Đề bài Kể lại một câu chuyện cổ tích bằng lời một nhân vật trong câu chuyện đó yêu cầu các bạn học sinh cần vận dụng trí tưởng tượng, sáng tạo của mình để hóa thân một cách tự nhiên vào một trong số các nhân vật đó. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn học sinh các bài viết kể lại câu chuyện cổ tích qua lời một nhân vật trong câu chuyện đó, hy vọng sẽ giúp ích được các bạn học sinh trong quá trình học tập.
Mục lục bài viết
1. Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc bằng lời bà lão:
Tôi là một bà lão sống một mình trong ngôi nhà nhỏ. Tôi đã già yếu, không thể làm việc nữa và không có ai giúp đỡ, vì vậy cuộc sống của tôi rất khó khăn. Mỗi ngày, tôi phải ra đồng để kiếm ốc và cua để kiếm sống. Một ngày nọ, tôi tình cờ bắt được một con ốc xinh đẹp. Vỏ của nó có màu xanh biếc và tỏa sáng dưới ánh sáng mặt trời. Tôi thấy ốc đẹp quá, không muốn bán nên mang về và thả vào cái chum nước ở sân.
Kỳ diệu là từ đó, sau khi tôi đi làm về, nhà cửa luôn sạch sẽ và gọn gàng, vườn được chăm sóc cẩn thận, lợn gà no nê. Đặc biệt hơn cả, trên bàn có luôn mâm cơm đã sắp sẵn. Ban đầu tôi nghĩ hàng xóm thương xót cho bà lão cô đơn này và đã giúp đỡ tôi. Nhưng không phải vậy.
Tôi quyết định phải tìm hiểu ai đã giúp tôi một cách thầm lặng. Một ngày, tôi giả vờ đi làm như bình thường. Nhưng thực ra, khi tôi đi được nửa đường, tôi quay lại và tìm một nơi kín đáo để rình xem. Tôi chờ đợi mãi cuối cùng cũng thấy một cô gái tuổi đôi mươi xuất hiện từ trong chum nước. Cô gái trông xinh đẹp như tiên nữ từ thiên đường xuống trần gian. Cô ấy đi vào nhà và bắt đầu quét dọn, lau chùi nhà cửa, sân vườn và cho lợn gà ăn uống.
Tôi hoàn toàn ngạc nhiên. Tưởng chừng như cô gái đã lặn vào vỏ ốc và biến mất, tuy nhiên tôi đã tiến lại gần chum nước và cầm vỏ ốc lên rồi đập vỡ thành từng mảnh. Tôi không muốn cô gáI biến mất vào trong vỏ ốc, tôI muốn có cộI sống bên em nên đã làm như vậy.
Khi nghe tiếng va chạm, cô gái hốt hoảng chạy lại bên chum nước để trốn trong vỏ ốc, nhưng đã quá muộn. Tôi thấy cô gái ngạc nhiên, tôi lên tiếng:
-“Con gái ơi! Hãy ở lại với tôi”
Cô gái đồng ý và từ đó, nàng tiên ốc trở thành người con gái yêu quý của tôi. Nhờ cô ấy, cuộc sống của tôi trở nên hạnh phúc hơn bao giờ hết.
2. Kể lại câu chuyện Cây khế bằng lời của Chim Thần:
Tôi là nhân vật Chim Thần trong một câu chuyện cổ tích hay trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Hôm nay, tôi muốn kể lại câu chuyện đó cho tất cả mọi người nghe.
Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em sống trong một gia đình có cha mẹ bị mất sớm. Khi anh trai lấy vợ, họ quyết định chia phần gia sản của bố mẹ. Với sự tham lam của mình, anh trai lấy toàn bộ tài sản và chỉ để lại cho em trai một miếng đất nhỏ và cây khế ở cuối vườn. Cuộc sống của anh trai và vợ trở nên thịnh vượng dựa vào tài sản đã có sẵn, trong khi em trai phải làm công việc thuê để kiếm sống qua ngày.
