Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết Đề thi học kì 1 Vật lý 9 năm học 2024 - 2025 có đáp án. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Mẹo ôn thi môn Vật lý đạt điểm cao:
– Lưu ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lý của kết quả: Khi thực hiện các phép tính cần chú ý đến đơn vị của đáp án bài kiểm tra, xem xét đáp số có chính xác hay không. Lưu ý đơn vị và cách ghi kết quả theo quy tắc khoa học.
– Chú ý các câu hỏi về giản đồ, đồ thị: Mở rộng về câu hỏi này ít được quan tâm trong các bài thi tự luận nhưng lại phổ biến hơn trong các bài thi trắc nghiệm. Do các hiện tượng xảy ra theo quy luật nhất định nên các bài toán về đồ thị xuất hiện xuyên suốt chương trình. Kỹ năng đọcmvà vẽ biểu đồ cho học sinh trung học không thể tốt hơn! Bạn nên luyện tập phong cách này nhiều hơn.
– Chú ý đến các hiện tượng vật lý và ứng dụng trong thực tế: Bài thi trắc nghiệm lợi dụng các dữ kiện, khái niệm hay công thức mà học sinh dễ nhầm lẫn do không hiểu hết. Để không bị nhầm lẫn, điều quan trọng là phải hiểu bản chất của các sự kiện. Đối với chương trình mới, học sinh nên tập trung vào thí nghiệm thực hành, đọc hiểu nội dung liên quan của chương trình cuối cấp từ vĩ mô đến vi mô.
Cần vận dụng linh hoạt phương pháp loại trừ, phỏng đoán khi làm bài để chọn đáp án nhanh mà không mất thời gian tính toán. Vật lý có nhiều công thức. Vì vậy, việc ghi nhớ là rất khó khăn. Vì vậy, để học thuộc hết các công thức, học sinh phải nắm được ý nghĩa của từng công thức và liên hệ với thực tế.
Trong phần bài tập, học sinh thường nghĩ mình đã nắm vững phần cơ và điện, nhưng thực tế phần này là khó nhất trong tất cả các phần của Vật lý. Vì vậy, kinh nghiệm “xương máu” là đừng bao giờ được phép chủ quan trong bất kỳ phần nào của đề thi, đặc biệt là phần mà bạn cho rằng mình đã nắm chắc nhất.
– Kiếm điểm ở những phần khó: So với các phần Sóng cơ, Sóng điện từ, môn Vật lý thường được học sinh đánh giá là khó. Nhưng làm các bài tập trong phần này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn nắm chắc lý thuyết. Để nhớ và hiểu sâu lý thuyết, học sinh cần ghi chép, nắm chắc bản chất, không sao chép và bám sát cấu trúc đề thi của Bộ GD-ĐT.
*Khi ôn tập, bạn nên nhớ:
– Khi làm bài, bạn tự bấm giờ, bạn phải làm bài trong 60 phút để luyện đề (vì thực ra đối mặt với bài thi trong 60 phút đầu bạn đã làm hết những đoạn có thể nghĩ ra).
– Không thể vừa làm việc vừa vào facebook, zalo, skype.. để trò chuyện với bạn bè.
– Không mở được tài liệu khi đang làm việc. Phải có tinh thần tự giác tuyệt đối. Nó không chỉ phục vụ cho kỳ thi mà còn giúp bạn trở thành một người có trình độ.
– Làm bài xong mở đáp án, đánh dấu câu đúng sai và chép câu sai vào vở, chia làm 7 phần, sưu tầm câu khó để dành thời gian tra cứu hoặc hỏi bài. giáo viên, bạn bè, nhóm, v.v.
– Nếu làm khoảng 5 câu thì mỗi lần thi sẽ tự động reset bảng điểm để cố gắng thêm (nếu mỗi lần thi thêm 1 câu thì tổng sẽ là 1,5 điểm). Nó có thể đến từ hư không, vì vậy đừng coi đó là điều hiển nhiên. “Gom từ nhỏ đến lớn”.
2. Đề thi học kì 1 Vật lý 9 năm học 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Đề thi học kì 1 Vật lý 9 năm học 2024 – 2025 có đáp án – đề 1:
Phần trắc nghiệm
Câu 1:Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, thì cường độ dòng điện qua điện trở là 1,5A. Giá trị điện trở R là
A. R = 12Ω B. R = 1,5Ω C. R = 8Ω D. R = 18Ω
Câu 2:Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn cần các dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với vật cần đo?
