Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài thơ Xuân về của Nguyễn Bính tuyển chọn các bài văn mẫu siêu hay đạt điểm cao của các bạn học sinh giỏi. Thông qua phân tích Xuân về này các bạn có thêm nhiều nguồn tư liệu học tập, rèn luyện kỹ năng phân tích bài thơ hay.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích, đánh giá bài thơ “Xuân về”:
1.1. Dàn ý mẫu 1:
Mở bài:
– Dẫn dắt, giới thiệu tác giả Nguyễn Bính và bài thơ “Xuân về”.
– Nêu cảm nhận chung nhất về tác phẩm.
Thân bài:
* Chủ đề và mạch cảm hứng của đoạn thơ:
– Chủ đề: Bức tranh cảnh vật cùng con người ở làng quê Việt Nam khi xuân về.
– Mạch cảm xúc: Cảm hứng lãng mạn, say mê với cái đẹp do mùa xuân đem tới.
* Phân tích tác phẩm:
– Bức tranh thiên nhiên mùa xuân:
+ Gió xuân về: làm ửng hồng gò má của “gái chưa chồng “; đem cái rét về, xuân đến rồi lại đi.
+ Khi cơn mưa mùa xuân qua đi, trời quang mây tạnh.
+ Ánh nắng dịu mát, ấm cúng bắt đầu xuất hiện.
+ Lộc non đâm chồi, mọc lên lớp “tráng bạc” sau cơn mưa xuân.
+ Đồng lúa vào “thì con gái” xanh ngát, “mượt như nhung”.
+ Những bụi hoa tràn ngập sắc màu cùng hương thơm của những bông lúa, lôi cuốn côn trùng về thụ phấn.
– Hình ảnh con người:
+ Đôi má đỏ hây hây của “gái chưa chồng”.
+ Cô hàng xóm với “đôi mắt trong” ngước lên bầu trời.
+ Con trẻ nô đùa, “chạy xun xoe” dưới ánh nắng mùa xuân.
+ Sự thảnh thơi của người lao động được “nghỉ việc đồng” vì mấy tháng trời làm việc vất vả.
+ Hình ảnh nô nức khi đi lễ chùa, từ các cô gái trẻ trung với “áo đỏ, quần thâm” tới các cụ “tóc bạc”
* Đánh giá:
– Nội dung:
+ Cảnh ngày xuân nơi làng quê giản dị, mộc mạc.
+ Bức tranh thiếu nữ duyên dáng đi trẩy hội.
– Nghệ thuật:
+ Hình ảnh thơ chân thực, sống động.
+ Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, được dùng linh hoạt.
+ Sử dụng biện pháp tu từ.
+ Giọng thơ chậm rãi, cách ngắt nhịp nhẹ nhàng.
-> Nét đẹp giản dị đặc trưng của thơ Nguyễn Bính.
Kết bài:
– Khẳng định lại giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ
– Khẳng định lại ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.
1.2. Dàn ý mẫu 2:
Mở bài
Giới thiệu tác phẩm “Xuân về” và tác giả Nguyễn Bính.
Nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Thân bài
* Vẻ đẹp khi gió xuân về:
– Gió xuân mang hơi ấm và sắc xuân nhuộm hồng lên đôi má “gái chưa chồng”.
– Cô láng giềng, cô hàng xóm của tác giả bâng khuâng nhìn trời với “đôi mắt trong”.
=> Bức tranh xuân lãng mạn, trữ tình được khắc hoạ thông qua hai hình ảnh “màu má gái chưa chồng” và “đôi mắt trong” của cô hàng xóm đang “ngước mắt” ngắm trời xuân.
* Vẻ đẹp khi nắng xuân về:
– Gió xuân thổi về từng cơn rồi “gió bay đi”, gợi lên cảm giác lâng lâng.
– Mưa xuân, bụi trắng trời, hôm nay mưa đã tạnh, bầu trời thật đẹp, một không gian ấm áp: “giời quang, nắng mới vàng“.
“Lá nõn” là những chồi lá, cành lá non màu xanh tươi mơn mởn, “nhành non” là những nhành non mới nhú lên có vài lá già màu xanh biếc như ngọc.
=> Lá xuân mơn mởn, non tơ sáng ngời lên long lanh. Các chữ: “nõn”, “non”, ‘ bạc? “,đã gợi lên mùa xuân và sức xuân kì diệu.
