Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 8 năm 2023 - 2024 có đáp án là một bài kiểm tra quan trọng trong quá trình học tập của học sinh lớp 8. Bài kiểm tra này sẽ đánh giá khả năng hiểu biết và nắm vững kiến thức của học sinh về lịch sử Việt Nam và thế giới trong thời kỳ cận đại.
Mục lục bài viết
1. Phương pháp học môn Lịch sử nhớ lâu:
Để học môn lịch sử và nhớ lâu, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
– Đọc kỹ lý thuyết và hiểu rõ từng khái niệm, sự kiện. Bạn nên đọc từng đoạn và tóm tắt lại nội dung để giúp việc ghi nhớ dễ dàng hơn.
– Tìm hiểu thêm về ngữ cảnh lịch sử của sự kiện, thời đại mà nó xảy ra và tác động của nó đến thế giới hiện tại. Điều này giúp bạn kết nối các sự kiện và khái niệm lại với nhau.
– Sử dụng các phương tiện hình ảnh, âm thanh hoặc video để minh họa cho các sự kiện, địa điểm hoặc nhân vật trong lịch sử.
– Lập bản đồ tư duy để tóm tắt các sự kiện, thời gian và nhân vật quan trọng. Bạn có thể sử dụng một số công cụ trực tuyến như MindMeister hoặc Coggle để lập bản đồ tư duy.
– Làm bài tập và kiểm tra trắc nghiệm để củng cố kiến thức và nhớ lâu hơn. Hy vọng các phương pháp trên sẽ giúp bạn học tốt môn lịch sử và nhớ lâu.
2. Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 8 năm 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Đề 1:
Câu 1. Ý nào sau đây không phản ánh đúng về ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tư sản Anh
A. Là một cuộc cách mạng thành công, vì được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh
B. Là một cuộc cách mạng thành công, đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động
C. Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để
D. Là một cuộc cách mạng tư sản thành công, mở đường cho CNTB phát triển
Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh tiền đề quan trọng về xã hội làm bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
A. Mâu thuẫn giữa cư dân Bắc Mĩ với thực dân Anh.
B. Mâu thuẫn giữa tư sản Bắc Mĩ với thực dân Anh.
C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
D. Mâu thuẫn giữa nô lệ với chủ nô trong lãnh địa.
Câu 3. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Pháp chống lại chế quân chủ chuyên chế trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng ở thế kỉ XVII – XVIII thể hiện trong trào lưu
A. Triết học Ánh sáng.
B. Văn hóa Phục hưng.
C. Cải cách nông nô.
D. Cải cách văn hóa.
Câu 4. Giai cấp nào ở Pháp trước cách mạng được đánh giá là nghèo khổ nhất?
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Tư sản.
D. Bình dân thành thị.
Câu 5. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự thất bại của phái Gia-cô-banh?
A. Sự chống đối của tư sản phản cách mạng.
B. Mâu thuẫn nội bộ phái cầm quyền, nhân dân xa rời chính phủ.
C. Chỉ lo củng cố quyền lực.
D. Tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính.
Câu 6. Ý nào không phản ánh đặc điểm của đẳng cấp Tăng lữ trong xã hội Pháp trước cách mạng?
A. Được hưởng mọi đặc quyền kinh tế.
B. Nắm giữ chức vụ cao trong bộ máy hành chính, quân đội.
C. Không phải đóng thuế cho nhà vua.
D. Thuộc đẳng cấp trên đẳng cấp thứ ba.
Câu 7. Năm 1784, ở Anh đã xảy ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
B. Giêm Oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước.
C. nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.
D. cuộc cách mạng công nghiệp hoàn thành ở Anh.
Câu 8. Tại sao giai cấp Tư sản Anh lại sử dụng lao động là trẻ em và phụ nữ?
A. Vì họ dễ sai bảo, dễ đánh đập, không có sự phản kháng.
B. Vì họ là lực lượng có nhiều sức khỏe
C. Vì họ là những người có trình độ cao.
D. Vì họ là những người có thế lực xã hội lớn, có thể lợi dụng để làm ăn.
Câu 9. Sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX là một trong những biểu hiện quan trọng minh chứng cho điều gì?