A. Điện kế mắc song song với vật cần đo.
B. Vôn kế mắc nối tiếp với vật cần đo.
C. Ampe kế mắc nối tiếp với vật cần đo.
D. Ampe kế mác song song với vật cần đo.
Câu 3:Hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế UAB. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1 và U2. Hệ thức nào dưới đây là không đúng?
A. RAB = R1 + R2.
B. IAB = I1 = I2.
C. UAB = U1 + U2.
D. RAB = (R1.R2)/(R1 + R2)
Câu 4:Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một dây dài l1 có điện trở là R1, dây kia có chiều dài l2 có điện trở R2 thì tỉ số R1/R2 bằng
A. l1/l2 B. l1.l2 C. l2/l1 D. l1 + l2
Câu 5:Trên một biến trở có ghi 100Ω – 2A. Ý nghĩa của những con số đó là gì?
A. Giá trị điện trở lớn nhất của biến trở và cường độ dòng điện nhỏ nhất mà biến trở chịu được.
B. Giá trị điện trở lớn nhất của biến trở và cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được.
C. Giá trị điện trở nhỏ nhất của biến trở và cường độ dòng điện nhỏ nhất mà biến trở chịu được.
D. Giá trị điện trở nhỏ nhất của biến trở và cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được.
Câu 6:Một dây điện trở R = 200(Ω) được mắc vào hiệu điện thế U rồi nhúng vào 1 ấm nước sau 10 phút nhiệt lượng tỏa ra là 30000J. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế 2 đầu dây có giá trị là
A. I = 5A; U = 100(V).
B. I = 0,5A; U = 100(V)
C. I = 0,5A; U = 120(V).
D. I = 1A; U = 110(V).
Câu 7:Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về tương tác giữa hai nam châm?
A. Các cực cùng tên hút nhau, các cực khác tên thì đẩy nhau.
B. Các cực khác tên thì hút nhau, các cực cùng tên cũng hút nhau.
C. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau, song lực hút hay đẩy chỉ cảm thấy được khi chúng ở gần nhau.
D. Các cực hút nhau hay đẩy nhau tùy theo điều kiện cụ thể.
Câu 8:Người ta sử dụng dụng cụ nào sau đây để nhận biết được từ trường.
A. Dùng điện kế.
B. Dùng các giác quan.
C. Dùng các điện tích dương treo trên dây tơ.
D. Dùng kim nam châm.
Câu 9:Lực nào sau đây là lực điện từ, chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Lực tương tác của nam châm lên kim nam châm.
B. Lực tương tác của nam châm điện lên sắt, thép.
C. Lực tương tác giữa các nam châm điện.
D. Lực của từ trường tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua.
Câu 10:Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín/
A. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm điện.
B. Đưa nam châm lại gần cuộn dây.
C. Đưa cuộn dây dẫn kín lại gần nam châm điện.
D. Tăng dòng điện chạy trong nam châm điện đặt gần ống dây dẫn kín.
Câu 11:Cho mạch điện như hình vẽ:
R1 = 1(Ω)
R2 = 2(Ω)
R3 = 3(Ω)
Ampe kế chỉ: I = 1,2(A).
Tìm số chỉ vôn kế V1 và vôn kế V2.
Câu 12:Một dây may so có điện trở R = 200Ω được mắc vào hiệu điện thế U rồi nhúng vào chậu nước chứa 4 lít nước nhiệt độ 20℃. Sau 10 phút, nhiệt lượng tỏa ra do hiệu ứng Jun-Len-xơ là 30000J. Cường độ dòng điện qua dây may so và hiệu điện thế giữa hai đầu dây có giá trị bao nhiêu?
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1:C
Giá trị điện trở R là R = U/I = 12/1,5 = 8Ω.
Câu 2:C
Muốn đo cường độ dòng điện cần mắc ampe kế nối tiếp với vật cần đo.
Câu 3:D
Hệ thức RAB = R1.R2/(R1+ R2) là điện trở mạch song song mà ở đây mạch mắc nối tiếp nên không đúng.
Câu 4:A
Điện trở tỉ lệ với chiều dài nên tỉ số R1/R2 = l1/l2.
Câu 5:B
Trên một biến trở có ghi 100Ω – 2A. Ý nghĩa của những con số đó là giá trị điện trở lớn nhất của biến trở và cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được.