– Cảnh xuân ngày càng trở nên rộn rã, vui tươi và hồn nhiên khi xuất hiện “Từng đàn trẻ con chạy xum xoe”.
=> Cảnh xuân ngày càng trở nên ý nghĩa hơn.
* Vẻ đẹp đồng quê xuân về:
– Giêng hai là thời gian nông nhàn, bà con lao động “nghỉ việc đồng”, ai nấy đều hân hoan chào đón lễ hội mùa xuân.
– Cánh đồng làng bát ngát “tóc con gái mềm tựa tơ“.
– Vườn tược, làng mạc nở trắng màu hoa huệ, hoa nhài “ngào ngạt hương bay”.
– Mùi hương ngọt ngào, quấn quít “bướm vẽ vòng”.
Chữ “đầy”, chữ “ngào ngạt” là hai nét vẽ gợi lên cái đẹp, cái hồn của mùa xuân nơi quê.
=> Cảnh bướm, hoa trong mùa xuân rất trữ tình thơ mộng. Nguyễn Bính đã đem cái tình yêu mùa xuân, yêu làng xóm đồng quê mà viết thành những câu lục bát về hương hoa, về bướm hoa giữa mùa xuân
* Cảnh đi trẩy hội mùa xuân:
“Một đôi cô” duyên dáng, tươi xinh mặc trang phục truyền thống: “yếm đỏ khăn thâm” đi trẩy hội chùa.
Các cụ già, bà già “tóc bạc” lưng còng, tay cầm gậy tre, vừa đi vừa lần mõ, miệng lẩm bẩm đọc kinh.
=> Cảnh trẩy hội xuân vừa tưng bừng rộn rã, lại vừa mộc mạc đáng yêu.
Kết bài: Khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
2. Cảm nhận bài thơ Xuân về của Nguyễn Bính hay hay nhất:
Nhắc đến mùa xuân là nhắc đến sự sinh sôi, “thay da đổi thịt” của vạn vật. Đó là thời khắc mở đầu cho một năm, đánh dấu biết bao điều mới mẻ, hạnh phúc. Mùa xuân, với sự bừng nảy và thay đổi của mọi vật, luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca và văn chương của nhiều thế hệ. Xuân Diệu với “Vội vàng”, Tố Hữu với “Xuân sớm”, Thanh Hải với “Mùa xuân nho nhỏ” – đó là những bài thơ mang đậm hương xuân. Trong số đó, “Xuân về” của Nguyễn Bính nổi bật với sự gần gũi, thân thuộc với làng quê.
“Xuân về” đã vẽ nên một bức tranh của làng quê và con người Việt Nam thơ mộng trong giai đoạn bắt đầu một năm mới. Qua từng dòng thơ, ta được thấy cảm hứng trữ tình cùng sự phấn khích, niềm vui của tác giả khi chứng kiến sự thay đổi của thời gian.
Từ đầu, thiên nhiên trong tác phẩm hiện lên rất tươi đẹp và đầy sức sống. Tiếng gió xuân mang theo một chút ấm áp dịu dàng: “Thấy xuân về cùng cơn gió đông”. Cơn gió “đến rồi lại đi”, làm đỏ gò má của cô gái trẻ. Nó mang theo cả những cơn mưa phùn lạnh giá, để lại bầu trời trong lành và tia nắng Mặt Trời. Toàn bộ khung cảnh trở nên tươi sáng qua “ánh nắng mới rọi”. Ánh nắng khiến lớp nước trên cỏ lá trở nên lấp lánh như “được tráng bạc”. Đây là một cách so sánh độc đáo mà tác giả sử dụng. Các cây non đua nhau mọc chồi, mang thêm sự sống vào cảnh thiên nhiên rộng lớn. Không chỉ có thế, cả làng quê Việt Nam cũng mang trên mình vẻ đẹp mới: “Lúa thì con gái mượt như nhung/Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng/Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng”. Có cánh đồng lúa xanh mướt, vườn hoa bưởi, hoa cam phô diễn hương thơm dịu dàng. Chúng thu hút ong bướm, tô điểm không gian với sắc màu rực rỡ. Tất cả tái hiện thành công bức tranh làng quê Việt Nam dưới trời xuân tươi đẹp và đầy sức sống.
