Mục lục bài viết
- 1 1. Hồ sơ, thủ tục tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn:
- 2 2. Điều kiện để Toà án giao quyền nuôi con khi ly hôn:
- 3 3. Những khó khăn khi thực hiện giành quyền nuôi con khi ly hôn:
- 4 4. Những thắc mắc thường gặp khi giành quyền nuôi con khi ly hôn:
- 4.1 4.1. Vợ hoặc chồng ngoại tình có được quyền nuôi con không?
- 4.2 4.2. Con dưới 36 tháng nhưng vợ không có việc làm có quyền nuôi không?
- 4.3 4.3. Chồng/vợ xuất khẩu lao động nước ngoài có được quyền nuôi con không?
- 4.4 4.4. Thu nhập tối thiểu bao nhiêu một tháng thì giành được quyền nuôi con?
- 4.5 4.5. Ông bà có được quyền giành nuôi cháu không?
- 4.6 4.6. Chồng chỉ nhận nuôi con trai có được không?
- 5 5. Dịch vụ luật sư tranh chấp giành quyền nuôi con:
1. Hồ sơ, thủ tục tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn:
Hồ sơ để thực hiện tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn bao gồm:
- Đơn khởi kiện (Theo mẫu);
- Đơn đề nghị không hòa giải (nếu cần thiết);
- Xác nhận thông tin cư trú của vợ/chồng – người đang trực tiếp nuôi con;
- Bản sao có chứng thực căn cước công dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ/chồng;
- Các tài liệu, căn cứ chứng minh cho việc giành quyền nuôi con khi ly hôn;
- Bản sao giấy khai sinh của con.
Hồ sơ sẽ được nộp đến Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi con bạn đang cư trú (trừ trường hợp những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh). Khi nhận đủ hồ sơ Tòa án nhân dân sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp hồ sơ và biên lai đóng tạm ứng án phí thì Tòa án sẽ thụ lý vụ án và giải quyết vụ án. Giải quyết và đợi phán quyết của Toà án.
- Để được tư vấn pháp luật về quyền nuôi con qua điện thoại, vui lòng liên hệ: 1900.6568.
- Để được sử dụng dịch vụ Luật sư tranh chấp quyền nuôi con, vui lòng liên hệ: 037.6999996
2. Điều kiện để Toà án giao quyền nuôi con khi ly hôn:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình thì việc giao quyền nuôi con cho một bên sau khi ly hôn phải đảm bảo “quyền lợi về mọi mặt của con”. Khi giải quyết quyền nuôi con, Toà án cần xem xét đến các yếu tố sau:
– Nội dung thoả thuận của 2 vợ chồng: Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp giành quyền nuôi con cũng như nghĩa vụ và quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không có thoả thuận thì Toà án quyết định giao con cho bên trực tiếp nuôi dưỡng vì lợi ích cao nhất của con về mọi mặt;
– Xét độ tuổi của trẻ:
+ Đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, người cha có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em (bị mắc các bệnh tâm thần, mất khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi, tư cách đạo đức suy đồi, hay đánh đập con cái, không có khả năng lao động,…) hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của trẻ em.
+ Đối với trẻ em từ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi: Trong trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được quyền nuôi con sau ly hôn, Tòa án sẽ quyết định ai là người được quyền nuôi con, dựa trên khả năng tài chính, điều kiện nuôi con, nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, yếu tố lỗi trong việc dẫn đến ly hôn, thời gian chăm sóc con,…
+ Đối với trẻ em từ 7 tuổi trở lên: Toà án xem xét ý kiến, nguyện vọng của con muốn ở với ai vì ở độ tuổi này con đã có nhận thực có khả năng cân nhắc xem ở với bố hay mẹ. Kết hợp với xem xét về điều kiện nuôi con của bố mẹ để đảm bảo con được nuôi dưỡng, phát triển trong môi trường thuận lợi nhất.
