Trong văn bản “Cô Gió mất tên”, tác giả Xuân Quỳnh đã xây dựng hình ảnh nhân vật cô gió không có tên và đi gieo rắc rất nhiều niềm vui, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. Qua đó, tác giả gửi gắm thông điệp sâu sắc về sự cho đi trong cuộc đời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả bài viết cảm nhận về thông điệp gửi gắm qua truyện Cô Gió mất tên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đoạn văn cảm nhận về thông điệp trong Cô Gió mất tên hay nhất:
- 2 2. Đoạn văn cảm nhận về thông điệp trong Cô Gió mất tên ngắn gọn:
- 3 3. Đoạn văn cảm nhận về thông điệp trong Cô Gió mất tên tình cảm:
- 4 4. Đoạn văn cảm nhận về thông điệp trong Cô gió mất tên cảm xúc:
- 5 5. Đoạn văn cảm nhận về thông điệp trong Cô gió mất tên chọn lọc:
1. Đoạn văn cảm nhận về thông điệp trong Cô Gió mất tên hay nhất:
Trong văn bản “Cô Gió mất tên”, tác giả Xuân Quỳnh đã xây dựng hình tượng về cô gió không có tên và đi gieo thật nhiều niềm vui, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. Qua đó, tác giả gửi gắm thông điệp sâu sắc về việc cho đi trong cuộc sống. Có ai đó đã từng nói câu “Cho đi. .. là còn mãi”. Câu chuyện về cô gió cho chúng ta một bài học quý báu về việc cho đi trong cuộc sống: khuyên người ta hãy chia sẻ không chỉ với những người có hoạn nạn mà còn với cả cộng đồng. Bởi lẽ trong xã hội vẫn còn tồn tại quá nhiều những mảnh đời khó khăn, họ cần lắm sự quan tâm, sẻ chia từ cộng đồng, có khi chỉ là cái siết tay thật chặt, cái vỗ vai, lời nói an ủi, động viên cũng phần nào giúp đỡ họ. Tưởng rằng khi cho đi, người cho sẽ cảm thấy thiệt thòi, thế nhưng không, họ còn nhận lại được nhiều hơn thế. Như cô Gió trong câu chuyện đã nói rằng “hình dáng của cô là ở người khác, là để có ích cho người khác”. Chỉ là một hành động sẻ chia, con người sẽ lan truyền tình thương yêu trong cộng đồng, tình yêu thương sẽ lan toả và còn mãi. Người nhận đôi khi cũng không mong nhận lại được thứ gì cao sang, vật chất mà lại là sự ấm áp của tình người. Con người rồi cũng sẽ trở về với cát bụi, với đất mẹ điều đặc biệt là sự sẻ chia, đùm bọc của họ với người khác vẫn sẽ còn mãi, tựa như cô gió, người đời dễ dàng nhận thấy được và cất tiếng kêu cô: Gió! Chẳng gì có thể ngăn nổi những hành động bắt nguồn từ tấm lòng trắc ẩn, từ trái tim thổn thức. Đó còn là lòng nhân hậu, là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ nhiều đời nay, cái truyền thống ấy luôn trường tồn và không ngừng lớn mạnh dưới nhiều dạng thức khác nhau. Qua tác phẩm “Cô gió mất tên”, tác giả đã gửi đến bạn đọc bài học sâu sắc về việc cho đi: hãy cho đi để đời mãi đẹp tươi!
2. Đoạn văn cảm nhận về thông điệp trong Cô Gió mất tên ngắn gọn:
Văn bản “Cô Gió mất tên” của nhà văn Xuân Quỳnh đã gửi gắm thông điệp ý nghĩa. Nhân vật chính trong truyện ngắn là cô Gió – không có màu sắc, hình dáng. Nhưng cô đi đến tất cả mọi nơi để giúp đỡ mọi người xung quanh. Bởi vậy nên tuy không có dáng người, không ai trông thấy nhưng mọi người đều nhận thấy và yêu mến cô bởi lòng nhân hậu, nhiệt thành của cô. Khi dẫn chú ong con đi tìm thức ăn, cô vô tình lạc vào một ngôi nhà. Sau cuộc trò chuyện với chị Hũ, cô nhận đã bỏ quên mất tên gọi của mình. Rời khỏi căn phòng, cô bắt đầu đi tìm lại tên gọi. Cô tìm đến những nơi mà mình đã từng đi qua để nhận thấy tên gọi của bản thân hiển hiện trong những việc làm tốt đẹp mà cô đã làm. Cô cảm thấy hạnh phúc khi có thể giúp đỡ mọi người xung quanh. Từ đây, truyện gửi gắm một thông điệp ý nghĩa. Trong đời sống, chúng ta cần phải biết yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh. Giống như lời cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã dạy: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi. .. “.
3. Đoạn văn cảm nhận về thông điệp trong Cô Gió mất tên tình cảm:
Qua truyện “Cô Gió mất tên”, Xuân Quỳnh đã gửi gắm đến người đọc một thông điệp ý nghĩa trong cuộc sống. Truyện kể về nhân vật cô Gió không có hình dáng, màu sắc. Cô đi lang thang khắp chốn đó đây, lúc nhanh lúc chậm tuỳ thời tiết và giúp đỡ mọi người. Cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn, mang nước xuống quạt mát trên những miền đất khô cạn, cô giúp đỡ làm mát cho bà Đào giữa trưa hè oi nóng. Dù không ai nhìn thấy nhưng cô Gió làm nhiều người thấy yêu quý và khâm phục. Trên đường chở Ong vàng về, cô Gió chui qua một ngôi nhà. Cuộc nói chuyện với chị Hũ khiến cô buồn bã khi nhận thấy đã quên mất tên thật của mình. Cô quyết tâm trở lại những nơi mình đã đi qua để tìm lại tên. Cuối cùng, cô nhận thấy niềm hạnh phúc khi có thể giúp đỡ mọi người xung quanh. Qua tác phẩm, người đọc sẽ hiểu rõ thông điệp mà nhà văn muốn truyền tải trong truyện. Con người cần phải biết thương yêu, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau. Những hành động tốt sẽ nhận được sự trân trọng, yêu quý của nhiều người. Tấm lòng sẻ chia, nhân ái sẽ làm nên giá trị thực sự của cuộc sống chứ không phải là dáng vẻ bề ngoài (tên gọi). Một thông điệp tuy giản dị mà lại chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả.