Ngoài ra, hình ảnh con người cũng được nhà thơ mô tả một cách tài tình. Các cô gái xuất hiện từ khổ thơ đầu tiên với hơi thở của cơn gió xuân. Có cô “gái chưa chồng” má hồng hào, là “cô hàng xóm” đôi mắt nhìn lên trời. Dù chỉ đơn giản nhưng đó lại là điểm nhấn, chấm phá cho cảnh xuân thơ mộng. Tiếp theo, ta thấy “Từng đàn con trẻ chạy xun xoe”. Đây là biểu hiện niềm vui, sự háo hức của đứa trẻ khi Tết đến, xuân về, cũng như là cảm xúc và tâm hồn của tác giả được thể hiện qua từng câu chữ. Nông dân giờ đây có thể tạm thời gác lại công việc nặng nhọc, “thong thả” thưởng thức tiết trời trong lành của đầu xuân. Họ mặc áo quần mới, trẩy hội vui đùa. Từ những cô gái trẻ với yếm đỏ, khăn thâm, đến những bà lão tóc bạc chống gậy trúc, ai ai cũng nô nức, vui vẻ tham gia “trẩy hội chùa”. Tất cả hòa quyện lại, tái hiện trước mắt người đọc không gian làng quê Việt Nam dưới trời xuân tươi đẹp, sôi động nhưng vẫn gìn giữ nét dân dã, ấm áp.
Với “Xuân về”, nhà thơ Nguyễn Bính đã thành công về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Bằng hình ảnh giản dị, gần gũi và ngôn ngữ thơ trong sáng, mộc mạc, tác giả đã tả nét đẹp đặc trưng của mùa xuân nơi làng quê Việt Nam. Từng dòng thơ chậm rãi, cách ngắt nghỉ nhịp nhàng tạo nên cảm giác thư thái. Điều đó giúp người đọc cảm nhận rõ nét không khí yên bình của chốn làng quê. Ngoài ra, tác giả còn thành công trong việc sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh: “…mượt như nhung”, ẩn dụ: “lúa thì con gái”, hay cả đảo ngữ, hoán dụ. Điều này đã góp phần nâng cảm xúc của bài thơ, khiến vẻ đẹp của thiên nhiên và con người càng được nhấn mạnh hơn. Và đó cũng chính là nét đặc trưng của thơ Nguyễn Bính, đồng thời thể hiện chính con người tác giả. Với danh hiệu “nhà thơ của làng quê Việt Nam”, ông đã rất thành công mang đến cho độc giả bức tranh chân thật và đẹp đẽ, thơ mộng nhất bằng ngòi bút tài hoa, dân dã của mình.
Nhìn chung, đề tài mùa xuân đã không còn quá xa lạ trong văn học nước nhà nói riêng và thế giới nói chung. Tuy nhiên qua bàn tay nhào nặn của từng tác giả khác nhau, ta sẽ nhận được những thành phẩm độc đáo, riêng biệt mà vẫn mang đầy ý nghĩa. Với “Xuân về”, Nguyễn Bính đã đem đến cho độc giả mùa xuân thật dân dã, gần gũi ở làng quê Việt Nam thân thuộc. Tác phẩm sẽ luôn là một trong những bài thơ tiêu biểu và ý nghĩa nhất viết về chủ đề này.
3. Cảm nhận bài thơ Xuân về của Nguyễn Bính hay chọn lọc:
Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Bính Thuyết, sinh năm 1919 tại thôn Thiệu Vịnh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trong một gia đình nhà Nho nghèo. Mồ côi mẹ từ khi mới lọt lòng mẹ, lên 10 tuổi Nguyễn Bính đã phải theo anh là Nguyễn Mạnh Phác (nhà văn Trúc Đường) ra Hà Nội cùng mẹ kiếm sống. Nguyễn Bính ba lần vào Nam, nhằm tránh việc bị chính quyền Pháp gây khó dễ. Nguyễn Bính đã đổi tên trong căn cước thành Nguyễn Bính Thuyết. Nguyễn Bính làm thơ rất sớm. Cô hái mơ là tập thơ đăng tạp chí đầu tay. Năm 1937, ông được giải thưởng Tự lực Văn đoàn với bài thơ Tâm hồn tôi. Từ đấy, người ta quý mến Nguyễn Bính vì ông đã tạo dựng nên phong vị thơ riêng cho Nguyễn Bính: phong vị lục bát vọng cổ. Bài thơ Xuân về cũng mang phong vị riêng đối với Nguyễn Bính: phong vị thơ mới thất ngôn.
