Việc luyện các đề thi giúp các em học làm quen với các dạng bài tập mới, rèn luyện kỹ năng giải đề, nâng cao sự tự tin và chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi sắp tới. Dưới đây là những mẫu đề thi cuối học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 có đáp án 2023, mời các bạn đọc cùng đón xem.
Mục lục bài viết
1. Cách để học tốt môn Công nghệ lớp 7:
– Môn Công nghệ là một môn học khá thú vị và cũng cần nhiều sự tập trung, hiểu biết và luyện tập để có thể đạt được kết quả tốt. Dưới đây là một số cách để học tốt môn Công nghệ lớp 7.
Tìm hiểu và hiểu rõ kiến thức cơ bản:
Trước hết, bạn cần phải tìm hiểu và hiểu rõ kiến thức cơ bản của môn học này. Những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các khái niệm và nguyên lý hoạt động của công nghệ, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc áp dụng và giải quyết các vấn đề.
Thực hành nhiều:
Nếu bạn muốn học tốt môn Công nghệ, bạn cần phải thực hành nhiều. Thực hành sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm của mình trong việc sử dụng các công cụ và phần mềm, giúp bạn tự tin hơn trong việc giải quyết các vấn đề.
Tra cứu thêm tài liệu và hướng dẫn:
Bên cạnh kiến thức cơ bản, bạn cần phải tra cứu thêm các tài liệu và hướng dẫn để có thể nắm bắt được những thông tin mới nhất và cập nhật. Điều này sẽ giúp bạn có thể áp dụng được những kiến thức mới và giải quyết các vấn đề phức tạp hơn.
Hợp tác và thảo luận với bạn bè:
Cuối cùng, bạn nên hợp tác và thảo luận với bạn bè trong việc học môn Công nghệ. Bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm, tài liệu và ý kiến của mình với những người khác, từ đó cùng nhau học hỏi và phát triển.
Với những cách trên, hy vọng bạn sẽ có thể học tốt môn Công nghệ lớp 7 và đạt được kết quả cao trong học tập. Chúc bạn thành công!
2. Đề thi cuối học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 có đáp án 2024 mới nhất:
I. TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM):
Câu 1: Mục đích của nhân giống thuần chủng là:
A. Tạo ra giống mới.
B. Lai tạo ra được nhiều cá thể đực.
C. Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có
D. Tạo ra được nhiều cá thể cái.
Câu 2: Khi lập vườn gieo ươm, cần phải đảm bảo những điều kiện nào?
A. Đất cát pha, không có ổ sâu bệnh, độ pH từ 6 đến 7, gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
B. Đất cát pha, pH cao.
C. Đất thịt, đất sét, xa nơi trồng rừng.
D. Gần nguồn nước và xa nơi trồng rừng.
Câu 3: Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp thực hiện theo quy trình kỹ thuật nào sau đây?
A. Đất hoang dại hay đã qua sử dụng -> Cày sâu bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại -> Dọn cây hoang dại -> Đập và san phẳng -> Đất tơi xốp.
B. Đất hoang dại hay đã qua sử dụng ->Dọn cây hoang dại -> Cày sâu bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại -> Đập và san phẳng -> Đất tơi xốp.
C. Đất hoang dại hay đã qua sử dụng ->Dọn cây hoang dại -> Đập và san phẳng -> Cày sâu bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại -> Đất tơi xốp.
Câu 4: Dựa vào hướng sản xuất chính của vật nuôi mà chia ra các giống vật nuôi khác nhau là cách phân loại nào sau đây:
A. Theo mức độ hoàn thiện của giống.
B. Theo địa lí.
C. Theo hình thái, ngoại hình.
D. Theo hướng sản xuất.
Câu 5: Khi tiến hành khai thác rừng thì chúng ta phải:
A. Chọn cây còn non để chặt.
B. Khai thác trắng khu vực trồng rừng.
C. Chặt hết toàn bộ cây gỗ quý hiếm.
D. Phục hồi rừng sau khi khai thác.
Câu 6: Quy trình trồng cây con có bầu là:
A. Tạo lỗ trong hố đất -> Rạch vỏ bầu -> Đặt bầu vào lỗ trong hố -> Lấp và nén đất lần 1 -> Lấp và nén đất lần 2 -> Vun gốc.
