Chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết Tổng hợp câu hỏi luyện thi rung chuông vàng môn Địa Lý để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn thi cho cuộc thi rung chuông vàng nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.
Mục lục bài viết
1. Bộ câu hỏi luyện thi rung chuông vàng môn Địa lí có đáp án:
Dưới đây là những câu đố vui về địa danh Việt Nam, rất thích hợp làm những câu mở đầu cho cuộc thi rung chuông vàng môn địa lý. Mời các bạn cùng tham khảo nhé.
Tỉnh gì không thấp?
=> Đáp án: Tỉnh Cao Bằng
Tỉnh gì không sâu?
=> Đáp án: Bắc Cạn
Tỉnh gì tên chẳng thiếu đâu?
=> Đáp án: Thừa Thiên Huế
Tỉnh gì tên chẳng chiến tranh bao giờ?
=> Đáp án: Thái Bình, Hòa Bình
Ở đâu phúc đức một đời?
=> Đáp án: Vĩnh Phúc
Ở đâu hưng thịnh nhà nhà an vui?
=> Đáp án: Hưng Yên
Có nơi tên tỉnh cũng là tên sông?
=> Đáp án: Tiền Giang
Nơi nào trong nước chúng ta
Đã già mà lại sống là rất lâu?
=> Đáp án: Phú Thọ
Xuôi nam thì đến một miền,
Nghe tên tỉnh biết vừa yên vừa giầu.
=> Đáp án: Phú Yên
2. Câu hỏi khó về địa lý:
Câu đố khó về tỉnh thành Việt Nam:
Nơi nào có bến Ninh Kiều,
Tây Đô sông nước dập dìu khách thương?
=> Đáp án: Cần Thơ
Câu đố khó về địa danh Việt Nam:
Theo ngược lên dòng sông Ba,
Nơi buồn muôn thuở gọi là gì đây?
=> Đáp án: Buôn Ma Thuột
Câu đố khó về tỉnh của Việt Nam:
Tỉnh nào tiếp giáp đất Miên,
Là nơi có núi Bà Đen lâu đời?
=> Đáp án: Tây Ninh
Câu đố khó về tỉnh thành:
Nơi nào có cửa nhượng ban
Gạo nhiều, cá lắm dễ bề làm ăn?
=> Đáp án: Hà Tĩnh
3. Câu đố vui về địa danh sông, núi Việt Nam:
Câu đố chữ về sông:
Sông nào trước? Sông nào sau?
Như rồng uốn khúc đẹp màu phù sa.
=> Sông Tiền và Sông Hậu
Câu đố mẹo về sông:
Sông nào lạnh lẽo tâm can
Chảy qua Đà Nẵng Quảng Nam trung phần?
=> Sông Hàn
Câu đố về sông trong lịch sử Việt Nam:
Sông nào chia cắt sơn hà
Dưới thời Trịnh Nguyễn thật là xót xa?
=> Sông Gianh
Sông nào chia cắt nước nhà
Hai miền Nam Bắc can qua tương tàn?
=> Sông Bến Hải
Câu đố hay về sông nước Việt Nam:
Sông nào chảy xuống Nam phần,
Đổ ra chín nhánh cửa sông như rồng.
Phun nước vào đến biển Đông,
Phù sa bồi đắp cho đồng lúa xanh?
=> Sông Cửu Long
Câu đố ý nghĩa về sông Việt Nam:
Sông nào cọc nhọn dăng hàng,
Hai phen đuổi bọn tham tàn bắc phương.
Ngô Quyền rồi Hưng Đạo Vương,
Quân Tầu hết dám coi thường dân Nam?
=> Sông Bạch Đằng
Núi nào sánh với công cha cao vời?
Núi Thái Sơn
Câu đố mẹo về núi:
Núi nào năm ngọn quây quần
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ gần bên nhau?
=> Ngũ Hành Sơn
Câu đố vui về núi Việt Nam:
Núi nào Thánh Gióng lên trời?
=> Núi Sóc Sơn
Câu đố về địa lí Việt Nam:
Núi nào cao nhất nước ta?
=> Hoàng Liên Sơn
Câu đố về núi trong lịch sử:
Núi nào Lê Lợi hội thề,
Một lòng tụ nghĩa diệt bè xâm lăng?
=> Núi Bù Me (Lam Sơn)
4. Câu hỏi thi Rung chuông vàng chủ đề địa lý:
Câu 1 Chòm sao Bắc Đẩu còn gọi là gì?
Chòm sao Tiểu hùng tinh.
