Bài thơ "Quê người" của tác giả Vũ Quần Phương miêu tả quang cảnh đồng quê Việt Nam qua góc nhìn của một người xa quê. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả bài soạn tác phẩm Quê người ngắn gọn nhất.
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Quê người:
Đọc văn bản “Quê người” (trang 56, 57 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Cánh diều) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các dòng thơ “Trên cao thì nắng cũng quê ta/ Cũng trắng màu mây bay phía xa/ Đồi cũng nhuộm vàng trên đỉnh ngọn”?
A. Ẩn dụ
B. Nói giảm, nói tránh
C. Điệp
D. Đối
Trả lời:
Chọn đáp án: C.
Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Phương án nào nêu đúng các hình ảnh của quê người khiến tác giả ngỡ như “quê ta”?
A. Nắng, màu mây trắng, đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
B. Cây lá, dáng phố phường, màu mây trắng
C. Nếp nhà dân, bụi đường, nắng
D. Cây lá, nếp nhà dân đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
Trả lời:
Chọn đáp án: A.
Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai gợi lên cảm nhận như thế nào cho tác giả?
A. Xa lạ
B. Gần gũi
C. Thú vị
D. Băn khoăn
Trả lời:
Chọn đáp án: A.
Câu 4 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Từ “lữ thứ” trong dòng thơ “Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ” thể hiện sắc thái biểu cảm như thế nào?
A. Day dứt, trăn trở
B. Thân mật, suồng sã
C. Bông đùa, hóm hỉnh
D. Cổ kính, trang trọng
Trả lời:
Chọn đáp án: D.
Câu 5 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi cảm nhận các hình ảnh nắng vàng, mây trắng trong khổ thơ thứ nhất và khổ thơ kết có gì khác nhau?
A. Biết rõ mình đang ở quê người, ngắm cảnh cho khuây nỗi nhớ quê hương (khổ thứ 1) và ngỡ như mình đang ở quê nhà (khổ thứ 3)
B. Ngỡ như mình đang ở quê nhà (khổ thứ 1) và ý thức rõ mình đang ở quê người, ngắm cảnh cho khuây nỗi nhớ quê hương (khổ thứ 3)
C. Tự nhủ mình đang ở quê nhà (khổ thơ 1) và say sưa khám phá cảnh đẹp của quê người (khổ thơ 3)
D. Hứng thú trước vẻ đẹp khác lạ của quê người (khổ thơ 1) và phát hiện ra cảnh quê người và quê nhà giống nhau kì lạ (khổ thứ 3)
Trả lời:
Chọn đáp án: B.
Câu 6 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
– Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi xa xứ, ở nơi đất khách quê người nhớ về quê hương của mình.
Câu 7 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Hãy tưởng tượng và miêu tả hành động, ánh mắt, tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua các hình ảnh, từ ngữ trong khổ thơ kết.
Trả lời:
– Trong khung cảnh thiên nhiên ấy, tác giả thể hiện nỗi nhớ da diết, chan chứa tình yêu của tác giả với quê hương. Thông qua những hình ảnh “nhìn mây trắng”, “nhìn nắng hanh vàng”, “nhìn xuống mũi giày, rồi thốt lên” đành vậy “,ta thấy dường như ông đã nhận thức rằng mình đang sống nơi đất khách quê người, mượn khung cảnh nơi đất khách quê người mà thoả nỗi nhớ quê nhà.
Câu 8 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Sự đối lập trong hai khổ thơ đầu đã được phát triển như thế nào trong khổ kết của bài thơ? Điều đó đem lại cảm nhận gì cho người đọc về tâm trạng của tác giả khi ở chốn “quê người”?
Trả lời:
– Trong hai khổ thơ đầu, tác giả chìm đắm trong nỗi nhớ, cứ tưởng cảnh vật nơi đây là lúc tác giả ở quê thì trái ngược với nó là đoạn thơ cuối, ta thấy dường như ông đã nhận thức rằng mình đang ở chốn “quê người” với bao điều lạ lẫm. Nhưng cũng chính vì thế mà nỗi nhớ quê hương của ông cũng được thể hiện, biểu lộ rõ nét hơn bao giờ hết. Dù có đi nơi đâu thì bao điều gần gũi, thân quen cũng luôn ở mãi trong tâm trí của tác giả. Điều đó giúp cho người đọc cảm thông với nỗi lòng của tác giả khi ở nơi đất khách quê người, đồng thời thể hiện rõ tình thương, nhớ tha thiết đối với quê hương.
Câu 9 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
Trả lời:
– Em thích nhất câu thơ tả cảnh đẹp nơi “đất khách” nhưng vẫn làm tác giả tưởng là của quê hương mình. Bởi dù ông đang ngắm, đắm chìm trong khung cảnh tươi đẹp ấy, song điều thôi thúc ông, không ngừng khiến ông nghĩ về, đó chính là quê hương tác giả.
Câu 10 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trình bày cảm nhận của em về tình cảm, tâm sự của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm.