B. Tạo lỗ trong hố đất -> Đặt bầu vào lỗ trong hố -> Rạch vỏ bầu -> Lấp và nén đất lần 1 -> Lấp và nén đất lần 2 -> Vun gốc.
C. Tạo lỗ trong hố đất -> Rạch vỏ bầu -> Đặt bầu vào lỗ trong hố -> Lấp và nén đất lần 1 -> Vun gốc -> Lấp và nén đất lần 2.
A. Tạo lỗ trong hố đất -> Đặt bầu vào lỗ trong hố -> Rạch vỏ bầu -> Lấp và nén đất lần 1 -> Vun gốc -> Lấp và nén đất lần 2.
Câu 7: Các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng:
A. Làm rào bảo vệ, làm cỏ, xới đất, bón phân, tỉa và dặm cây.
B. Làm rào bảo vệ, làm cỏ, xới đất, vun gốc, bón phân, tỉa và dặm cây.
C. Làm rào bảo vệ, phát quang, làm cỏ, xới đất, bón phân, tỉa và dặm cây.
D. Làm rào bảo vệ, phát quang, làm cỏ, xới đất, vun gốc, bón phân, tỉa và dặm cây.
Câu 8: Vai trò của ngành chăn nuôi là:
A. Cung cấp thực phẩm và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
B. Cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
C. Cung cấp thực phẩm, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
D. Cung cấp thực phẩm, sức kéo và phân bón.
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 9: (1,0 điểm) Thế nào là chọn giống vật nuôi?
Câu 10: (2,0 điểm) Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi? Cho ví dụ?
Câu 11: (3,0 điểm) Tại sao nói rừng có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống của xã hội ? Nhiệm vụ trồng rừng của nước ta trong thời gian tới là gì ?
* Đáp án:
I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm): Mỗi câu đúng 0,5 điểm
CÂU | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
ĐÁP ÁN | C | A | B | D | D | A | D | B |
II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung/Đáp án | Điểm |
1 (1,0 điểm) | Căn cứ vào mục đích chăn nuôi, lựa chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi. VD: ……. | 0.5 0.5 |
2 (2,0 điểm) | – Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước của các bộ phận trong cơ thể. VD: ……. – Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. VD: ……. | 0.5 0.5 0.5 0.5 |
3 (3,0 điểm) | * Rừng có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống của xã hội, vì: – Làm sạch môi trường không khí hấp thụ các loại khí độc hại, bụi, không khí. – Phòng hộ: Chắn gió, cố định cát ven biển, hạn chế tốc độ dòng chảy và chống xoáy mòn đất đồi núi, chống lũ lụt. Cung cấp lâm sản cho gia đình, công sở giao thông, công cụ sản xuất, nguyên liệu sản xuất, xuất khẩu. – Nguyên liệu khoa học, sinh hoạt văn hoá. Bảo tồn các hệ thống sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động, thực vật, di tích lịch sử, tham quan dưỡng bệnh. * Nhiệm vụ của trồng rừng – Trồng rừng thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp: + Trồng rừng sản xuất: Lấy nguyên liệu. + Trồng rừng phòng hộ: Đầu nguồn, ven biển + Trồng rừng đặc dụng: Vườn quốc gia khu bảo tồn thiên nhiên và môi trường, nghiên cứu khoa học, văn hoá, lịch sử, du lịch. | 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 |
3. Ma trận đề thi Công nghệ 7 học kì 2:
| Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng |
Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ | Biết kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng, trị bệnh | Phân biệt một số bệnh |
| Xác định nguyên nhân, triệu chứng của gà bệnh |
|
| Số câu:4 Số điểm: 1 Tỉ lệ:10% | Số câu: 8 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 13 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% |
Thực hành: Lập kế hoạch nuôi vật nuôi trong gia đình |
| Nắm được cách nuôi dưỡng và chăm sóc chó cảnh |
|
|
|
| Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% |
Giới thiệu về thủy sản | Biết một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao |
|
|
|
|
| Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% |
Nuôi cá ao |
| Trình bày được kĩ thuật chuẩn bị ao nuôi, chăm sóc, thu hoạch cá giống | Giải thích việc chăm sóc cá |
|
|
| Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 5 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% |
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 16 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 26 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% |