Lưu ý: Trường hợp người trực tiếp nuôi con mà không chăm lo được tốt cho đứa trẻ thì người cha mẹ không trực tiếp nuôi con hoặc cá nhân tổ chức được quy định tại Điều 84
Nghệ sĩ nhân dân Mạnh Cường nhận xét về dịch vụ của Luật Dương Gia!
- Để được tư vấn pháp luật về quyền nuôi con qua điện thoại, vui lòng liên hệ: 1900.6568.
- Để được sử dụng dịch vụ Luật sư tranh chấp quyền nuôi con, vui lòng liên hệ: 037.6999996.
3. Những khó khăn khi thực hiện giành quyền nuôi con khi ly hôn:
Khi muốn đề nghị giành quyền nuôi con khi ly hôn, thông thường các đương sự sẽ gặp phải những khó khăn như sau:
Một là, đương sự không có các giấy tờ cần thiết theo quy định: Không có Bản sao Giấy khai sinh của con hoặc một số nơi yêu cầu phải có giấy xác nhận cư trú của các con (trường hợp các con có hộ khẩu khác với cha mẹ).
Hai là, khó khăn trong việc thương lượng quyền nuôi con với đối phương và không nắm rõ quy định về luật Hôn nhân và gia đình.
Ba là, khó khăn trong việc thu thập được đầy đủ, toàn diện các tài liệu, chứng minh điều kiện có lợi nhất nhằm cung cấp cho Tòa án để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình trong vụ việc để giành quyền nuôi con khi ly hôn. Mặt khác, khó khăn trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh đối phương không có điều kiện thuận lợi để nuôi con.
Bốn là, thời gian giải quyết lâu, khối lượng hồ sơ giải quyết nhiều khiến cho vụ việc bị trì trệ kéo theo đó là tốn thời gian và các chi phí phát sinh như đi lại, hoặc thay đổi độ tuổi của con từ khi bắt đầu đến khi kết thúc vụ án.
Như vậy, trong vụ án ly hôn đơn phương tranh chấp giành quyền nuôi con, việc có sự tham gia của luật sư có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Luật sư là người có hiểu biết, có chuyên môn và am hiểu về pháp luật Hôn nhân gia đình sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu, các thủ tục tố tụng, thay mặt bạn trao đổi với đối phương, đem đến cho bạn quyền và lợi ích tốt nhất.
4. Những thắc mắc thường gặp khi giành quyền nuôi con khi ly hôn:
4.1. Vợ hoặc chồng ngoại tình có được quyền nuôi con không?
Một trong những yêu tố tác động đến việc giành quyền nuôi con đó là vấn đề đạo đức, nhân cách, danh dự. Một đứa trẻ sẽ học theo các thói quen của người lớn rất nhanh, sẽ chịu tác động lớn từ môi trường giáo dục của người trực tiếp nuôi dưỡng, vì lẽ đó, việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng hoặc các vấn đề bạo lực gia đình,… đều là một trong những điều kiện xem xét để Toà án giao con cho người đó nuôi dưỡng hay không. Ngoại tình sẽ là một trong những bất lợi khi giành quyền nuôi con.
4.2. Con dưới 36 tháng nhưng vợ không có việc làm có quyền nuôi không?
Theo quy định, con dưới 36 tháng mẹ sẽ có quyền nuôi. Tuy nhiên, nếu người mẹ từ chối nuôi, không có khả năng nuôi dưỡng thì sẽ không có quyền nuôi. Không có khả năng ở đây là về vấn đề nhận thức, điều khiển năng lực hành vi, về khả năng lao động. Còn việc mẹ chưa có việc làm không đồng nghĩa với việc mất hoàn toàn khả năng lao động để đánh giá họ có năng lực nuôi con hay không. Liên hệ luật sư để được hướng dẫn cụ thể.