Câu 6:B
Công suất của dây điện trở là: P = A/t = 30.000/600 = 50(W)
Hiệu điện thế hai đầu dây là U thì: P = U2/R ⇔ √(P.R) = √(50.200
U = √10000 = 100(V)
Cường độ dòng điện: I = P/U = 50/100 = 0,5 (A)
Câu 7:C
Khi hai nam châm tương tác thì các cực khác tên hút nhau, các cực cùng tên thì đẩy nhau.
Câu 8:D
Người ta sử dụng kim nam châm đặt trong từ trường để nhận biết từ trường. Nếu có từ trường, kim nam châm bị quay.
Câu 9:D
Lực điện từ là lực của từ trường tác dụng lên dòng điện.
Câu 10:A
Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện khi ta cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện → trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
Câu 11:
Số chỉ vôn kế V1: U1 = I . R1 = 1,2 .1 = 1,2V
Số chỉ vôn kế V2: U = I . (R2 + R3) = 1,2 . 5 = 6V
Câu 12:
Từ công thức Q = RI2t
Cường độ dòng điện:
Hiệu điện thế: U = I.R = 0,5.200 = 100V
2.2. Đề thi học kì 1 Vật lý 9 năm học 2024 – 2025 có đáp án – đề 2:
Phần trắc nghiệm
Câu 1:Khi đặt một hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ 4mA thì hiệu điện thế là
A. 3V B. 8V C. 5V D. 4V
Câu 2:Trên hình 2 là một số đồ thị, hãy cho biết đồ thị nào biểu diễn đúng mối liên hệ giữa cường độ dòng điện (I) chạy trong dây dẫn và hiệu điện thế (U) đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
Câu 3:Câu phát biểu nào sau đây đúng khi nói về điện trở của vật dẫn?
Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở
A. hiệu điện thế của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
B. các nguyên tử cấu tạo nên vật gọi là điện trở của vật dẫn.
C. dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
D. êlectron của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
Câu 4:Có ba điện trở R1 = 3Ω, R2 = R3 = 6Ω mắc như sau: (R1 nối tiếp R2)//R3. Điện trở tương đương cảu ba điện trở này là
A. 7,2Ω B. 15Ω C. 3,6Ω D. 6Ω
Câu 5:Cho hai điện trở R1 = 30Ω; R2 = 20Ω được mắc song song với nhau như sơ đồ hình vẽ. Điện trở tương đương RAB của đoạn mạch l
A. RAB = 10(Ω)
B. RAB = 12(Ω)
C. RAB = 50(Ω)
D. RAB = 600(Ω)
Câu 6:Hai điện trở R1, R2 mắc song song vào hiệu điện thế U = 6(V) thì cường độ dòng điện mạch chính là 2(A). Biết R2 = 2R1. Giá trị R1, R2 là
A. R1 = 3(Ω) R2 = 6(Ω)
B. R1 = 3,2(Ω); R2 = 6,4(Ω)
C. R1 = 3,5(Ω) R2 = 7(Ω)
D. R1 = 4,5(Ω) R2 = 9(Ω)
Câu 7:Hai điện trở R1 = 20Ω chịu được dòng điện 0,5 (A); R2 = 30Ω chịu được dòng điện 0,4(A). Hỏi có thể mắc song song hai điện trở trên vào hiệu điện thế nào để chúng không bị hỏng.
A. 16(V) B. 14(V) C. 12(V) D. 10(V)
Câu 8:Hai đoạn dây dẫn bằng đồng, cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?
A. S1R1 = S2R2.
B. S1/R1 = S2/R2
C. R1R2 = S1S2
D. S1/S2 = R1/R2
Câu 9:Cần làm một biến trở 20Ω bằng một dây constantan có tiết diện 1mm2 và điện trở suất 0,5.10-6Ω. Chiều dài của dây constantan là
A. 10m B. 20m C. 40m D. 60m
Câu 10:Hai điện trở R1 = 20Ω và R2 = 5Ω mắc song song với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua mạch chính là
A. 0,24A B. 1,5A C. 0,3A D. 1,2A
Câu 11:Cho hai bóng đèn: bóng 1 loại 220V – 40W và bóng 2 loại 220V – 60W. Tổng công suất điện của hai bóng đèn bằng 100W trong trường hợp nào dưới đây?
