… Nhờ đó, thuỷ sản Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu uy tín, được người tiêu dùng trong khu vực và thế giới ưa chuộng.
– Công nghệ chế biến phát triển có thể tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, có giá trị gia tăng cao. Nguồn lao động có tay nghề cao, nguồn cung hàng khá ổn định và có sự áp dụng các mô hình khép kín, liên kết chuỗi tốt trong các ngành hàng nên có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng các nước.
– Có nhiều hiệp định FTA với các nước và vùng lãnh thổ mang lại lợi thế về thuế xuất nhập khẩu và cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay, Việt Nam đã tham gia 16 FTA với các nước tham gia, chiếm 73% giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong đó có 13 FTA đã ký và chiếm 71% giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Ngoài ra, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8 năm 2020 và hiệp định UKVFTA sẽ thúc đẩy xuất khẩu sang EU và Anh, tạo nhiều điều kiện hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
– Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, một cuộc khủng hoảng lương thực đang âm thầm diễn ra và cũng hết sức gay gắt. Các số liệu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) cho thấy, giá lương thực đã tăng 30% trong vòng một năm qua do dịch bệnh Covid-19 và cuộc xung đột tại Ukraine khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị thắt chặt. Để ứng phó trước tình trạng này, có ngày càng nhiều quốc gia lựa chọn cắt giảm xuất khẩu và tăng cường tích trữ lương thực, thực phẩm cho nước mình. Những động thái này được đánh giá là có thể khiến cho tình hình khan hiếm lương thực càng trở nên tồi tệ hơn, khiến giá cả tiếp tục leo thang. Tuy nhiên, đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng khắp nơi trên thế giới.
Là một quốc gia có nhiều thế mạnh về nông nghiệp, Việt Nam được tin tưởng sẽ là nguồn cung cấp lương thực quan trọng, góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực ở châu Phi. Đây được coi như là một cơ hội mang tính chiến lược cho Việt Nam. Khi đã có nguồn hàng hóa dồi dào, ổn định và chất lượng thì nước ta có thể dễ dàng thỏa thuận hợp tác cung cấp dài hạn sản phẩm cho nhiều nước khác. Khi đó, Chính phủ có thể ký các hợp đồng khung với các nước, vừa thể hiện vai trò quan trọng của Việt Nam, vừa tạo ra được một “quyền lực mềm” để tái đầu tư cho sản xuất trong nước.
3.2. Thách thức:
– Ngành Thủy sản nước ta hiện nay đang phải đối mặt với yếu tố thời tiết, biến đổi khí hậu. Điều này tác động nghiêm trọng tới việc quy hoạch, cơ cấu sản xuất và tập quán nuôi trồng thủy sản của người dân. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm môi trường ở sông, hồ, một số vùng biển khiến thủy sản chết hàng loạt, ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng thuỷ sản xuất khẩu.
– Tình trạng tăng trưởng “nóng” của một số thị trường thủy sản cũng để lại nhiều hệ lụy, nhất là tình trạng được mùa nhưng lại mất giá. Ngoài ra, sự thay đổi về tỷ giá, biến động thị trường cũng tác động mạnh đến doanh nghiệp và toàn ngành Thủy sản.
– Rõ ràng, các thị trường chắc chắn rất chú trọng kiểm soát các yếu tố an toàn thực phẩm, truy suất nguồn gốc như “thẻ vàng IUU” mà châu Âu đang gắn cho sản phẩm thủy sản từ Việt Na Các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước ngày càng khắt khe. Hiện nay, thị trường tiềm năng lớn là Trung Quốc vẫn đang tăng cường kiểm soát đối với hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu nên các doanh nghiệp thủy sản nước ta cần phải không ngừng nâng cao chất lượng và thực hiện đầy đủ quy định, hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 để đáp ứng được các yêu cầu của nước nhập khẩu. Riêng đối với những thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, rất dễ có nguy cơ lượng hàng thủy sản bị trả về, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và uy tín của ngành Thủy sản Việt Nam.
– Sự căng thẳng giữa Nga và Ukraina, cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay đã gây ra những khó khăn lớn cho các doanh nghiệp. Giá dầu tăng và liên tục tạo đỉnh mới đã khiến giá cước vận tải tăng và khiến các chi phí đầu vào tăng theo. Xuất khẩu thủy sản phải đối mặt với các thách thức lớn trong thời gian tới do sự khan hiếm nguồn nguyên liệu đảm bảo cho sản xuất xuất khẩu, như việc tăng giá cước tàu cùng với các chi phí đầu vào tăng. Các đơn hàng xuất khẩu thời điểm này là đơn hàng đã ký trước và trong giai đoạn dịch Covid-19. Do vậy, giá xuất chưa bù đắp được sự tăng lên về chi phí sản xuất giai đoạn này. Đây là gánh nặng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, làm giảm bớt lợi nhuận của họ.
– Việc TP. HCM thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy nội địa, ra các quy định kiểm dịch hàng thủy sản đông lạnh đối với những nguyên liệu nhập khẩu dùng làm thực phẩm chế biến xuất khẩu cũng là những vấn đề khó khăn với các doanh nghiệp thủy sản.
THAM KHẢO THÊM: