Phanh xe máy là một bộ phận quan trọng trong quá trình vận hành để sử dụng tiện lợi trong nhiều tình huống cũng như đảm bảo sự an toàn cho người dùng khi điều khiển xe. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì chủ xe có hành vi tự ý thay phanh xe máy khác thiết kế ban đầu có bị phạt không?
Mục lục bài viết
1. Tự ý thay phanh xe máy khác thiết kế ban đầu có bị phạt?
Điều 55 Văn bản hợp nhất 08/VBHN-VPQH 2023 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ quy định về vấn đề bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ, tại Điều này quy định bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ như sau:
- Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo đúng những quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
- Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với như thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về vấn đề an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định).
- Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải các chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.
- Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi mà tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và thực hiện tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức việc kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Theo quy định trên thì chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với như thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chính vì thế, chủ phương tiện xe máy không được tự ý thay phanh xe máy khác thiết kế ban đầu, mà phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi bộ phận phanh xe khác với thiết kế ban đầu và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề nghị đó. Nếu chủ phương tiện xe máy tự ý thay phanh xe máy khác thiết kế ban đầu sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 đồng cho đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nêu dưới đây:
- Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng lại không có tác dụng;
- Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc là có nhưng không có tác dụng;
- Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho mỗi loại xe;
- Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng lại không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;
- Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc là có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
- Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc là có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Điều khiển xe mà lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.
Theo đó, chủ phương tiện xe máy tự ý thay phanh xe máy khác thiết kế ban đầu sẽ bị xử phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
2. Quy định về hệ thống phanh của xe máy:
Căn cứ mục 2.7 phần 2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy được ban hành kèm theo Thông tư 67/2015/TT-BGTVT thì hệ thống phanh của xe máy được quy định như sau:
2.1. Yêu cầu chung:
- Khi tác động vào cơ cấu điều khiển, hệ thống phanh phải hoạt động. Cơ cấu của phanh không được có hiện tượng kẹt, phải tự trở về vị trí ban đầu khi thôi tác động vào cơ cấu điều khiển và phải có kết cấu sao cho những yếu tố như: rung động, quay vòng không ảnh hưởng tới khả năng phanh.
- Hệ thống phanh phải có kết cấu sao cho không gây cản trở những cơ cấu của hệ thống lái khi vận hành.
- Phải có cơ cấu điều chỉnh tự động hoặc là điều chỉnh bằng tay khe hở má phanh.
- Hệ thống phanh chính dẫn động thủy lực phải được thiết kế sao cho có thể kiểm tra về mức dầu thủy lực dễ dàng.
- Đối với xe trang bị cơ cấu chống hãm cứng bánh xe thì phải có bộ phận báo hiệu cho người lái biết khi mà cơ cấu này có sự cố.
- Đối với xe được trang bị hệ thống phanh khẩn cấp thì phải đảm bảo sao cho người lái sẽ có thể tác động lên cơ cấu phanh này ở trạng thái có ít nhất một tay điều khiển lái.
2.2. Yêu cầu riêng đối với hệ thống phanh của từng nhóm xe:
Đối với nhóm L1 và L3: ngoài các yêu cầu chung nói trên, xe ở nhóm này phải thỏa mãn thêm các yêu cầu sau:
- Xe phải trang bị hai hệ thống phanh chính có cơ cấu điều khiển và dẫn động độc lập với nhau, trong đó phải có ít nhất một hệ thống phanh tác động lên bánh xe trước và ít nhất một hệ thống phanh tác động lên bánh xe sau.
- Nếu hai hệ thống phanh chính tác động lên cùng một cơ cấu phanh thì sự hư hỏng của cơ cấu điều khiển và/hoặc cơ cấu dẫn động của chính hệ thống phanh này không ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống phanh còn lại.
Đối với nhóm L2, và L5: ngoài các yêu cầu chung nói trên, xe ở nhóm này phải thỏa mãn thêm các yêu cầu sau:
- Về hệ thống phanh chính:
+ Xe phải trang bị hai hệ thống phanh chính có cơ cấu điều khiển và dẫn động độc lập với nhau, trong đó sẽ phải có ít nhất một hệ thống phanh tác động lên các bánh xe ít nhất của một trục và có ít nhất một hệ thống phanh tác động lên các bánh xe còn lại
+ Xe phải trang bị một hệ thống phanh liên hợp và một hệ thống phanh khẩn cấp. Hệ thống phanh khẩn cấp sẽ có thể là phanh đỗ.
- Hệ thống phanh đỗ: Xe phải trang bị hệ thống phanh đỗ. Hệ thống phanh này phải tác động lên những bánh xe của ít nhất một trục. Hệ thống phanh đỗ có thể là một trong hai hệ thống phanh của hệ thống phanh chính đã nêu trên.
Đối với nhóm L4: ngoài các yêu cầu chung nói trên, xe ở nhóm này phải thỏa mãn thêm các yêu cầu sau:
- Xe phải trang bị những hệ thống phanh chính như nhóm L3 đã nêu trên.
- Không bắt buộc là phải có cơ cấu phanh ở bánh xe thùng bên.
2.3. Hiệu quả phanh:
- Việc kiểm tra trên đường:
+ Điều kiện đường thử: Thử trên mặt đường phủ nhựa hoặc là đường bê tông bằng phẳng và khô, hệ số bám không nhỏ hơn 0,6.
+ Về vận tốc thử:
++ V= 40 km/h đối với xe nhóm L1 và L2. Nếu vận tốc lớn nhất (Vmax) nhỏ hơn 40 km/h thì sẽ được thử ở vận tốc bằng 0,9 Vmax;
++ V= 60 km/h đối với xe nhóm L3, L4 và L5. Nếu vận tốc lớn nhất (Vmax) nhỏ hơn 60 km/h thì sẽ được thử ở vận tốc bằng 0,9 Vmax.
- Kiểm tra phanh ở trên băng thử:
+ Tổng lực phanh của hệ thống phanh chính khi phanh sẽ không được nhỏ hơn 50% trọng lượng của xe khi vào kiểm tra.
+ Đối với loại xe L2, L5, sai lệch lực phanh giữa bánh xe bên trái và bánh xe bên phải trên một trục sẽ không được lớn hơn 20% đối với trục trước và 24% đối với trục sau.
+ Tổng lực phanh của hệ thống phanh đỗ của xe (nếu có) không được nhỏ hơn 20% trọng lượng xe khi kiểm tra và 15% đối với xe có khối lượng lớn nhất nhỏ hơn 1,2 lần khối lượng không tải.
THAM KHẢO THÊM: