Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng mình gửi đến bạn đọc bài viết Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu hay. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý chứng minh câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”:
1.1. Mở bài:
– Dẫn dắt, đưa vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
– Khái quát nhận định về câu tục ngữ trên.
1.2. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa câu nói:
– “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: Dù đói rách, khốn khổ hay gặp khó khăn cũng phải biết giữ gìn phẩm chất và nhân cách, sống lương thiện, trong sạch
– Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý, lời khuyên sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.
* Vì sao phải sống “Đói cho sạch, rách cho thơm”:
– Khi con người đầu hàng, cam chịu trước sự túng quẫn, đói rách mà làm điều sai trái sẽ dần dần khiến con người đánh mất đi những phẩm chất tốt đẹp và ngày càng lún sâu vào bóng tối, khó có thể quay đầu lại.
– Mượn sự mệt mỏi, gian khổ để sống lối sống buông thả, làm những điều vô nhân đạo cuối cùng sẽ phải nhận lấy hậu quả mà mình đáng phải nhận.
– Giữ vững tinh thần mạnh mẽ trước mọi đau khổ, khó khăn giúp con người hoàn thiện nhân cách, có ý chí kiên cường, mạnh mẽ.
– Kiên trì sống trong sạch, ngay thẳng giúp mỗi chúng ta rèn luyện được bản lĩnh, vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
– Người có lối sống đẹp sẽ được mọi người tôn trọng, yêu mến.
– Mỗi người biết sống tốt trước mọi khó khăn sẽ mang lại niềm vui, sự bình yên cho bản thân, đồng thời góp phần làm cho xã hội ngày càng hòa thuận, tốt đẹp hơn.
* Chứng minh “Đói cho sạch, rách cho thơm” là cách sống đúng đắn, đưa ra dẫn chứng cụ thể.
1.3. Kết bài:
Khẳng định lại câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” và nêu cảm nghĩ của bản thân.
2. Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu hay:
Cuộc sống của mỗi người luôn thay đổi, có lúc thăng lúc trầm. Trước những đổi thay của cuộc sống, chúng ta cần giữ vững ý chí, đức tin và trên hết là giữ vững giá trị của bản thân. Để nói về điều này, ông cha ta đã gửi gắm thông điệp hay nhất qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ được chia thành hai phần, khá cân đối và nhịp nhàng. Trước hết, chúng ta cần hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ. Người nghèo vẫn phải ăn đồ sạch. Hay dù nghèo thì quần áo cũng phải gọn gàng, thơm tho, không được mặc đồ lôi thôi, luộm thuộm. Đằng sau ý nghĩa bề nổi đó, ông cha ta còn gửi gắm đến thế hệ sau một thông điệp vô cùng sâu sắc và ý nghĩa. “Đói và rách” ở đây có nghĩa là cuộc sống khó khăn, khốn khổ; “sạch và thơm” không chỉ dùng để chỉ vẻ bề ngoài mà còn để nói đến phẩm chất, tính cách bên trong mỗi con người: trong sáng, lương thiện, không tham lam, gian dối. Câu tục ngữ khuyên mỗi người rằng dù cuộc sống có khó khăn, vất vả, phải chịu nhiều gian khổ thì luôn phải giữ gìn nhân cách, phẩm chất tốt đẹp của bản thân. Đừng vì hoàn cảnh thay đổi mà bán rẻ nhân phẩm, lương tâm và đạo đức của mình.
Khi gặp khó khăn, con người thường dễ lo lắng và hành động trái với chuẩn mực đạo đức: “đói ăn vụng, túng làm càn”. Nếu bạn là người có ý chí và lòng dũng cảm, bạn sẽ không sa vào những cám dỗ của cuộc sống, bạn sẽ giữ được lương tâm, phẩm giá và nhân cách của mình. Ngược lại, những người dễ bị cám dỗ sẽ trở thành người xấu, suy đồi về mặt đạo đức. Trong xã hội hiện đại, đây là câu nói nhắc nhở của ông cha ta mà mọi người cần ghi nhớ để không sa vào những điều xấu xa khi gặp khó khăn, gian khổ.
Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần, thái độ sống đúng mực, không bị cám dỗ bởi những thứ xa hoa của cuộc sống. Khổng Tử – người có phẩm hạnh và đạo đức cao quý. Mặc dù sống trong cảnh nghèo khó suốt đời nhưng ông chưa bao giờ nghe theo những lời dụ dỗ mà đánh mất đi phẩm chất cao quý của một bậc thánh nhân. Gần đây hơn, cụ Phan Bội Châu – một anh hùng dân tộc, một con người tài năng, cũ đã lãnh đạo nhân dân đứng lên theo con đường dân chủ. Mặc dù bị thực dân Pháp đe dọa nhiều lần, ông vẫn thể hiện tấm lòng kiên quyết cứu nước, cứu dân khỏi cảnh lầm than. Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều tấm gương khác trong cuộc sống thể hiện đức tính tốt đẹp, không bán rẻ lương tâm, nhân cách của mình cho những cám dỗ của cuộc sống mà chúng ta cần phải học hỏi.
Tuy nhiên, vẫn còn những người coi thường và sẵn sang bán rẻ nhân cách của mình vì lợi ích trước mắt như: buôn bán ma túy, trộm cắp, cướp giật. Những hành động này thực sự đáng lên án và những tội ác đó cần phải bị pháp luật trừng trị thích đáng.
“Đói cho sạch, rách cho thơm” từ lâu đã là bài học về lối sống mà mỗi người phải phấn đấu. Là học sinh, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải thể hiện sự liêm chính, trung thực, không bán rẻ nhân phẩm vì lợi ích trước mắt. Chỉ có tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ngay từ bây giờ thì sau này chúng ta mới có thể trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội.
3. Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu ý nghĩa:
Trong kho tàng tục ngữ, ca dao của cha ông ta, có rất nhiều câu nói nhằm dạy chúng ta lối sống lành mạnh để hoàn thiện bản thân. Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” thể hiện rõ lối sống mà con người cần hướng tới.
Cha ông ta đã dùng bối cảnh nghèo đói trong xã hội để thách thức con người. Câu tục ngữ gồm hai phần, bổ sung cho nhau về ý nghĩa. Theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói về thói quen sinh hoạt trong cuộc sống. Dù nghèo nhưng ăn uống phải sạch sẽ, vệ sinh, không ăn đồ ôi thiu vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhà nghèo, quần rách thì ít nhất cũng phải giữ sạch sẽ, thơm tho. Đây là cách sống đẹp.
Mỗi người cần ý thức giữ những phẩm chất tốt đẹp, không bị lôi kéo khi xung quanh có nhiều người muốn dụ dỗ bạn vào những con đường tối tăm. Bản lĩnh của bạn là vượt qua những cám dỗ, lôi kéo đó. Nhân cách con người không thể mất đi vì những thứ hào nhoáng bên ngoài. Trên thực tế, có rất nhiều gia đình nghèo khó và thiếu thốn đủ điều nhưng vẫn được người khác ngưỡng mộ, kính trọng. Đó là vì họ có nhân cách đạo đức. Tuy nghèo, tuy đói, nhưng tấm lòng của họ trong sáng, đáng trân trọng.
Chúng ta có thể bắt gặp nhiều nhân vật trong các tác phẩm như Lão Hạc, Làng, Chị Dậu. Họ là những con người nghèo khổ, bị đẩy xuống đáy xã hội nhưng tấm lòng, nhân cách của họ luôn được độc giả ngưỡng mộ và tôn trọng.
Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là nhiều người vì thiếu thốn vật chất mà dẫn đến những hành động sai trái, đi ngược lại lương tâm và nhân cách của mình. Khi có những suy nghĩ tiêu cực sẽ dẫn đến những hành động tiêu cực, ảnh hưởng đến bản thân và xã hội.
Mỗi chúng ta là một tế bào của xã hội, sống lành mạnh, sống đúng với lương tâm sẽ tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn. Điều này sẽ tạo ra khả năng hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích, góp phần vào sự phát triển của đất nước. Những học sinh còn đang đi học cần nhận ra rằng mình cần trở thành một học sinh ngoan, có hiếu, không chạy theo thành tích.
Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” chính là lời nhắn nhủ của ông cha ta gửi đến con người. Hãy không ngừng hoàn thiện bản thân, đừng để cái ác dụ dỗ, lôi kéo, để mỗi người chúng ta trở thành một công dân có ích hơn cho xã hội.