Ít có nhà văn, nhà thơ nào không viết cảm nhận về mùa xuân của mình lên trang giấy. Mỗi người một nét cảm nhận, một phong vị văn thơ khác nhau nhưng dường như ai cũng ngợi ca sức sống của thiên nhiên, của con người mùa xuân. Với Nguyễn Bính mùa xuân bao trùm lên vạn vật. Trong bốn khổ thơ bảy chữ tác giả là người quan sát và mô tả qua từng nét trong trẻo, nhẹ nhàng. Nét xuân đầu tiên được nhà thơ quan sát từ một vị trí gần với nhà thơ nhất:
Đã thấy xuân về với gió đông
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
“Xuân về” điều mà Nguyễn Bính “thấy” chính là cảm nhận ở tác nhân khác, qua hình ảnh khác. Tác nhân khác là “gió đông”, đã không hề khiến da thịt lạnh buốt để thi sĩ cảm nhận là xuân đang về và tác nhân khác nữa là “cổ hàng xóm” mới lớn có “màu má – đôi mắt trong” thể hiện sức sống tràn trề, tươi trẻ của những ngày đầu năm mới. Xuân gần là ở nắng, là ngọn gió, là cô hàng xóm đang mơ màng ngắm trời dưới hiên:
Rồi xa hơn một chút:
Từng đàn con trẻ chạy xun xo
Mưa tạnh giời quang nắng mới ho
Lá nõn nhành non ai tráng bạc
Gió về từng trận gió bay đi.
Khung cảnh rất tươi sáng và dễ chịu. Trời không mưa. “Gió về từng cơn gió thoảng qua“, câu thơ đem tới cho người ta cảm giác dễ chịu, trong lành chứ không là gió lốc, gió xoáy. “Lá nõn cành non ai tráng bạc” là một câu thơ đẹp về hình thức, giàu về ý nghĩa. Đẹp bởi hình ảnh “lá nõn nhành non” cùng nghệ thuật ví von “ai tráng bạc “; hay ở chỗ nó làm sinh động hơn màu sắc tươi vui của ngày xuân, tạo cái phông nền thật hợp với tâm trạng vui sướng của” đàn con trẻ “.Bức tranh xuân được mở rộng ra:
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương hay, bướm vẽ vòng.
Không gian bức tranh Xuân được mở rộng theo một tổng thể. Từ mái hiên hàng xóm, lá nõn cành trải rộng đến khu vườn với sắc màu của hoa bưởi hoa cam thoang thoảng mùi hương cùng nhiều bướm lượn. Tất cả nằm trong khung phông nền của cánh đồng quê “lúa thì con gái mịn như nhung”. Lúa đang lớn, đang đến giai đoạn chuẩn bị trổ đòng lá xanh mềm phủ khắp nơi. Lúc này, nhà nông thảnh thơi nghĩ về việc “tháng giêng ăn tết ở nhà”
Phần cuối cùng của bức tranh tổng thể Xuân về là hình ảnh
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràng hạt miệng nam mô.
Nếu ở hai khổ thơ giữa nhà thơ miêu tả cảnh đồng quê, ruộng lúa, . .. là chủ yếu thì ở khổ thơ trên nhà thơ đã tập trung miêu tả về con người đang đón xuân về, cụ thể là các cô gái và những cụ bà. Ba khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả xuân đang về với con người, nhưng ở khổ thơ cuối khi xuân đã về, con người đang đón xuân. Một trong các hình thức đón xuân mới đó là “trẩy hội chùa”. Cảnh trong khổ thơ là cảnh làng quê miền Bắc Việt Nam mấy năm trước Cách mạng tháng Tám. Đi lễ chùa phần lớn là ông bà cụ già cùng những cô gái. Quanh năm chân đất, áo quần bạc màu mưa nắng. Nhân xuân về, mấy cô diện “yếm đỏ khăn thâm” dẫn bà lão lên chùa cầu phúc.
Xuân về mang một phong vị khác trong thơ ca của Nguyễn Bính. Cảnh Xuân tuy vẫn là cảnh đầy sức sống với cảnh sắc tươi đẹp, thanh bình của làng quê Việt Nam nhưng mỗi dòng thơ về khung cảnh ấy đều là các bài thơ mới đang trong thời kỳ phát triển của thơ ca. Riêng về Xuân về mà lại xét thì đó là một bài thơ hay trong các vần thơ lưu lại các nét đặc sắc của quê Việt giữa các năm đầu của thế kỉ XX.