4.3. Chồng/vợ xuất khẩu lao động nước ngoài có được quyền nuôi con không?
Quy định là: Toà án giao con cho người có quyền trực tiếp nuôi dưỡng. Nghĩa là người có được quyền nuôi con là nuôi con trực tiếp, không uỷ quyền. Theo đó, dữ kiện vợ hoặc chồng đi xuất khẩu lao động là vấn đề bất lợi rất lớn trong việc giành quyền nuôi con. Cuộc sống của con tại Việt Nam không được đảm bảo, bảo lãnh sang nước ngoài chưa đủ pháp lý và còn nhiều nội dung liên quan khi bố hoặc mẹ đi xuất khẩu lao động.
4.4. Thu nhập tối thiểu bao nhiêu một tháng thì giành được quyền nuôi con?
Pháp luật không giới hạn mức sống của trẻ em là bao nhiêu, mỗi đứa trẻ, mỗi hoàn cảnh sẽ có mức sống khác nhau. Vì vậy, để nói ra một con số cụ thể về mức sống tối thiểu để xem xét xác định khả năng nuôi con là khá khó khăn. Vì sức lao động và chất xám của con người không thể đánh giá trước được. Ngày hôm nay bạn có thể làm ra 5 đồng, nhưng mai bạn có thể tạo ra 10 đồng, theo lẽ đó, thu nhập ở mức nào bạn sẽ nuôi con ở mức đó, miễn sao, bạn có đầy đủ năng lực hành vi, bạn có khả năng lao động để đảm bảo nuôi con tốt nhất.
4.5. Ông bà có được quyền giành nuôi cháu không?
Trong một gia đình, cha – mẹ – con là cấu thành cơ bản, vì vậy, sểnh cha có mẹ, sểnh mẹ còn cha. Nuôi con vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của cha và mẹ ở vai trò đầu tiên, thứ yếu. Vì vậy, ông bà chỉ có thể hỗ trợ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu. Chỉ trong trường hợp cả cha và mẹ đều đã mất, hoặc cả vợ và chồng đều từ chối nuôi con thì pháp luật sẽ xem xét đến ông bà hai bên để tìm gia đình thay thế cho trẻ.
4.6. Chồng chỉ nhận nuôi con trai có được không?
Việt Nam không phân biệt giới tính, vùng miền, dân tộc,… Vì vậy, dù gái hay trai đều là con đẻ của cha mẹ, đều được hưởng những quyền lợi cơ bản theo quy định của pháp luật. Việc giành quyền nuôi con trai hay con gái không phải là yêu cầu khởi kiện hợp pháp. Toà án chỉ giải quyết tranh chấp quyền nuôi con chung, không phân biệt giới tính hay sức khoẻ.
5. Dịch vụ luật sư tranh chấp giành quyền nuôi con:
5.1. Những việc Luật sư thực hiện khi giải quyết tranh chấp quyền nuôi con:
Công ty Luật Dương Gia có đội ngũ luật sư đông đảo, tận tâm với nghề, giỏi chuyên môn đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các cơ quan tố tụng. Đặc biệt đã tham gia giải quyết nhiều vụ tranh chấp ly hôn, giành quyền nuôi con. Do đó, khách hàng có thể tin tưởng tuyệt đối khi yêu cầu Luật sư của công ty hỗ trợ giải quyết tranh chấp có liên quan, tư vấn cho Quý khách hàng các phương án tối ưu nhất để giành quyền nuôi con khi ly hôn như:
– Tư vấn các nội dung liên quan đến quyền lợi về mặt vật chất cho con, như đảm bảo điều kiện về nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt cho con, vấn đề tài chính, các phương tiện phục vụ đời sống sinh hoạt…
– Tư vấn các nội dung bảo đảm quyền lợi về mặt tinh thần cho con, như trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm để đảm bảo nuôi dạy con và chăm sóc cả về vấn đề tâm sinh lý của con, thời gian chăm sóc con thường xuyên…
– Tư vấn các yếu tố đặc biệt khác có tác dụng đảm bảo quyền lợi tốt nhất, để Tòa án căn cứ quyết định giao quyền nuôi con cho đương sự.
– Soạn thảo đơn khởi kiện. Hướng dẫn chuẩn bị và hoàn thiện toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan.
– Đại diện theo ủy quyền, tham gia hòa giải, xem xét công khai tài liệu, chứng cứ.
