Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết Đề thi học kì 1 Sinh học 11 năm học 2024 - 2025 có đáp án. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Đề thi học kì 1 Sinh học 11 năm học 2024 – 2025 có đáp án:
1.1. Đề thi học kì 1 Sinh học 11 năm học 2024 – 2025 có đáp án – đề 1:
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
Câu 1 : Điền số liệu thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: Chỉ có khoảng … lượng nước đi qua cây được sử dụng để tạo môi trường sống cho các hoạt động sống, trong đó có chuyển hóa vật chất, tạo vật chất hữu cơ cho cơ thể.
a. 10%
b. 5%
c. 2%
d. 1%
Câu 2 : Trong cơ thể thực vật, ion khoáng nào dưới đây tham gia vào quá trình hoạt hóa enzim?
a. Magiê
b. Sắt
c. Mangan
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 3 : Trong quá trình chuyển hóa nitơ, hoạt động của hai nhóm vi khuẩn nào dưới đây cùng cho ra một sản phẩm ?
a. Vi khuẩn amôn hóa và vi khuẩn cố định nitơ
b. Vi khuẩn amôn hóa và vi khuẩn nitrat hóa
c. Vi khuẩn cố định nitơ và vi khuẩn phản nitrat hóa
d. Vi khuẩn amôn hóa và vi khuẩn phản nitrat hóa
Câu 4 : Có bao nhiêu phương pháp bón phân cho cây trồng?
a. 4
b. 2
c. 3
d. 1
Câu 5 : Màu đỏ của quả gấc chín là do sự có mặt của sắc tố nào?
a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
b. Diệp lục
c. Mêlanin
d. Carôtennôit
Câu 6 : Khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp, điều nào dưới đây là sai?
a. Có vai trò cung cấp năng lượng (ATP, NADPH) cho pha tối của quang hợp
b. Diễn ra ở chất nền của lục lạp
c. Tạo ra O2 từ nước
d. Cần đến ánh sáng
Câu 7 : So với thực vật C3, thực vật C4 có ưu thế nào sau đây?
a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
b. Cường độ quang hợp cao hơn
c. Nhu cầu nước thấp hơn
d. Điểm bão hòa ánh sáng cao hơn
Câu 8 : Chất nào dưới đây là sản phẩm của quá trình hô hấp?
a. Tinh bột
b. Ôxi
c. Nước
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 9 : Quá trình lên men trong phân giải kị khí có thể tạo thành
a. glucôzơ.
b. axit lactic.
c. khí ôxi.
d. tinh bột.
Câu 10 : Loại khí nào dưới đây thường được dùng trong bảo quản hạt giống?
a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
b. Khí hiđrô sunfua
c. Khí cacbônic
d. Khí ôxi
B. Tự luận
1. So sánh con đường CAM và con đường C4. (3 điểm)
2. Chứng minh quang hợp ở thực vật là tiền đề cho hô hấp và ngược lại (2 điểm)
3. Vì sao trong mô thực vật phải diễn ra quá trình khử nitrat? (1 điểm)
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm
Câu 1 : c. 2% (98% còn lại thất thoát qua thoát hơi nước)
Câu 2 : d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 3 : a. Vi khuẩn amôn hóa và vi khuẩn cố định nitơ
Câu 4 : b. 2 (bón phân qua rễ và bón phân qua lá)
Câu 5 : d. Carôtennôit
Câu 6 : b. Diễn ra ở chất nền của lục lạp (diễn ra ở màng tilacôit của lục lạp)
Câu 7 : a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 8 : c. Nước (cùng với khí cacbônic và năng lượng)
Câu 9 : b. axit lactic.
Câu 10 : c. Khí cacbônic (loại khí này có tác dụng ức chế hô hấp)
B. Tự luận
1. So sánh con đường CAM và con đường C4:
A. Giống nhau:
– Chất nhận CO2 đều là phôtpho enol piruvic (PEP) (0,5 điểm)
– Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên đều là hợp chất 4C (0,5 điểm)
– Tiến trình gồm 2 giai đoạn: chu trình C4 và chu trình Canvin (0,5 điểm)
Khác nhau:
(mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
2. – Quang hợp là tiền đề của hô hấp vì hô hấp sử dụng nguyên liệu được tạo ra từ quá trình quang hợp, đó là O2 và chất hữu cơ (điển hình là cacbohiđrat như glucôzơ, tinh bột) (1 điểm)
– Hô hấp là tiền đề của quang hợp vì hô hấp tạo ra năng lượng và khí CO2 cùng hơi nước, tất cả các sản phẩm này đều là nguyên liệu cần thiết cho quá trình quang hợp ở cây xanh. (1 điểm)
3. Rễ cây hấp thụ nitơ ở hai dạng, amôni (dạng khử) và nitrat (dạng ôxi hóa). Tuy nhiên, nitơ trong các hợp chất hữu cơ cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng khử. Do đó, trong mô thực vật phải xảy ra quá trình khử nitrat (chuyển nitrat thành amôni). (1 điểm).
1.2. Đề thi học kì 1 Sinh học 11 năm học 2024 – 2025 có đáp án – đề 2:
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
Câu 1 : Hô hấp sáng của thực vật có sự tham gia của bào quan nào dưới đây?
a. Ti thể
b. Lục lạp
c. Perôxixôm
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 2 : Từ một phân tử glucôzơ, sau đường phân tạo ra bao nhiêu phân tử ATP?
a. 4
b. 1
c. 2
d. 3
Câu 3 : Khi nói về hô hấp ở thực vật, điều nào dưới đây là đúng?
a. Có cơ quan chuyên trách
b. Diễn ra rất yếu ở hạt đang nảy mầm
c. Xảy ra ở mọi bộ phận của cơ thể thực vật
d. Sản phẩm tạo thành là ôxi và tinh bột
Câu 4 : Năng suất sinh học là gì?
a. Là tổng khối lượng của cây trồng khi ở giai đoạn trưởng thành trên mỗi ha gieo trồng.
b. Là tổng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
c. Là tổng chất khô trong các cơ quan có giá trị kinh tế đối với con người.
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng.
Câu 5 : Ở thực vật C4, chu trình Canvin diễn ra ở
a. tế bào rễ.
b. tế bào mô giậu.
c. tế bào bao bó mạch.
d. tế bào biểu bì.
Câu 6 : Trong quang hợp của thực vật C3, glucôzơ tạo thành có nguồn gốc trực tiếp từ
a. tinh bột.
b. ribulôzơ – 1, 5 – điphôtphat.
c. axit phôtphoglixêric.
d. alđêhit phôtphoglixêric.
Câu 7 : Bón phân hợp lí được hiểu theo nghĩa nào sau đây?
a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
b. Bón đúng loại, đủ số lượng và thành phần dinh dưỡng
c. Bón đúng nhu cầu của giống, loại cây trồng và giai đoạn sinh trưởng của cây
d. Bón phân phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết và mùa vụ
Câu 8 : Có bao nhiêu dạng nitơ khoáng được rễ cây hấp thụ?
a. 5
b. 2
c. 3
d. 4
Câu 9 : Đối với cơ thể thực vật, ion kali không có vai trò nào dưới đây?
a. Điều chỉnh sự đóng mở khí khổng
b. Hoạt hóa enzim
c. Hỗ trợ hoạt động của mô phân sinh
d. Giúp cân bằng nước và ion
Câu 10 : Mạch gỗ bao gồm
a. quản bào và mạch ống.
b. ống rây và quản bào.
c. ống rây và tế bào kèm.
d. mạch ống và tế bào kèm.
B. Tự luận
1. So sánh hai hình thức hô hấp ở thực vật. (5 điểm)
2. Vì sao để tránh nguy cơ thất thoát nitơ trong đất, chúng ta cần giữ cho đất luôn tơi xốp, có độ thoáng khí cao? (1 điểm)
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm
Câu 1 : d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 2 : c. 2
Câu 3 : c. Xảy ra ở mọi bộ phận của cơ thể thực vật
Câu 4 : b. Là tổng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
Câu 5 : c. tế bào bao bó mạch.
Câu 6 : d. alđêhit phôtphoglixêric
Câu 7 : a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 8 : b. 2 (amôni và nitrat)
Câu 9 : c. Hỗ trợ hoạt động của mô phân sinh
Câu 10 : a. quản bào và mạch ống.
