Yêu và đồng cảm là đoạn trích thuộc tác phẩm Sống vốn đơn thuần của tác giả Phong Tử Khải, đoạn trích mở đầu bằng lời kể của tác giả về một chú bé xếp đồ giúp mình, về lòng đồng cảm của chú bé với tất cả đồ vật có trong phòng. Bài viết dưới đây cung cấp cho độc giả bài soạn tác phẩm Yêu và đồng cảm.
Mục lục bài viết
1. Tổng quan tác phẩm:
Nội dung chính
Tóm tắt
Đoạn trích “Yêu và đồng cảm” của Phong Tử Khải là một đoạn văn giàu ý nghĩa, thể hiện quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và trẻ em. Đoạn trích bắt đầu bằng lời kể của tác giả về một chú bé xếp đồ giúp mình. Chú bé ấy không chỉ xếp đồ gọn gàng mà còn đặt từng món đồ vào vị trí thích hợp, sao cho chúng cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Hành động của chú bé đã thể hiện tấm lòng đồng cảm của chú với tất cả đồ vật có trong phòng. Từ đó, tác giả đi sâu phân tích về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ cũng giống như trẻ em, luôn đồng cảm với mọi sự vật, kể cả những đồ vật vô tri vô giác. Họ có thể nhìn thấy vẻ đẹp và cảm nhận được tâm hồn của những đồ vật ấy. Để minh họa cho quan điểm của mình, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể. Ví dụ, khi vẽ một bức tranh, người nghệ sĩ không chỉ chú ý đến hình dáng, màu sắc của vật thể mà còn phải hiểu được ý nghĩa của chúng. Họ phải đặt mình vào vị trí của vật thể để cảm nhận được những gì mà chúng đang trải qua. Văn bản khẳng định rằng lòng đồng cảm là một phẩm chất cao quý của người nghệ sĩ. Nó giúp họ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, có giá trị. Đồng thời, lòng đồng cảm cũng là một phẩm chất đáng quý của trẻ em. Nó giúp trẻ em trở nên nhạy cảm và giàu tình yêu thương. Đoạn trích “Yêu và đồng cảm” là một bài học sâu sắc về lòng đồng cảm. Nó nhắc nhở chúng ta hãy học cách đồng cảm với mọi người xung quanh, kể cả những người và vật vô tri vô giác.
2. Trước khi đọc:
Câu 1 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 1): Bạn hiểu thế nào về sự đồng cảm trong cuộc sống? Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, bạn có tâm trạng như thế nào?
Phương pháp giải:
– Lý giải suy nghĩ của bản thân về sự đồng cảm.
– Nhớ lại những lúc bạn bày tỏ sự đồng cảm hoặc nhận được sự đồng cảm và nêu cảm nhận.
Lời giải chi tiết:
– Sự đồng cảm là sự đồng điệu trong tâm hồn, là sự rung động trước những cảm xúc của người khác, đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu và đồng cảm với họ.
– Khi thể hiện sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, tôi cảm thấy rất vui vẻ và thoải mái, tâm trạng trở nên vui vẻ hơn, yêu đời hơn.
Câu 2 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 1): Bạn thường có cảm xúc gì mỗi lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật (văn học, hội họa, âm nhạc, …)? thử lý giải vì sao bạn có cảm xúc ấy?
Phương pháp giải:
Nhớ lại và nêu những cảm xúc khi đọc một tác phẩm nghệ thuật, sau đó lý giải vì sao có cảm xúc ấy.
Lời giải chi tiết:
– Học sinh có thể nhớ lại các cảm xúc của bản thân khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật.
Gợi ý:
– Khi đọc một tác phẩm nghệ thuật, sẽ có sự đồng điệu, đồng cảm với tác giả, hiểu rõ quan điểm nghệ thuật của tác giả.
– Lý do có sự đồng cảm bởi vì tôi hiểu rõ về tác phẩm, hiểu rõ ý nghĩa và thông điệp mà tác giả mong muốn gửi gắm, có sự đồng điệu về cảm xúc với tác giả.
3. Trong khi đọc:
Câu 1 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 1): Tác giả mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó gây được ấn tượng gì với bạn?
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ đoạn (1) của văn bản Yêu và đồng cảm.
– Nêu ấn tượng của bản thân về câu chuyện chú bé xếp đồ giúp tác giả.
Lời giải chi tiết:
Ấn tượng khi đọc câu chuyện mở màn bài viết:
– Cảm thấy thích thú, hiếu kỳ với nội dung bài viết.
– Câu chuyện về chú bé gợi sự cảm thông với lối suy xét của chú bé.
– Ấn tượng về cách bắt đầu bài viết thật lôi cuốn và hấp dẫn độc giả.
Câu 2 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 1): Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?
Phương pháp giải:
– Đọc lại đoạn (1) của văn bản.
– Chú ý những câu văn thể hiện suy nghĩ của tác giả để chỉ ra điều mà tác giả phục chú bé.
Lời giải chi tiết:
Tác giả phục chú bé ấy bởi đức tính chăm chỉ và khâm phục tấm lòng đồng cảm của chú bé. Chú bé ấy chăm chỉ xếp đồ vật bởi vì chú biết đồng cảm với đồ vật, hoà vào suy nghĩ, xúc cảm của đồ vật và xếp chúng về đúng chỗ của mình.
Câu 3 (trang 78, SGK Ngữ văn 10, tập 1): Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ đoạn (2) của văn bản.
– Chú ý những câu văn nói về cách nhìn sự vật của những nghề nghiệp khác nhau để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Góc nhìn riêng biệt đối với sự vật, cụ thể là đối với một gốc cây của các ngành nghề khác nhau là:
– Nhà khoa học nhìn về hình dạng và sức sống của gốc cây.
– Bác làm vườn thì nhìn thấy sức sống của cây.
– Nhưng chú thợ mộc chưa thấy rõ vẻ đẹp hoặc xấu của gốc cây.
– Anh thợ mộc nhìn thấy hình dáng của cây, chỉ đơn giản thưởng thức hình dáng của cây.
Câu 4 (trang 78, SGK Ngữ văn 10, tập 1): Phải chăng sự đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ?
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ văn bản Yêu và đồng cảm.
– Tập trung vào những đoạn nói về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Lòng đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu của mỗi nghệ sĩ, bởi:
– Người nghệ sĩ cần đồng điệu, đồng cảm với khán giả mới có thể tạo ra một tác phẩm xuất sắc.
– Người nghệ sĩ có lòng đồng cảm thì những tác phẩm họ tạo ra sẽ có hồn hơn, dễ đến gần hơn với người xem.
Câu 5 (trang 78, SGK Ngữ văn 10, tập 1): Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào?
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ đoạn (4) của văn bản.
– Chú ý những từ ngữ, câu văn viết về sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được thể hiện:
– Người nghệ sĩ phải đồng cảm với muôn loài, từ sinh vật đến phi sinh vật, từ động vật đến thực vật.
– Vạn vật đều có hồn cho nên phải hiểu và cảm thụ chúng từ sâu thẳm trái tim con người.
– Đặt mình vào chính nhân vật, cảm nhận và trải nghiệm cuộc sống của để có sự đồng cảm, đồng điệu nhất định trong sáng tạo nghệ thuật.
Câu 6 (trang 80, SGK Ngữ văn 10, tập 1): Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ văn bản Yêu và đồng cảm.
– Chú ý những câu văn, đoạn văn nói về trẻ em để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em sự đồng cảm với mọi vật từ chó, mèo, hoa cỏ, … Trẻ em nhìn cuộc đời với nét thơ ngây, trong sáng và thường tập trung vào những điều mà ít người chú ý và khám phá ra nhiều điều thú vị.
4. Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1): Tìm trong văn bản những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ. Vì sao tác giả lại nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy?
Phương pháp giải:
– Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
– Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.
– Tìm và tóm tắt các cụm từ, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ trong văn bản.
– Liên hệ với hoàn cảnh sinh sống của tác giả và đề tài văn bản để tìm những điều tác giả nói nhiều về trẻ em và tuổi thơ.
Lời giải chi tiết:
– Những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ trong văn bản:
+ Đoạn (1): “Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc.… . Thấy dây treo tranh trên tường buông thõng thò ra ngoài, nó bắc ghế trèo lên giấu vào trong hộ.”; “Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này.”
+ Đoạn (3): “Họa sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả tre em, đồng thời cũng đã đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạc ăn mày.”
+ Đoạn (5): “Về mặt này chúng ta không thể không ca tụng các em bé.…. Bởi vậy bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật’”
+ Đoạn (6): “Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người! Tuy thời hoàng kim của chúng ta đã trôi qua, nhưng nhờ bồi dưỡng về nghệ thuật, chúng ta vẫn có thể thấy lại thế giới hạnh phúc, nhân ái và hòa bình ấy.”
– Lý do tác giả đề cập nhiều về trẻ em và tuổi thơ là bởi vì:
+ Tác giả là một nhà văn, hoạ sĩ, một nghệ thuật gia nổi tiếng của Trung Quốc, các sáng tác của ông đều ca ngợi tấm lòng trẻ thơ trong việc nhìn nhận đời và thưởng thức nghệ thuật.
+ Tác giả ngưỡng mộ, ca ngợi tấm lòng trong sáng của trẻ em, ông đã đem sự ca ngợi trẻ thơ vào các sáng tác của mình nhằm truyền đạt tư tưởng của tác giả với người đọc.
+ Ông muốn được quay về tuổi thơ, để được tận hưởng sự hồn nhiên, vô tư, tìm lại “thời hoàng kim” đã qua trong đời.
Câu 2 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1): Mặc dù không ít lần nói tới danh xưng “họa sĩ”, nhưng trên thực tế, điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa. Những từ ngữ nào trong văn bản đã giúp bạn nhận ra điều đó?
Phương pháp giải:
– Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
– Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.
– Chú ý những từ ngữ trong văn bản không nằm trong phạm vi hội họa.
– Liệt kê những từ ngữ cho thấy điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ trong văn bản cho thấy điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa:
– Tấm lòng, đồng cảm,
– Thế giới của Chân – Thiện – Mĩ,
– Trẻ em, tuổi thơ.
Câu 3 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1): Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản và đánh giá sự liên kết giữa các phần.
Phương pháp giải:
– Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
– Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.
– Nêu nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản
– Chú ý nội dung và cách sử dụng các phép liên kết để đánh giá sự liên kết giữa các phần.
Lời giải chi tiết:
– Nội dung trọng tâm của từng phần được đánh số:
+ Đoạn (1): kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc trong phòng.
+ Đoạn (2): cái nhìn của người họa sĩ với mọi vật.
+ Đoạn (3): nhân cách vĩ đại của người nghệ sĩ.
+ Đoạn (4): tấm lòng đồng cảm với mọi thứ của người họa sĩ.
+ Đoạn (5): lòng đồng cảm của trẻ em, chất nghệ sĩ trong mỗi con người.
+ Đoạn (6): giá trị của tuổi thơ.
– Sự liên kết giữa những phần được đánh số trong văn bản:
+ Về nội dung: Nội dung của mỗi phần đã có sự liên kết với nhau, nội dung đoạn sau có sự liên kết với nội dung, vấn đề của đoạn đầu như ở đoạn (1) đề cập đến cái nhìn sự vật của chú bé khi sắp xếp đồ vật giúp đỡ hoạ sĩ thì tiếp đến đoạn (2) đề cập đến cách quan sát mọi sự vật của bác hoạ sĩ, có sự liên kết với chú bé ở đoạn (1).
+ Về hình thức: Giữa những phần được đánh số đã có sự liên kết với nhau, được liên kết với nhau bằng những phép liên kết như đoạn (2) được liên kết với đoạn (3) bởi phép lặp các từ ngữ “hoạ sĩ”, “tấm lòng”, . ..
+ Giữa những phần được đánh số trong văn bản đã có sự liên kết chặt chẽ với nhau ở mặt nội dung lẫn hình thức.
Câu 4 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1): Tác giả đã nêu lên những lí lẽ, bằng chứng nào để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật?
Phương pháp giải:
– Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
– Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.
– Chú ý những câu văn nói về hoạt động sáng tạo nghệ thuật trong văn bản.
– Liệt kê những lý lẽ, bằng chứng mà tác giả dùng để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
Lời giải chi tiết:
Những lí lẽ, chứng cứ khẳng định vai trò to lớn của việc đồng cảm:
– Mọi người nhìn hình dáng của chiếc cây với góc nhìn của phương diện hiện thực, của thế giới Chân – Thiện, còn người nghệ sĩ nhìn chiếc cây với phương diện thẩm mỹ, cảm nhận vẻ đẹp, cái Mĩ của cây.
– Người nghệ sĩ phải đồng điệu đồng cảm với đối tượng mô tả mới mong sáng tạo được các kiệt tác tuyệt vời nhất, thành người có nhân cách cao đẹp.
– Người nghệ sĩ phải có tấm lòng mênh mông, đồng cảm với muôn vật trên cõi đời, đạt đến cảnh giới “ta và vật một thể” trong sáng tạo nghệ thuật.
– Trong quá trình sáng tác nghệ thuật, người nghệ sĩ phải hướng tâm hồn bản thân trở về là một đứa trẻ, đặt cảm xúc vào tác phẩm nghệ thuật hay đối tượng mô tả để đồng cảm với trẻ.
Câu 5 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1): Tác giả đã phát hiện ra những điều tương đồng gì giữa trẻ em và người nghệ sĩ? Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở nào?
Phương pháp giải:
– Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
– Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.
– Chỉ ra những điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ.
– Dựa vào đề tài của văn bản để đưa ra cơ sở hình thành sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả.
Lời giải chi tiết:
– Các đặc điểm chung của trẻ em và người nghệ sỹ:
+ Đều có tấm lòng đồng cảm, đồng cảm với mọi thứ từ con người, động vật đến cây cối.