A. Sự lan tỏa của tư tưởng chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.
B. Chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới.
C. Sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng thống nhất quốc gia.
D. Các nước thực dân – đế quốc dần hình thành và phát triển.
Câu 10. Trước 30 năm cuối thế kỉ XIX, Mĩ đứng hàng thứ tư sau các nước
A. Anh, Pháp, Đức.
B. Anh, Pháp, Liên Xô
C. Pháp, Đức, Bỉ.
D. Anh, Liên Xô, Đức.
Câu 11. Sự phát triển nhanh chóng của Đức trong những năm đầu thế kỉ XX là do
A. Áp dụng thành tựu mới nhất của khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
B. Sự suy yếu nhanh chóng của Anh và Pháp.
C. Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty lớn.
D. Thể chế liên bang thúc đẩy tính dân chủ trong xã hội.
Câu 12.Về chính trị, Anh là nước
A. Quân chủ lập hiến
B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
C. Cộng hòa.
D. Quân phiệt hiếu chiến.
Câu 13. Phát minh nào sau đây ở Anh đã khắc phục được tình trạng máy dệt phải ngừng hoạt động vì nước đóng băng vào mùa đông?
A. máy kéo sợi bằng sức nước.
B. máy dệt chạy bằng sức nước.
C. máy hơi nước.
D. máy kéo sợi Gien-ni.
Câu 14. Một trong những nhân tố quan trọng giúp cuộc bãi công của công nhân Anh năm 1868 giành thắng lợi là
A. Sự thuyết phục của Quốc tế thứ nhất.
B. Sự khủng hoảng của chế độ tư bản ở Anh.
C. Công nhân Pháp đồng ý sang Anh làm việc.
D. Sự đoàn kết, giúp đỡ của công nhân Bỉ.
Câu 15. Sau Chiến tranh Pháp – Phổ, “Chính phủ vệ quốc” ra đời là Chính phủ lâm thời của
A. giai cấp tư sản.
B. giai cấp vô sản
C. tầng lớp quý tộc phong kiến.
D. liên minh giai cấp công nhân và nông dân.
Câu 16. Nghị quyết nào không được thông qua tại Đại hội 22 nước ở Pa-ri (14 -7-1889)?
A. Sự cần thiết phải thành lập chính đảng vô sản ở mỗi nước.
B. Đấu tranh đòi ngày làm 8h.
C. Lấy ngày 1-5 hàng năm là ngày đoàn kết toàn dân.
D. Đấu tranh giành chính quyền.
Câu 17. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới không vì lí do nào sau đây
A. Dựa vào quần chúng lao động để đấu tranh.
B. Đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động.
C. Kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.
D. Hoàn thành lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.
Câu 18. Tại sao Đức ủng hộ chính phủ Véc- xai trong việc chống lại Công xã Pa- ri?
A. Tư sản Pháp kí hòa ước đem lại quyền lợi cho Đức.
B. Đức muốn bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản Pháp.
C. Đức muốn giúp đỡ bảo vệ hòa bình ở Pháp.
D. Đức được nhận 10 tỉ ph răng vàng bồi thường.
Câu 19. Nhà khoa học nào sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và dấu chấm vào giữa thế kỉ XIX?
A. Xti-phe-xơn.
B. Phơn-tơn.
C. Đác-uyn
D. Moóc-xơ.
Câu 20.Trong các thế kỉ XVIII – XIX, trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, con người đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại, ngoại trừ
A. công bố “bản đồ gen người”.
B. định luật bảo toàn về vật chất và năng lượng,
C. thuyết tế bào.
D. thuyết tiến hoá và di truyền.
* Đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | A | A | A | B | B | B | A | B | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | A | A | C | A | A | C | D | A | D | A |
2.2. Đề 2:
Trắc nghiệm:
Câu 1. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, với sự hình thành hai giai cấp mới, đó là:
A. Giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến.
B. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
C. Giai cấp tư sản va giai cấp tiểu tư sản.
D. Giai cấp tư sản và giai cấp nông dân.
Câu 2. Cách mạng Tư sản đầu tiên diễn ra ở đâu?
A. Anh
B. Pháp
C. Đức
D. Hà Lan
Câu 3. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8 – 1789) và Hiến pháp 1791 ở Pháp phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của giai cấp và tầng lớp nào?