B. Tự luận
1. So sánh hai hình thức hô hấp ở thực vật:
A. Giống nhau:
– Đều sử dụng nguyên liệu là chất hữu cơ (điển hình là glucôzơ) (0,5 điểm)
– Đều trải qua giai đoạn đường phân (xảy ra trong tế bào chất) (1 điểm)
– Đều nhằm mục đích tạo ra năng lượng, cung cấp cho hoạt động sống của thực vật (0,5 điểm)
B. Khác nhau:
(6 ý, mỗi ý đúng và đủ được 0,5 điểm)
2. Khi đất không tơi xốp thì lượng ôxi khuếch tán vào đất sẽ thấp, lúc này các vi sinh vật kị khí trong đó điển hình là vi khuẩn phản nitrat hóa sẽ có cơ hội phát triển, thực hiện quá trình chuyển hóa nitrat có trong đất thành nitơ phân tử, làm thất thoát lượng lớn nitơ khoáng có trong đất. Do đó, để ngăn chặn tình trạng này, chúng ta cần phải thường xuyên vun xới để đất luôn thoáng khí và tơi xốp. (1 điểm)
2. Ma trận đề thi Sinh học 11:
NỘI DUNG ADVERTISING | CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐÁNH GIÁ | Tổng cộng | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||
TNKQ | TNKQ | TNKQ | TNKQ | ||
I. Trao đổi nước và muối khoáng ở thực vật | – Nêu được cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở câu. – Nêu được động lực chính của dòng mạch gỗ. | – Phân tích được đặc điểm của rễ thích nghi với chức năng hút nước và muối khoáng. – Trình bày được các yếu tố cần thiết cho quá trình hấp thụ nước và khoáng. – Phân tích được khả năng cố định đạm của các vi sinh vật cố định đạm. | – Giải thích được khả năng vận chuyển nước và muối khoáng trong dòng mạch gỗ bị một ống mạch gỗ bị tắc. – Giải thích được cơ sở của việc bón phân hợp lí. | – Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng rỉ nhựa ở cây thân thảo. – Vận dụng kiến thức về hiện tượng thoát hơi nước để giải thích một số hiện tượng thoát hơi nước. | |
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 2 Số điểm: 2/3đ | Số câu: 3 Số điểm: 1đ | Số câu: 2 Số điểm: 2/3đ | Số câu: 2 Số điểm: 2/3đ | Số câu: 9 câu 3 điểm = 30% |
II. Quang hợp ở thực vật | – Nêu được sản phẩm của pha tối của quá trình quang hợp. | – So sánh được cơ chế quang hợp ở các nhóm thực vật. | – Giải thích được thí nghiệm liên quan đến quá trình quang hợp. | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 0 Số điểm: 0đ | Số câu: 3 câu 1 điểm = 10% |
III. Hô hấp ở thực vật | – Nêu được bào quan thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật. | – So sánh được hiệu quả năng lượng giữa các hình thức hô hấp. | – Tính được lượng năng lượng giải phóng ra từ quá trình hô hấp. | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 0 Số điểm: 0đ | Số câu: 3 câu 1 điểm = 10% |
IV. Tiêu hóa ở động vật | – Nêu được trình tự các cơ quan trong ống tiêu hóa của người. | – So sánh được đặc đểm tiêu hóa ở các nhóm thực vật. | – Giải thích được tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn lượng thức ăn lớn. | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 0 Số điểm: 0đ | Số câu: 3 câu 1 điểm = 10% |
V. Hô hấp ở động vật | – Nêu được hình thức hô hấp ở động vật. | – Phân tích được đặc điểm thích nghi của bề mặt trao đổi khí. | – Giải thích được sự chênh lệch nồng độ khí khi hít vào và thở ra. | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 0 Số điểm: 0đ | Số câu: 3 câu 1 điểm = 10% |
VI. Tuần hoàn máu | – Nêu được các hình thức tuần hoàn máu ở động vật. | – Trình bày được đặc điểm của huyết áp. | – Tính được thời gian các pha trong chu kì tim. | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 0 Số điểm: 0đ | Số câu: 3 câu 1 điểm = 10% |
VII. Cân bằng nội môi | – Nêu được hoocmôn tham gia điều hòa lượng đường huyết. | – Phân tích đặc điểm của cân bằng pH. | – Vận dụng được kiến thức giải thích hiện tượng cân bằng nội môi. | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 0 Số điểm: 0đ | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 3 câu 1 điểm = 10% |
VIII. Cảm ứng ở thực vâtj | – Nhận biết hình thức hướng động ở thực vật. | – So sánh các hình thức ứng động. | – Giải thích cơ chế của tính hướng sáng ở thực vật. | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ | Số câu: 0 Số điểm: 0đ | Số câu: 3 câu 1 điểm = 10% |