A. Mắc nối tiếp hai bóng trên vào nguồn điện 220V.
B. Mắc song song hai bóng trên vào nguồn điện 220V.
C. Mắc nối tiếp hai bóng trên vào nguồn điện 110V
D. Mắc song song hai bóng trên vào nguồn điện 110V.
Câu 12:Nếu đồng thời giảm điện trở của đoạn mạch, cường độ dòng điện, thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đi một nửa, thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây sẽ giảm đi là
A. 2 lần B. 6 lần C. 8 lần D. 16 lần
Câu 13:Mắc một bóng đèn có ghi 220V – 100W vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 1 tháng (30 ngày) l
A. 12kWh. B. 400kWh. C. 1440 kWh. D. 43200kWh.
Câu 14:Hãy cho biết việc sử dụng tiết kiệm điện năng có lợi ích nào sau đây?
A. Tiết kiệm tiền và giảm chi tiêu trong gia đình.
B. Các dụng cụ và thiết bị điện sử dụng được lâu bền hơn.
C. Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung cho hệ thống cung cấp điện quá tải, đặc biệt trong các giờ cao điểm.
D. Các câu trả lời A, B, C đúng.
Câu 15:Chiều của lực điện từ tác dụng lên một dây dẫn cso dòng điện chạy qua đặt trong từ trường có đặc điểm nào dưới đây?
A. Phụ thuộc vào chiều đường sức từ và không phụ thuộc vào chiều dòng điện.
B. Phụ thuộc vào chiều dòng điện và không phụ thuộc vào chiều đường sức từ.
C. Phụ thuộc cả vào chiều dòng điện và chiều đường sức từ.
D. Không phụ thuộc vào cả chiều dòng điện và chiều đường sức từ.
Câu 16:Dụng cụ nào dưới đây được ứng dụng từ những tính chất của nam châm?
A. Chuông xe đạp B. Chuông chùa C. Chuông gọi cửa D. Chuông gió.
Câu 17:Làm thế nào để biến một thanh thép thành một nam châm vĩnh cửu?
A. Dùng búa đập mạnh vào thanh thép.
B. Hơ thanh thép trên ngọn lửa.
C. Đặt thanh vào trong lòng ống dây, rồi cho dòng điện một chiều chạy qua.
D. Cả ba ý trên.
Câu 18:Theo quy tắc bàn tay trái thì ngón tay choãi ra 90° chỉ chiều
A. dòng điện chạy qua dây dẫn.
B. từ cực Bắc đến cực Nam của nam châm.
C. từ cực Nam đến cực Bắc của nam châm.
D. của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua.
Câu 19:Một cuộn dây dẫn bằng đồng có thể làm một kim nam châm ở gần nó đổi hướng (từ hướng ban đầu sang một hướng ổn định) trong trường hợp nào dưới đây?
A. Đặt cuộn dây dẫn lại gần kim nam châm hơn.
B. Nối hai đầu cuộn dây dẫn với hai cực của một thanh nam châm.
C. Cho dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây.
D. Đặt cuộn dây dẫn ra xa kim nam châm hơn.
Câu 20:Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây kín?
A. Khi cuộn dây chuyển động lại gần thanh nam châm.
B. Khi thanh nam châm chuyển động ra xa cuộn dây.
C. Khi thanh nam châm chuyển động lại gần cuộn dây.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1:B
Cường độ tỉ lệ với hiệu điện thế: U1/I1 = U2/I2 => 12/6 = U2/4 => U2 = 8V
Câu 2:D
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện (I) vào hiệu điện thế (U) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Câu 3:C
Câu phát biểu đúng: Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
Câu 4:C
R1 nối tiếp R2, R12 = 3 + 6 = 9Ω
Khi R12//R3 điện trở mạch R123 = R12.R3/(R12+ R3) = 9.6/(9+6) = 3,6 Ω
Câu 5:B
Điện trở tương đương: R = R1.R2/(R1+ R2) = (30.20)/50 = 12 Ω
Câu 6:D
Điện trở mạch là: RĐ = U/I = 6/2 = 3(Ω)
Mặt khác:
Vậy 2/3 R1= 3(Ω) ⇔ R1 9/2 = 4,5(Ω); R2 = 2R1 = 2.4,5 = 9(Ω)
Câu 7:D
Hiệu điện thế mà R1 chịu được: U1 = I1.R1 = 0,5.20 = 10(V)
Hiệu điện thế mà R2 chịu được: U2 = I2.R2 = 0,4.30 = 12(V)
Vậy để cả hai chịu được ta phải mắc vào U = U1 = 10(V)
Câu 8:A
Điện trở tỉ lệ nghịch với tiết diện nên R1/R2 = S2/S1 => S1R1 = S2R2
Câu 9:C
Công thức tính điện trở: R = ρ. l/S =>
Câu 10:B
Dòng điện trong mạch. I1 = 6/20 = 0,3A. I2 = 6/5 = 1,2A.
Dòng điện trong mạch chính: I = I1 + I2 = 0,3A + 1,2A = 1,5A.
Câu 11:B
Tổng công suất điện của hai bóng đèn bằng 100W trong trường hợp mắc song song hai bóng trên vào nguồn điện 220V.
Câu 12:D
Nhiệt lượng tỏa ra Q = I2Rt. Nếu đồng thời giảm R, I, t đi một nửa, thì nhiệt lượng giảm đi 16 lần.
Câu 13:A
Điện năng tiêu thụ A = 0,1.4.30 = 12kWh
Câu 14:D
Sử dụng tiết kiệm điện năng có lợi ích : Tiết kiệm tiền, thiết bị điện sử dụng được lâu bền hơn, giảm bớt các sự cố gây tổn hại.
Câu 15:C
Chiều của lực điện từ tác dụng lên một dây dẫn phụ thuộc cả vào chiều dòng điện và chiều đường sức từ.
Câu 16:
Chuông gọi cửa là chuông điện được ứng dụng từ những tính chất của nam châm.
Câu 17:C
Để biến một thanh thép thành một nam châm vĩnh cửu ta đặt thanh vào trong lòng ống dây, rồi cho dòng điện một chiều chạy qua.
Câu 18:D
Theo quy tắc bàn tay trái thì ngón tay cái choãi ra 90° chỉ chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua .
Câu 19:C
Cho dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây dẫn bằng đồng có thể làm một kim nam châm ở gần nó đổi hướng.
Câu 20:D
Khi các đường sức từ qua cuộn dây kín biến thiên thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây kín.
3. Đề cương ôn thi học kì 1 Vật lý 9:
– Định luật Ôm: Định luật này phát biểu rằng cường độ dòng điện chạy qua một điện trở tỉ lệ thuận với hiệu điện thế và tỉ lệ nghịch với điện trở. Công thức biểu thị định luật Ohm là I = U/R, trong đó I là cường độ dòng điện, U là hiệu điện thế và R là điện trở. Định luật Ôm rất quan trọng trong mạch điện và được dùng để tính toán các thông số của mạch điện.
– Sự phụ thuộc của điện trở vào các phần tử của dây dẫn: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào đường kính, chiều dài và chất liệu làm dây. Nếu đường kính dây càng lớn thì điện trở càng nhỏ, nếu chiều dài dây càng dài thì điện trở càng lớn. Chất liệu của dây cũng ảnh hưởng đến điện trở nên dây làm bằng chất liệu tốt hơn thường có điện trở thấp hơn.
– Biến trở: Biến trở là loại biến trở có thể thay đổi giá trị điện trở thông qua việc điều chỉnh các thông số nhất định. Tham số này có thể là vòng quay của cần điều khiển hoặc chiều dài của cuộn dây. Biến trở được sử dụng rộng rãi trong các mạch điện và thiết bị điện tử để điều chỉnh các thông số như âm lượng, độ sáng hoặc tần số.
– Work – công việc: Công việc có năng lượng tiêu hao trong một khoảng thời gian xác định. Đơn vị của năng lượng là joule (J). Công suất là công suất chia cho thời gian, được đo bằng watt (W). Công suất thường được sử dụng để đo công suất của các thiết bị điện, chẳng hạn như bóng đèn hoặc máy tính.
– Định luật Jun-Lens: Định luật này nói về mối quan hệ giữa dòng điện, từ trường và chiều dài của dây dẫn trong mạch điện. Định luật này cũng được sử dụng rộng rãi trong vật lý và kỹ thuật điện.
– An toàn và tiết kiệm năng lượng: An toàn và tiết kiệm năng lượng là hai chủ đề rất quan trọng trong vật lý. Học sinh cần nắm được các nguyên tắc, quy định để sử dụng điện an toàn, tiết kiệm điện.