A. Tư sản
B. Vô sản
C. Tiểu tư sản
D. Tăng lữ
Câu 4. Phái Gi-rông-đanh đã có hành động gì trước sự tấn công của quân Anh (năm 1793) và sự nổi loạn của bọn phản động ở vùng Văng-đê?
A. Tổ chức nhân dân chống ngoại xâm, nội phản.
B. Nhanh chóng chuẩn bị lực lượng chống ngoại xâm.
C. Ổn định cuộc sống của nhân dân.
D. Lo củng cố quyền lực của mình.
Câu 5. Đến cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại là do
A. Pháp thua trận phải bồi thường chiến phí
B. Pháp chỉ cho vay lấy lãi
C. Pháp chú trọng đầu tư vào thuộc địa
D. Kinh tế Pháp chỉ tập trung vào lĩnh vực ngân hàng
Câu 6. Chế độ tư bản đạt được sự thắng lợi đối với chế độ phong kiến trên thế giới ở khoảng thời gian nào?
A. Từ sau năm 1830 đến năm 1840.
B. Từ sau năm 1840 đến năm 1848.
C. Từ sau năm 1848 đến năm 1870.
D. Từ sau năm 1840 đến năm 1870.
Câu 7. Nét nổi bật nhất của phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 là gì?
A. Giai cấp công nhân nhiều nước đã đứng lên đấu tranh quyết liệt.
B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành, nhận thức rõ hơn về vai trò của giai cấp mình và tinh thần đoàn kết quốc tế.
C. Phong trào diễn ra liên tục và mạnh mẽ.
D. Quốc tế thứ nhất ra đời thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh hơn.
Câu 8. Trước phong trào đấu tranh quyết liệt cùa công nhân và thợ thủ công từ năm 1848 đến năm 1870, tư sản Đức đã có thái độ như thế nào?
A. Quyết liệt đấu tranh chống chế độ phong kiến.
B. Không quyết liệt đấu tranh chống chế độ phong kiến.
C. Thành lập Quốc tế thứ nhất.
D. Chiến thắng chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới.
Câu 9. Vì sao nói Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới?
A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.
C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.
D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh vừa thi hành pháp lệnh.
Câu 10. Cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri là
A. Ủy ban tài chính.
B. Hội đồng công xã.
C. Ủy ban an ninh xã hội.
D. Hội đồng quân sự.
Câu 11. Công xã Pa – ri mang lại quyền lợi cho giai cấp nào?
A. Giai cấp tư sản
B. Quý tộc phong kiến
C. Nhân dân
D. Tât cả các ý kiến trên
Câu 12. Vì sao giai cấp tư sản điên cuồng chống lại công xã Pa-ri?
A. Công xã đã xóa hết mọi đặc quyền của giai cấp tư sản.
B. Công xã tách nhà thờ ra khỏi Nhà nước.
C. Công xã thực sự là nhà nước do dân và vì dân, đối lập với nhà nước tư bản.
D. Công xã ban bố các sắc lệnh phục vụ quyền tự do của nhân dân.
Câu 13. Nguyên nhân chính khiến cho nền công nghiệp Anh cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Đức, Pháp là:
A. Sự phát triển và vươn lên mạnh mẽ của Đức, Pháp
B. Giai cấp Tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào thuộc địa
C. Anh không đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước
D. Công nghiệp Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, thiết bị dần trở nên lạc hậu
Câu 14. Vì sao Lê – nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “ chủ nghĩa đế quốc thực dân” ?
A. Vì nước Anh là “ Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”
B. Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới
C. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa
D. Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới
Câu 15. Sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905-1907 thất bại, nước Nga:
A. Vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế do Nga hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu
B. Bị đẩy vào cuộc chiến tranh đế quốc khốc liệt
C. Là một đế quốc quân phiệt và hiếu chiến
D. Cả A và B đều đúng
Câu 16. Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội vào giữa thế kỉ XIX là
A. Chính trị kinh tế học tư sản ra đời với đại biểu xuất sắc là Xmit và Ri – các – đô
B. Học thuyết của Chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ănghen đề xướng
C. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng với các đại biểu Phoi – ơ – bách và Hê – ghen
D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Xi – mông, Phu – ri – ê, Ô – oen
Tự luận:
Câu 17. Trình bày những phát minh lớn trong cách mạng công nghiệp ở Anh.