4. Đoạn văn cảm nhận về thông điệp trong Cô gió mất tên cảm xúc:
Trong văn bản “Cô Gió mất tên”, tác giả Xuân Quỳnh đã xây dựng hình tượng về cô gió không có tên và đi gieo thật nhiều niềm vui, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. Qua đó, tác giả gửi gắm thông điệp sâu sắc về việc cho đi trong cuộc sống. Có ai đó đã từng nói câu “Cho đi. .. là còn mãi”. Câu chuyện về cô gió cho chúng ta một bài học quý báu về việc cho đi trong cuộc sống: khuyên người ta hãy chia sẻ không chỉ với những người có hoạn nạn mà còn với cả cộng đồng. Bởi lẽ trong xã hội vẫn còn tồn tại quá nhiều những mảnh đời khó khăn, họ cần lắm sự quan tâm, sẻ chia từ cộng đồng, có khi chỉ là cái siết tay thật chặt, cái vỗ vai, lời nói an ủi, động viên cũng phần nào giúp đỡ họ. Tưởng rằng khi cho đi, người cho sẽ cảm thấy thiệt thòi, thế nhưng không, họ còn nhận lại được nhiều hơn thế. Như cô Gió trong câu chuyện đã nói rằng “hình dáng của cô là ở người khác, là để có ích cho người khác”. Chỉ là một hành động sẻ chia, con người sẽ lan truyền tình thương yêu trong cộng đồng, tình yêu thương sẽ lan toả và còn mãi. Người nhận đôi khi cũng không mong nhận lại được thứ gì cao sang, vật chất mà lại là sự ấm áp của tình người. Con người rồi cũng sẽ trở về với cát bụi, với đất mẹ điều đặc biệt là sự sẻ chia, đùm bọc của họ với người khác vẫn sẽ còn mãi, tựa như cô gió, người đời dễ dàng nhận thấy được và cất tiếng kêu cô: Gió! Chẳng gì có thể ngăn nổi những hành động bắt nguồn từ tấm lòng trắc ẩn, từ trái tim thổn thức. Đó còn là lòng nhân hậu, là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ nhiều đời nay, cái truyền thống ấy luôn trường tồn và không ngừng lớn mạnh dưới nhiều dạng thức khác nhau. Qua tác phẩm “Cô gió mất tên”, tác giả đã gửi đến bạn đọc bài học sâu sắc về việc cho đi: hãy cho đi để đời mãi đẹp tươi!
5. Đoạn văn cảm nhận về thông điệp trong Cô gió mất tên chọn lọc:
Bên cạnh sáng tác thơ, Xuân Quỳnh cũng viết truyện cho thiếu nhi. Và người đọc có lẽ sẽ cảm thấy thích thú nhất với truyện “Cô Gió mất tên”.
Đây là một tác phẩm có nội dung tương đối giản dị. Nhưng thông điệp được gửi gắm giúp người đọc có thêm bài học cho mình. Nhân vật nữ trong truyện là cô Gió – vốn dĩ là một hiện tượng tự nhiên. Nhưng nhân vật này lại mang những đặc trưng của tính cách. Mọi công việc cô làm điều có ích cho đời. Cô đưa những con tàu vươn khơi xa hay đưa gió và mưa xuống trên các bãi cát khô cạn. Cô giúp Đào quạt gió cho bà được giấc ngủ ngon. Cô trò chuyện vui vẻ với họ hàng nhà lau. Cô đã giúp đỡ đưa chú ong con trở lại nhà.
Câu chuyện trở nên thu hút người đọc hơn khi một tình huống bất ngờ ập đến. Khi giúp chú ong con đi dạo, cô tình cờ đi vào một ngôi nhà. Chẳng có ai để ý đến sự có mặt của cô. Điều đó khiến cô thầm suy nghĩ: “Nếu mình có hình thù cụ thể như chiếc ấm, cái bình hoa hoặc như ngọn lửa trên bếp thì có đáng yêu không”. Sau khi nói chuyện với chị Hũ, cô cảm thấy mình đã quên mất tên gọi. Cô rời bỏ căn nhà, quyết tâm đi tìm kiếm tên của mình. Cô đến với biển cả, con sông, đồng cỏ. .. – nơi cô đã từng giúp ích cho đời. Cô nhận thấy niềm hạnh phúc khi có thể giúp đỡ những người khác. Và cô cũng nhận thấy tên gọi của mình có được cũng từ những việc làm ý nghĩa ấy. Tác giả đã xây dựng chi tiết đi tìm lại tên gọi nhằm gửi gắm tới người đọc bài học về cuộc sống. Chúng ta cần biết yêu thương, giúp đỡ mọi người chung quanh. Quả là một bài học đơn giản mà lại ý nghĩa với mỗi người.
Khi đọc “Cô Gió mất tên”, mỗi một người sẽ có những cảm xúc riêng. Nhưng chúng ta đều nhận thấy những điều tốt đẹp mà nhà văn muốn truyền tải.