Câu 2 Hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời tự quay quanh mình theo chiều kim đồng hồ?
Sao Kim
Câu 3 Tại sao chúng ta không nhìn thấy cầu vồng vào buổi trưa?
Không thấy cầu vồng vào buổi trưa vì ánh sáng chiếu vuông góc với mặt đất
Câu 4 Khi nào thì mặt trời chiếu vuông góc với Trái đất?
Xuân phân và Thu phân
Câu 5. Hành tinh nào tối nhất trong Hệ Mặt Trời?
Sao Diêm Vương
Câu 6. Hai hành tinh nào trong hệ mặt trời không có vệ tinh tự nhiên?
a. Sao Diêm vương và sao Hải vương.
b. Sao Thuỷ và sao Kim.
c. Sao Mộc và sao Thiên vương.
d. Sao Hoả và sao Thổ.
Đáp án: b. Sao Thuỷ và sao Kim.
Câu 7. Tại sao buổi sáng sớm mặt trời lại có màu đỏ?
Vì buổi sáng sớm ánh sáng phải vượt qua một lớp không khí ẩm rất dày (đóng vai trò 1 lăng kính) mới đến được mắt ta. Trên đường truyền, các ánh sáng đơn sắc bị khúc xạ và tán sắc theo nhiều hướng. Ánh sáng màu đỏ ít bị khúc xạ nhất nên hầu như truyền đến ta nguyên vẹn. Ta sẽ thấy mặt trời màu đỏ.
5. Câu hỏi luyện thi rung chuông vàng Môn Địa Lý
Câu 1. Con sông nào chảy qua 10 nước châu Âu và 3 thủ đô?
Sông Danube
Câu 2. Thành phố Cố đô của Nhật Bản?
Kyoto
Câu 3. Cảng nào lớn nhất thế giới?
Rotterdam
Câu 4. Tên của nước Pháp trước kia?
Gaule
Câu 5. Loại đá nào được hình thành từ xác động vật:
a. Đá trầm tích
b. Đá vôi
c. Đá catket
d. Đá magma
Câu trả lời là B
Câu 6. Vào khoảng năm 150 trước CN, Ptolemy là người đầu tiên tạo ra bản đồ thế giới dựa trên tính toán khoa học.. Nhưng ông có một khiếm khuyết. Đó là gì? Trên bản đồ không có
Đáp án: Châu Mỹ
Câu 7. Đây là loại khí hậu nào?
a. Diện tích của các vùng có kiểu khí hậu này chiếm 4,7% diện tích các lục địa trên thế giới.
b. Đặc điểm: Mùa đông ấm áp nhiều mưa, mùa hạ khô và mát mẻ
c. Mang tên một biển được mệnh danh là “chiếc gương sáng soi chung 3 châu lục”
Khí hậu Địa Trung Hải
Câu 8. Loại đá đầu tiên được hình thành trên thế giới gọi là gì?
Đá Magma
Câu 9. Gió Lào có tên khác là gì?
Phơn Tây Nam
Câu 10. Sông nào chảy qua hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh
Sông Thương
Câu 11. Eo biển nào nối liền 2 biển, 2 đại dương, chia cắt 2 lục địa, 2 châu lục?
Bering
Câu 12. Dãy núi nào là biên giới tự nhiên giữa Châu Á và Châu Âu?
Uran
Câu 13. Sông Mêkông bắt nguồn từ nước nào? Trung Quốc
Câu 14. Khái niệm “vành đai lửa” (circle of fire/Ring of fire) nghĩa là gì trong địa lý?
Vành đai lửa là khu vực nằm ở biển nhiều núi lửa bao quanh.
Câu 15. Đảo lớn nhất thế giới là:
a. Madagascar
b. Greenland
c. New Guinea
d. Calimantan
Đáp án là B
Câu 16. Tại sao gió Tín phong từ 2 khu cao áp ở hai bán cầu Bắc và Nam khi thổi về xích đạo lại bị lệch hướng (không theo đường thẳng)?
Do tác dụng của lực quán tính gây bởi sự tự quay lực Coriolis
Câu 17 Châu lục nào hầu như không có hoang mạc ?
a. Châu á
b. Châu Phi
c. Châu Mỹ
d. Châu Âu
(ko có)
Câu 18 Lục địa nhỏ nhất thế giới?
Châu Úc
Câu 19 Loại đất nào có diện tích lớn nhất ĐB Sông Cửu Long?
a. Đất phù sa
b. Đất mặn
c. Đất phèn
d. Đất đầm lầy
Đáp án: C
Câu 20 Khí hậu Việt Nam mang tính chất gì?
Nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 21 Đảo nào là đảo lớn nhất trong các đảo vùng Caribe?
Cuba
Câu 22 Ngoài sông Volga, còn một con sông lớn nào khác đổ vào biển Caspian?
a. Thames
b. Uran
c. Nil
d. Amua
Đáp án: B
Câu 23 Nơi nào được xem là “nóc nhà thế giới”?
Sơn nguyên Tây Tạng và Pamia
Câu 24 Lục địa nhỏ nhất thế giới?
Châu Úc
Câu 25 Na uy, Thụy Điển nằm trên bán đảo nào?
Scandinavia (Bán đảo này còn bao gồm cả Phần Lan)
Câu 26 Nếu bạn đang ở vĩ độ 0, kinh độ 0, bạn đang ở
a. Greenwich
b. Đại Tây Dương
c. Ghana
d. Hawaii
Đáp án: B
Câu 27 Hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành sông Vàm Cỏ đổ ra cửa sông nào để ra biển Đông?
a. Soài Rạp
b. Ba Lạt
c. Hàm Luông
d. Tranh Để Đáp án: A
Câu 28 Có ba tỉnh trung du và miền núi phía Bắc (Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái) vừa thuộc khu Đông Bắc, vừa thuộc khu Tây Bắc? Tại sao?
Do nằm ở hai bên sông Hồng, mà sông Hồng lại là ranh giới chia hai miền..
Câu 29. Đây là cái gì ?
a. 60 triệu năm trước khu vực này vẫn là biển nhưng do sự va chạm của 2 lục địa nó được nâng cao dữ dội.
b. Trong tiếng Phạn tên của nó nghĩa là “Quê hương của tuyết”.
c. Có độ cao trung bình trên 6.000 mét, có 10 ngọn cao trên 8.000 mét, đỉnh lớn nhất là Chomolungma.
Hymalaya
6. Mẹo thi Rung chuông vàng:
Rung chuông vàng là một trong những kỳ thi quan trọng trong cuộc sống học sinh. Đây là cơ hội để các học sinh thể hiện kiến thức và kỹ năng của mình trước mắt toàn bộ cộng đồng học đường. Để đạt được điểm cao trong kỳ thi này, có một số mẹo quan trọng mà học sinh nên lưu ý.
Thứ nhất, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào phòng thi. Điều này bao gồm việc ôn tập lại tất cả các chủ đề có thể xuất hiện trong đề thi, từ kiến thức cơ bản đến những điểm chi tiết và ứng dụng thực tế. Đừng để bất kỳ phần nào trong ngân hàng kiến thức của bạn bị bỏ sót.
Thứ hai, quen thuộc với định dạng và cấu trúc của đề thi. Rung chuông vàng thường có nhiều phần khác nhau, từ trắc nghiệm, tự luận đến các câu hỏi ứng dụng. Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ cách trả lời từng loại câu hỏi một cách hiệu quả. Nếu có thể, hãy tìm hiểu các mẫu đề thi và bài giải mẫu từ các năm trước để có cái nhìn tổng quan về cấu trúc của kỳ thi.
Thứ ba, quản lý thời gian là một yếu tố quan trọng. Hãy chia thời gian một cách hợp lý cho mỗi phần của kỳ thi. Đừng dành quá nhiều thời gian cho một phần và bỏ qua các phần khác. Nếu bạn gặp khó khăn với một câu hỏi cụ thể, hãy bỏ qua và quay lại sau khi bạn đã hoàn thành các phần khác.
Thứ tư, hãy duy trì tinh thần tích cực và tự tin. Đừng lo lắng quá mức về kỳ thi. Hãy tin vào khả năng của bản thân và nhớ rằng bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng. Hãy giữ tinh thần lạc quan và cố gắng tập trung vào việc giải quyết từng câu hỏi một cách cẩn thận.
Cuối cùng, sau khi kỳ thi kết thúc, hãy xem xét kỹ lưỡng các câu trả lời của mình và sửa chữa bất kỳ sai sót nào. Điều này có thể giúp bạn tối ưu hóa điểm số của mình.
Nhớ rằng, mục tiêu chính của việc thi rung chuông vàng không chỉ là đạt điểm cao mà còn là học hỏi và phát triển kỹ năng của bản thân. Hãy tận dụng mọi cơ hội để học hỏi và trưởng thành từ những trải nghiệm này. Chúc bạn may mắn!