Câu 18. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa cuộc Cách mạng tư sản Anh và Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ theo mẫu sau:
Nội dung so sánh | Cách mạng tư sản Anh | Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ |
Hình thức cách mạng |
|
|
Kết quả cách mạng |
|
|
Câu 19. Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ). Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế nào?
* Đáp án:
Trắc nghiệm:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | D | A | D | A | C | B | B |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | B | B | C | C | D | B | D | B |
Tự luận:
Câu 17:
Những phát minh lớn trong cách mạng công nghiệp ở Anh:
– Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp với việc phát minh ra máy móc trong ngành dệt.
– Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni, làm tăng năng suất gấp 8 lần. Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
– Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo thành công máy dệt đầu tiên ở Anh chạy bằng sức nước, nâng cao năng suất lao động tới 40 lần so với dệt vải bằng tay, nhưng có hạn chế là phải xây dựng nhà máy gần những khúc sông chảy xiết, về mùa đông nước đóng băng nên nhà máy không hoạt động được.
– Đặc biệt năm 1784, Giêm Oát đã phát minh ra máy hơi nước, khắc phục được tất cả những nhược điểm của các máy móc trước đây, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác ra đời và phát triển như ngành dệt, luyện kim, khai thác mỏ, tiêu biểu là ngành giao thông vận tải có tàu thuỷ, tàu hoả sử dụng đầu máy chạy bằng hơi nước.
Nhờ cách mạng công nghiệp, Anh sớm diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hoá. Từ một nước nông nghiệp, Anh đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, được coi là “công xưởng” của thế giới.
Cẩu 18:
Nội dung so sánh | Cách mạng tư sản Anh | Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ |
Hình thức cách mạng | Là một cuộc nội chiến | Là một cuộc chiến tranh giành độc lập |
Kết quả cách mạng | Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến | Thiết lập chế độ cộng hòa |
Câu 19:
* Anh, Pháp có nhiều thuộc địa nhất nhưng kinh tế kém phát triển so với Đức, Mĩ, Đức vươn lên nhanh chóng về tốc độ phát triển kinh tế nhưng lại có ít thuộc địa hơn Anh. Pháp. Vì vậy mâu thuẫn giữa 2 khối đế quốc “già” và “trẻ” là vấn đề thuộc địa.
* Mâu thuẫn đó là làm cho các nước đế quốc thi hành chính sách ngoại giao hiếu chiến, xâm lược, tích cực chạy đua vũ trang, tuyên truyền tư tưởng; bạo lực, chuẩn bị chiến tranh thế giới chia lại thị trường.
3. Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử lớp 8:
Tên Chủ đề (nội dung, chương…) | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||
VD | VD cao | ||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1.Thời kì xác lập của CNTB | -Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8 – 1789) và Hiến pháp 1791 ở Pháp-Giêm- Oát phát minh ra máy hơi |
| -Cách mạng tư sản Anh (giữa thế kỉ XVII) – Phong trào công nhân |
| Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ |
|
|
Số câu Số điểm Tỷ lệ % | 2c 0,5đ 5% |
| 2c 0,5đ 5% |
| 1c 0,25đ 2,5% |
| 5c 1.25đ 12,5% |
2 .Các nước Âu-Mĩ cuối TK XIX -Đầu XX. | cách mạng công nghiệp máy móc được phát minh và sử dụng | ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng Nga 1905-1907 | Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga do Lê-nin thành lập là Đảng kiểu mới |
| -Công xã Pari là nhà nước kiểu mới. – Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối XIX- Đầu XX. |
|
|
Số câu Số điểm Tỷ lệ % | 2c 0.5đ 5% | 1c 3đ 30% | 1c 0,25đ 2,5% |
| 2c 0,5đ 5% |
| 6c 4.25đ 42,5% |
3. Châu Á thế kỉ XVIII – Đầu TK XX | -Cách mạng Tân Hợi (1911). – Ấn Độ TK XVIII- Đầu XX | cách mạng Tân Hợi năm 1911 |
|
|
|
|
|
Số câu Số điểm Tỷ lệ % | 2c 0.5đ 5% | 1c 4đ 40% |
|
|
|
| 3c 4.5đ 45% |
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % | 8c 8.5đ 85% |
| 3c 0,75đ 7,5% |
| 3c 0,75đ 7,5% |
| 14c 10đ 100% |