Đến mùa cây khế ra hoa kết quả, em trai dựa vào cây khế để kiếm sống qua ngày. Tôi là loại chim yêu thích ăn các loại hoa quả nên khi bay qua nhà của em trai và nhìn thấy những quả khế chín rộ, tôi liền lao xuống ăn hết từ quả này sang quả khác. Em trai buồn bã đi gặp tôi và than thở:
“Chim ơi! Tài sản của tôi chỉ có cây khế này. Chim ăn hết, tôi sẽ sống sao đây?”
Tôi nhanh chóng trả lời:
“Ăn một quả, trả cục vàng. May túi ba gang mang đi mà đựng.”
Tôi giữ lời hứa và sáng hôm sau tôi đưa em trai ra biển để kiếm vàng. Em trai đã thu thập đủ một túi ba gang và nhờ tôi chở về nhà. Kể từ đó, cuộc sống của em trai trở nên giàu có và sung túc.
Đến mùa cây khế năm sau, tôi lại ghé qua nhà em trai và ăn hoa quả như lần trước. Tương tự như lúc trước, tôi đã nói với vợ chồng người anh rằng:
“Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.”
Người anh không kìm được sự tham lam trong lòng. Hắn xúc đồng tiền vàng, bạc, châu báu vào túi mười hai gang cho đến khi nó tràn đầy. Thậm chí, hắn còn nhét những thứ có thể nhét được vào trong người. Hắn leo lên lưng tôi và vì sự nặng nề, tôi phải vỗ cánh nhiều lần để có thể bay lên từ mặt đất. Nhưng khi tôi bay qua biển rộng, do cái túi quá nặng và do một cơn gió bất ngờ xô đến, tôi không thể duy trì sự ổn định và cuối cùng đã phải gạt hắn xuống biển sâu cùng với túi vàng.
Vậy là đã kết thúc cuộc sống của kẻ tham lam không biết quý trọng tình yêu. Đó là câu chuyện về Cây khế
3. Kể lại câu chuyện Cây khế bằng lời của người anh:
Cha mẹ mất sớm, để lại hai anh em tôi nương tựa nhau. Kể từ ngày tôi lấy vợ, bèn chướng mắt chú em, sợ chú ta cướp mất gia sản. Nghe lời vợ, tôi đuổi em trai ra khỏi nhà, rồi phân cho túp lều tranh rách nát và cây khế già.
Ấy vậy mà một thời gian sau, em trai tôi chẳng biết có tiền từ đâu mà trở nên giàu có nức tiếng mọt vùng. Tôi lân la lại hỏi chuyện mới biết: hóa ra do có chim thần ăn khế nên trả vàng. Tôi bèn lấy cả gia sản của mình để đổi lại cây khế với người em. Em trai tôi cũng ngoan ngoãn đồng ý.
Để chuẩn bị cho chuyến đi, tôi còn bản vợ may cái túi mười hai gang để chở vàng. Buổi sáng hôm ấy, chim thần lại đến ăn khế, tôi cũng ra bắt chước chú em bảo: “Chim thần hãy bay đi chỗ khác, đừng ăn khế nhà tôi. Nhà tôi nghèo, phải trông chờ vào việc bán khế kiếm miếng ăn qua ngày.” Chim cũng đáp lại: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.” Thế là chim chở tôi bay qua biển lớn, đến một hòn đảo xa. Trời ơi, khi bước chân đến đây, trước mắt tôi là những núi vàng lung linh, rực rỡ. Tôi chạy đến rồi nhét lấy, nhét để vào túi 12 gang đã chuẩn bị. Ngồi lên chim thần lần nữa, chim bảo tôi bỏ bớt vàng lại, vì nặng quá rồi không bay được. Tôi vẫn tiếc lắm, chả bỏ cục vàng nào, nói chim cứ cố bay đi. Ra đến biển lớn, gió to quá, chim chẳng bay nổi mà rớt xuống biển. Tôi cũng bị sóng đánh bay mất. Nhìn số vàng rời khỏi tay cùng sự sống đang tuột từng phút giây khỏi cơ thể, tôi hối hận vô cùng. Giá như tôi không tham lam thì tốt biết bao nhiêu!