+ Đều có tâm hồn trong trắng, ngây thơ, yêu muôn vật với vẻ đẹp được nhân cách hoá, được phóng đại.
+ Cơ sở thể hiện thái độ yêu quý, tôn trọng trẻ em của nhà văn:
Tâm hồn trẻ em rất trong trẻo, hồn nhiên, cảm nhận muôn vật thông qua thế giới nội tâm.
Trẻ em luôn giàu lòng đồng cảm, đồng cảm với tất cả mọi vật một cách chân thực nhất.
Trẻ nhỏ tuổi luôn đặt cảm xúc vào từng hành động của bản thân, có một tuổi thơ hạnh phúc, cuộc sống không lo âu.
Câu 6 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1): Theo bạn, nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần 1, sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản Yêu và đồng cảm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Phương pháp giải:
– Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
– Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.
– Đọc kí đoạn (1) của văn bản.
– Dựa vào sự liên kết về nội dung giữa các phần để nêu những ảnh hưởng nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần 1 của văn bản.
Lời giải chi tiết:
Sự ảnh hưởng nếu không có đoạn nói về chú bé được tác giả sắp xếp đề đạc:
– Sức hấp dẫn và sự lôi cuốn của văn bản sẽ bị giảm đi.
– Người đọc sẽ thấy mơ hồ khi bắt đầu đọc từ đoạn (2), dẫn đến việc khó lòng mà nắm và thấu hiểu hết toàn bộ văn bản.
– Văn bản sẽ không được mạch lạc, thiếu sự gắn kết của đoạn đầu với các đoạn tiếp theo.
Câu 7 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1): Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non” (Đôi mắt xanh non, trong tập Riêng chung, NXB Văn học, Hà Nội, 1960). Dựa vào nội dung văn bản Yêu và đồng cảm, hãy thử nêu lý do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy.
Phương pháp giải:
– Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
– Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.
– Dựa vào ý nghĩa câu thơ và nội dung văn bản trên để đưa ra lí do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy.
Lời giải chi tiết:
Lí do để nhà thơ Xuân Diệu đề xuất như sau:
– Đôi mắt xanh non là chỉ đôi mắt của trẻ thơ, nhìn cuộc đời một cách trong sáng, hồn nhiên nhất để tận hưởng cuộc đời trong một màu hồng tươi đẹp.
– Nhìn đời với đôi mắt của trẻ bé sẽ giúp con người cảm nhận cuộc đời dưới một góc độ tươi đẹp hơn, không có cảm giác mỏi mệt và luôn tràn ngập niềm hạnh phúc, yêu đời.
– Nhà thơ muốn được trở lại tuổi thơ, trở lại hình hài của một đứa trẻ để cảm nhận được tình thương, niềm hạnh phúc khi được vui đùa mà không phải vướng bận chuyện đời.
5. Kết nối đọc – viết:
Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề này
Phương pháp giải:
– Giới thiệu ngắn gọn về sự đồng cảm.
– Giải thích ý nghĩa của sự đồng cảm.
– Đưa ra những luận điểm, lí lẽ, bằng chứng chứng minh quan điểm trên.
– Khái quát, khẳng định lại vấn đề.
Lời giải chi tiết:
Lòng đồng cảm là một phẩm chất cao quý của con người, là sợi dây gắn kết giữa người với người, tạo nên một thế giới tươi đẹp. Sự đồng cảm là sự thấu hiểu, cảm thông với những vui buồn, nỗi đau của người khác. Nó được thể hiện qua hành động, lời nói và cả những cử chỉ, ánh mắt. Người có lòng đồng cảm luôn biết đặt mình vào vị trí của người khác để cảm nhận những gì họ đang trải qua. Họ sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Sự đồng cảm có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Nó giúp con người gắn kết với nhau, tạo nên một xã hội ấm áp, nhân ái. Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều biểu hiện của lòng đồng cảm. Đó là những hành động nhỏ bé như giúp đỡ người già qua đường, nhường ghế cho người khuyết tật, quyên góp ủng hộ người nghèo,… Đó cũng có thể là những hành động lớn lao hơn như đi làm từ thiện, thành lập các tổ chức giúp đỡ người khó khăn,… Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, vẫn còn có những người sống ích kỉ, thờ ơ với mọi thứ. Họ chỉ biết nghĩ đến bản thân mà không quan tâm đến người khác. Để xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái, mỗi người cần biết rèn luyện lòng đồng cảm. Chúng ta hãy học cách đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu và cảm thông. Hãy sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn. Lòng đồng cảm là một phẩm chất đẹp đẽ cần được gìn giữ và phát huy. Hãy cùng nhau lan tỏa lòng đồng cảm để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.