– Chủ động trao đổi với phía bị đơn, phân tích những ưu nhược điểm của việc hòa giải thành hoặc tự nguyện chuyển giao quyền nuôi con.
– Tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trực tiếp tại phiên tòa.
Nghệ sĩ nhân dân Trần Nhượng nhận xét về Luật sư của Luật Dương Gia!
- Để được tư vấn pháp luật về quyền nuôi con qua điện thoại, vui lòng liên hệ: 1900.6568.
- Để được sử dụng dịch vụ Luật sư tranh chấp quyền nuôi con, vui lòng liên hệ: 037.6999996.
5.2. Các hình thức cung cấp dịch vụ đa dạng của chúng tôi:
Quý khách hàng có thể lựa chọn hình thức hỗ trợ pháp lý của Luật Dương Gia như sau:
- Tư vấn ly hôn,
tư vấn luật hôn nhân gia đình , tư vấn giành quyền nuôi con qua tổng đài: 1900.6568; - Tư vấn ly hôn, tư vấn luật hôn nhân gia đình, tư vấn giành quyền nuôi con qua Email, Zalo, Facebook
- Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng, tại địa chỉ khách hàng yêu cầu;
- Dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện, soạn thảo và nộp hồ sơ khởi kiện giành quyền nuôi con;
- Dịch vụ Luật sư hỗ trợ đàm phán, thương lượng ngoài tố tụng trong các tranh chấp về ly hôn;
- Tham gia tranh tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi giải quyết tranh chấp quyền nuôi con;
- Các dịch vụ Luật sư khác trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình…
5.3. Liên hệ sử dụng dịch vụ Luật sư giành quyền nuôi con:
Đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các tranh chấp giành quyền nuôi con của Luật Dương Gia:
Luật sư Đoàn Văn Ba – Cố vấn cao cấp
Trình độ học vấn: Cử nhân Luật học, Nguyên Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Đà Nẵng. Hiện giữ vai trò cố vấn cao cấp của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư Vũ Văn Huân – Luật sư chuyên môn
Trình độ học vấn: Cử nhân Luật học, Đại học Luật Hà Nội. Nguyên Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Phú Yên. Luật sư Vũ Văn Huân đã có hơn 20 năm công tác làm việc trong lĩnh vực pháp luật.
Luật sư Nguyễn Văn Dương – Giám đốc công ty
Trình độ học vấn: Thạc sĩ Luật học trường Đại học Luật Hà Nội, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Học viện Quản trị kinh doanh FSB). Luật sư Nguyễn Văn Dương đã có hơn 10 năm kinh nghiệm hành nghề, tư vấn pháp luật.
Luật sư Nguyễn Đức Thắng – Trưởng chi nhánh Đà Nẵng
Trình độ học vấn: Thạc sĩ Luật học. Nguyên Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Đà Nẵng. Luật sư Nguyễn Đức Thắng đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc, công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Luật sư Nguyễn Thị Yến – Trưởng chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
Trình độ học vấn: Cử nhân Luật học, Đại học Luật Hà Nội. Luật sư Nguyễn Thị Yến đã có gần 10 năm kinh nghiệm làm việc, công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Để sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin liên hệ chi tiết như sau:
- Địa chỉ Hội sở Miền Bắc: Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Địa chỉ Hội sở Miền Trung: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
- Địa chỉ Hội sở Miền Nam: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
- Số tổng đài
tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến : 1900.6568 - Số điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư: 037.6999996 (có thể liên hệ qua Zalo)
- Email tiếp nhận yêu cầu dịch vụ: [email protected]
Giới thiệu về Công ty Luật TNHH Dương Gia – Dịch vụ Luật sư uy tín!
Luật Dương Gia rất mong nhận được sự hợp tác từ phía quý khách hàng! Hy vọng và chắc chắn rằng, quý khách hàng sẽ có những trải nghiệm dịch vụ Luật sư tuyệt vời với Luật Dương Gia. Trân trọng cảm ơn!