4. Kể chuyện cổ tích Thạch Sanh bằng lời của Lý Thông:
Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to, tôi nghĩ bụng đây chắc chắc là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Anh ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gi ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với nó và cho nó về nhà tôi ở.
Thật đúng là gặp phải của hớ, từ ngày có nó mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay mình vì mình còn phải cất mẻ rượu mới. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh, mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, mẹ con tôi van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật Vua nuôi, không giết được và bảo thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi, không sẽ bị trách tôi. Việc ở đây cứ để anh xử lý cho. Lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, Vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp, vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã.Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Thạch Sanh đang ngồi gốc đa, thấy đại bàng cắp người đi qua, chàng bèn lấy tên bắn trúng nó 1 phát, nhưng do đại bàng quá khỏe mạnh, nên nó vẫn bay được về hang. Chàng lần theo vết máu tìm được hang của Đại bàng.
Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái, truyền ngôi cho tôi nữa. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo, không biết tìm công chưa kiểu gi cả. Tôi liền nghĩ đến Thạch Sanh, tôi về lại gốc đa năm xưa tìm nó. Thật vui mừng khi nó chính là người bắn trúng con đại bàng. Thạch Sanh còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lay dây để kéo công chúa lên, sau đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi hắn cứu được công chúa, tôi đã không thả dây xuống cứu hắn nữa mà vít luôn của hang lại.
Từ lúc công chúa về cung không nói không rằng, vua cha rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm, trong từ trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người tôi đã bị Thạch Sanh vạch mặt, Thạch Sanh vẫn thương tình tôi nên tha cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng giữa đường do giữ lời thề năm xưa lúc kết nghĩa anh em. Tôi đã bị sét đánh chết.
5. Kể lại một câu chuyện Ba lưỡi rìu theo lời nhân vật anh tiều phu:
Tôi là một chàng tiều phu sống ở vùng núi phía Nam. Tôi có một cuộc sống sung túc, nhờ cuộc gặp gỡ kì diệu mấy năm trước.
Lúc ấy, tôi vẫn là một chàng tiều phu nghèo, cả gia tài chỉ có một cây rìu sắt cũ kĩ. Hôm đó, khi đang chặt củi ven hồ, tôi bất cẩn làm rơi rìu xuống nước. Nước hồ sâu lắm, tôi lại không biết bơi nên chẳng biết phải làm sao. Đúng lúc ấy, hồ nước gợn sóng rồi xuất hiện một cụ già râu tóc bạc phơ đứng giữa hồ. Trên tay ông ấy cầm một cái rìu bằng vàng và hỏi tôi đó có phải rìu của tôi không. Nhìn nó, tôi liền lắc đầu từ chối, và nói với ông rìu của tôi làm bằng sắt cơ. Nghe vậy, ông tiên lại lặn xuống nước và một lát sau mới xuất hiện. Lần này, ông mang theo chiếc rìu bằng bạc và hỏi tôi câu hỏi như lần trước, và tất nhiên tôi vẫn lắc đầu. Sau đó, ông tiên lại biến mất. Lần thứ ba xuất hiện, ông tiên cầm theo chiếc rìu sắt cũ của tôi trên tay. Thấy nó, tôi mừng rỡ xin ông cho nhận lại. Nghe tôi nói, ông tiên bật cười, và cho tôi nhận lấy chiếc rìu của mình. Rồi ông còn ban cho tôi hai chiếc rìu vàng và bạc nữa. Ông bảo đó là phần thưởng cho lòng trung thực của tôi. Nói rồi ông biến mất.
Nhờ hai lưỡi rìu đó, tôi có vốn làm ăn, mở cửa hàng buôn bán và dần trở nên giàu có.