Trả lời:
Bài thơ “Quê người” của tác giả Vũ Quần Phương đã giúp em hiểu được phần nào những tâm tư, nỗi niềm của mỗi người con xa xứ khi nhớ đến quê hương của mình. Quê hương trong nỗi nhớ của họ rất sâu sắc, da diết, nồng nàn. Đó đơn thuần chỉ là một áng mây, một vạt nắng, những ngọn đồi rực sắc nắng vàng, . .. Quê hương góp phần tạo dựng nên những hành trang ban đầu giúp ta vững vàng bước đi vào đời. Bởi vậy khi đi xa, người ta vẫn thường nhớ quê hương như là một điểm tựa tình thần để họ trải qua bao khó khăn, thử thách trên bước đường đời. Bài thơ trên đã góp phần mang lại cho người đọc cảm giác sâu lắng, trầm tư khi nghĩ về quê hương với nỗi nhớ da diết. Qua tác phẩm, ta thấy rằng nhà thơ đã làm sao để thể hiện được tâm tư, nguyện vọng của bản thân, nói lên tấm lòng khắc khoải của kiếp người ở nơi đất khách quê người.
2. Tác giả Vũ Quần Phương:
2.1. Tiểu sử:
– Vũ Quần Phương là một nhà thơ nổi tiếng, ông sinh ngày 8/9/1840 tại xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định với tên khai sinh là Vũ Ngọc Chúc.
– Ông cũng được biết đến với các bút danh khác như Ngọc Vũ hay Phương Viết.
– Sau khi tốt nghiệp đại học Y khoa năm 1965, ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực như viết thơ, báo chí, phê bình văn học và cũng là một bác sĩ. Tuy nhiên, ông nổi tiếng hơn cả với vai trò là một nhà thơ.
– Từ năm 1972, ông đã chuyển ngành sang công tác tại Ban văn học Đài tiếng nói Việt Nam và từ năm 1984, ông làm biên tập viên cho Nhà xuất bản Văn học. Sau đó, ông lại chuyển sang làm việc tại Hội văn nghệ Hà Nội và từng đảm nhiệm các vị trí như Chủ tịch Hội văn học Hà Nội, Tổng biên tập báo Người Hà Nội.
– Hiện nay, ông đang công tác tại Hội nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ Phó tổng biên tập cho tạp chí Văn chương Việt Nam.
2.2. Đặc điểm nghệ thuật:
– Ông thuộc thế hệ những cây bút trưởng thành trong giai đoạn thơ chống Mỹ. Thơ Vũ Quần Phương ở hai thập niên đầu. Thơ của ông mang những đặc điểm chung của thời kì chống Mỹ.
– Ông vốn là tâm hồn nhạy cảm, một hồn thơ giàu cảm xúc, ông đi vào cuộc sống mỗi vùng đất, mỗi cảnh đời, mỗi con người… khi sôi nổi, hồ hởi, luc lắng lại bồi hồi, khi bâng khuâng thương cảm… Thơ Vũ Quần Phương giai đoạn đầu ghi nhận lại khá trung thực thế giới cảm xúc phong phú – đa dạng của nhà thơ. Giọng thơ ông thường bình dị, trầm tĩnh. Thơ ông không ồn ào, gân cốt, cũng không rậm rạp, bộn bể sự kiện mà có độ lắng đọng cần thiết của cảm xúc và chiều sâu nghĩ ngợi. Những hiện thực cuộc sống đi vào thơ ông một cách tự nhiên do vậy thường không nguyên hình, nguyên dạng, không trên bề nổi, mà theo mạch chìm ấm nóng của cảm xúc
– Vũ Quần Phương là một diễn giả thơ rất đặc biệt, có khả năng lôi cuốn độc đáo khi nói chuyện. Khác với Xuân Diệu, ông thường hóm hỉnh với những ví dụ, những ý tưởng sâu sắc được chứng minh bằng nhiều bằng chứng và liên tưởng thông minh, để lại cảm xúc sâu sắc trong lòng người nghe. Ông không bao giờ khoe khoang kiến thức của mình, mà thường chia sẻ những suy nghĩ của mình một cách nhẹ nhàng, đôi khi thậm chí còn thắc mắc với những suy nghĩ sâu xa trong lòng để khuyến khích mọi người cùng suy ngẫm.
2.3. Các tác phẩm nổi bật của ông:
– Cỏ mùa xuân
– Hoa trong cây
– Những điều cùng đến
– Đợi
– Vầng trăng trong xe bò
– Vết thời gian
– Quên chữ… quên câu
– Giấy mênh mông trắng
– Chỗ ấy sóng…
– Giọng thơ ông thường bình dị, trầm tĩnh.
3. Tác phẩm Quê người:
Thể loại
Thơ mới bảy chữ.
Bố cục
Bài thơ gồm có 3 khổ:
– Khổ 1: Từ đầu… lúc ở nhà.
– Khổ 2: Nắng xuống… lạ thềm
– Khổ 3: Nhớ quê… của người ta
Nội dung chính
Bài thơ “Quê người” của tác giả Vũ Quần Phương miêu tả quang cảnh đồng quê Việt Nam qua góc nhìn của một người xa quê. Tác giả nhớ lại những cảnh quan quen thuộc của quê hương mình, những ngôi nhà, những đồi núi và những con đường bụi bặm. Dù đang ở nơi xa, tác giả vẫn cảm thấy bình yên và ấm áp như đang ở chính quê hương của mình. Bài thơ nhấn mạnh sự quyến luyến, tình cảm với quê hương, nơi mà dù thời gian trôi qua, cảnh quan vẫn vô cùng đẹp đẽ và bình dị biết bao.
Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với miêu tả
Nghệ thuật
– Bài thơ sử dụng nhiều các biện pháp tu từ: Phép điệp, phép đối.
– Từ ngữ giàu cảm xúc, có tính tượng hình, tượng thanh cao.