Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp là có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và tại trường hợp xác định cha, mẹ, con trong trường hợp người có yêu cầu chết. Vậy thủ tục xác định cha cho con khi người cha đã chết được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xác định cha cho con khi người cha đã chết:
Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền nhận cha, mẹ. Điều này quy định về quyền nhận cha, mẹ như sau:
- Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả là trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
- Con đã thành niên nhận cha thì không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.
Theo đó, người con hoàn toàn có quyền nhận cha của mình kể cả trong trường hợp cha đã chết. Tại khoản 2 Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định rằng Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp là có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và tại trường hợp xác định cha, mẹ, con trong trường hợp người có yêu cầu chết. Quyết định của Tòa án về vấn đề xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để được ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, khi người con nhận cha của mình trong trường hợp người cha đã chết thì phải thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án giải quyết việc xác định cha cho con theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự hiện hành. Thủ tục xác định cha cho con khi người cha đã chết được thực hiện qua các bước sau:
1.1. Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu xác định cha cho con khi người cha đã chết:
Hồ sơ yêu cầu xác định cha cho con khi người cha đã chết bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu, đơn phải có các nội dung chính sau:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
+ Tên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu như có) của người yêu cầu;
+ Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu;
+ Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu (nếu có);
+ Những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
+ Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc là điểm chỉ.
- Giấy chứng tử/giấy khai tử/các loại giấy tờ khác chứng minh người được yêu cầu (người cha) đã chết.
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ cha con giữa người yêu cầu và người được yêu cầu (ví dụ như giấy xét nghiệm ADN của cơ sở y tế có thẩm quyền,..)
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người yêu cầu xác định cha cho con;
- Căn cước công dân/CMND/Hộ chiếu của người yêu cầu xác định cha cho con.
1.2. Nộp hồ sơ yêu cầu xác định cha cho con khi người cha đã chết:
Trước khi nộp hồ sơ yêu cầu xác định cha cho con khi người cha đã chết thì người yêu cầu phải xác định được Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha cho con khi người cha đã chết. Tại điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định cha, mẹ cho con theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đồng thời tại điểm t khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định rằng Tòa án nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định cha, mẹ cho con. Như vậy, người yêu cầu xác định cha cho con khi người cha đã chết phải nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu cư trú, làm việc. Phương thức nộp hồ sơ bao gồm có:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
1.3. Giải quyết hồ sơ yêu cầu xác định cha cho con khi người cha đã chết:
- Tòa án nhận, xác nhận đơn yêu cầu xác định cha cho con khi người cha đã chết và các giấy tờ, tài liệu kèm theo đúng với quy định của pháp luật;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu xác định cha cho con khi người cha đã chết và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.
- Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí trong thời hạn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí.
- Tòa án thụ lý đơn yêu cầu xác định cha cho con khi người cha đã chết khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí. Trường hợp người yêu cầu xác định cha cho con khi người cha đã chết được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu xác định cha cho con khi người cha đã chết, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cho Viện kiểm sát cùng cấp về vấn đề Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu.
- Chuẩn bị xét đơn yêu cầu xác định cha cho con khi người cha đã chết:
+ Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu xác định cha cho con khi người cha đã chết cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu
+ Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu xác định cha cho con khi người cha đã chết, Tòa án tiến hành công việc sau đây:
++ Yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ nếu xét như thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để Tòa án giải quyết;
++ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp các tài liệu, chứng cứ (nếu xét thấy cần thiết hoặc có yêu cầu của đương sự);
++ Triệu tập những người làm chứng;
++ Quyết định mở phiên họp giải quyết yêu câu xác định cha cho con khi người cha đã chết.
- Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết yêu cầu xác định cha cho con khi người cha đã chết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.
2. Quy định về thừa kế sau khi xác định cha cho con khi người cha đã chết:
Theo quy định của pháp luật, thừa kế di sản có hai hình thức đó chính là thừa kế di sản theo di chúc và thừa kế di sản theo pháp luật. Cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Thừa kế di sản theo di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định những người sau đây họ vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu như số di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng số phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
- Con mà chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Theo đó, trong trường hợp thừa kế theo di chúc, kể cả người con chưa làm thủ tục xác định cha cho con khi người cha đã chết thì vẫn sẽ được quyền hưởng di sản thừa kế của người cha nếu như người này lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người con đó. Tuy nhiên, nếu như người cha có để lại di chúc nhưng lại không định đoạt tài sản của mình cho người con thì khi đó người con có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha cho con khi người cha đã chết để được quyền hưởng di sản thừa kế nếu như người con là đối tượng được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Trường hợp 2: Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế. Pháp luật quy định con đẻ là một trong những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất, cho nên khi người cha chết có để lại tài sản (di sản) thì người con sau khi đã hoàn thành thủ tục xác định cha cho con khi người cha đã chết sẽ được quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.
Căn cứ Điều 662 Bộ luật Dân sự 2015, người con đã hoàn thành thủ tục xác định cha cho con khi người cha đã chết nhưng di sản của người cha để lại đã được chia thì sẽ không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế mà đã được nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó ở tại vào thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
THAM KHẢO THÊM: