Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Ngữ văn
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Toán học
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tin học
  • GDCD
  • Giáo án
  • Quản lý giáo dục
    • Thi THPT Quốc gia
    • Tuyển sinh Đại học
    • Tuyển sinh vào 10
    • Mầm non
    • Đại học
  • Pháp luật
  • Bạn cần biết

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Giáo dục Ngữ văn

Phân tích bài ca dao Nước non lận đận một mình hay nhất

  • 29/08/202429/08/2024
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    29/08/2024
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Bài ca dao là lời than thân trách phận của người nông dân trong xã hội cũ. Đồng thời tố cáo xã hội phong kiến bất công đã áp bức, bóc lột những người vô tội. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả bài phân tích bài ca dao Nước non lận đận một mình hay nhất

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Dàn ý phân tích bài ca dao Nước non lận đận một mình hay nhất:
      • 2 2. Dàn ý phân tích bài ca dao Nước non lận đận một mình đầy đủ nhất:
      • 3 3. Phân tích bài ca dao Nước non lận đận một mình:
        • 3.1 3.1. Phân tích bài ca dao Nước non lận đận một mình – Mẫu 1:
        • 3.2 3.2. Phân tích bài ca dao Nước non lận đận một mình – Mẫu 2:

      1. Dàn ý phân tích bài ca dao Nước non lận đận một mình hay nhất:

      Mở bài

      Dẫn dắt, giới thiệu và trích dẫn bài ca dao “Nước non lận đận một mình”.

      Thân bài

      * Nội dung

      Bài ca dao là lời than thân trách phận của người nông dân trong xã hội cũ. Đồng thời tố cáo xã hội phong kiến bất công đã áp bức, bóc lột những người vô tội.

      * Nghệ thuật

      – Sử dụng từ láy “lận đận” giàu sức gợi hình: ý nói về số phận bấp bênh, vất vả.

      – Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”: thác (chỗ dòng nước chảy xiết, vượt qua vách đá cao chắn ngang sông, suối làm nước đổ mạnh xuống) – ghềnh (chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm nhô cao và nằm chắn ngang làm cho dòng nước dồn lại và chảy xiết) đều là những sự vật có ở trong tự nhiên. Trong bài ca dao thì thác ghềnh ý chỉ sự trắc trở, khó khăn.

      – Hình ảnh đối lập: nước non – một mình, lên thác – xuống ghềnh, bể kia đầy – ao kia cạn.

      – Hình ảnh ẩn dụ: con cò cũng mang số phận nhỏ bé, thấp kém ngụ ý chỉ thân phận người nông dân trong xã hội xưa.

      – Câu hỏi tu từ “Ai…?” diễn đạt nỗi khổ cực, khó nhọc.

      Kết bài

      Đánh giá lại bài ca dao “Nước non lận đận một mình”.

      2. Dàn ý phân tích bài ca dao Nước non lận đận một mình đầy đủ nhất:

      Mở bài

      Giới thiệu chung về số phận của người nông dân và người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

      Giới thiệu bài ca dao

      Nước non lận đận một mình

      Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

      Ai làm cho bể kia đầy

      Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

      Thân bài

      * Nội dung chính của bài ca dao

      Than thân: Nói lên sự đắng cay, cơ cực, vất vả, gian truân của cuộc đời và thân phận người nông dân.

      Phản kháng: Thể hiện thái độ bất bình, phản kháng đối với kẻ đã làm cho người nông dân phải lận đận, lên thác xuống ghềnh.

      * Ý nghĩa của hình ảnh thân cò và cò con

      Thân cò và cò con: ẩn dụ nói về người nông dân/ người phụ nữ và con cái của họ.

      Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ.

      Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn lo toan nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời.

      Làm cả ngày lẫn đêm mà vẫn khổ cực “lên thác xuống ghềnh”

      Cuộc sống gian nan của người nông dân

      Lên thác xuống ghềnh: chỉ sự vất vả, gian nạn trong cuộc đời.

      Cái vòng luẩn quẩn, bế tắc không có lối thoát.

      Lời ai oán

      Lời ai oán của “thân cò” đau khổ cất lên như thấm đẫm nước mắt.

      Cảnh đời trái ngang, loạn lạc, bể đầy ao cạn.

      ⇒ Tố cáo bọn thống trị gây ra bao cảnh ngang trái làm cho gầy “cò con”.

      * Nghệ thuật

      Hình ảnh ẩn dụ: “con cò” ⇒ cuộc đời của người nông dân/ người phụ nữ.

      Từ láy “lận đận” và thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh” nỗi cơ cực và vất vả của cuộc đời cò tăng lên gấp bội lần.

      Biện pháp đối lập: đây là đặc trưng nổi bật của bài ca dao

      “Nước non” >< “Một mình”: Đối lập giữa cái mênh mông rộng lớn và cái nhở bé cô đơn, lẻ loi của thân cò.

      “Thân cò” >< “thác ghềnh”, “lên” >< “xuống”: đối lập giữa cái nhỏ bé, yếu đuối của thân cò và sự dữ dội, khốc liệt của thiên nhiên.

      “Bể kia đầy” >< “Ao kia cạn”: Thái cực của tạo hóa đầy – vơi. Bể kia đã rộng lại còn đầy, còn ao kia nơi cò kiếm ăn hàng ngày đã bé lại còn cạn. Bởi vậy dù cho cò có tần tảo, nhặt nhạnh, bươn chải, thân cò vẫn cứ gầy guộc mong manh.

      Câu hỏi tu từ (hai câu cuối) là lời than thở của thân cò – lời than, lời hỏi không có lời giải đáp.

      Đại từ phiếm chỉ “ai”.

      ⇒ Thân phận bé nhỏ, cuộc đời cơ cực, nhọc nhằm của ngươi lao động/ người phụ nữ.

      Kết bài

      Bài ca dao nói lên số phận “con ong cái kiến” của người nông dân/ người phụ nữ.

      Phản kháng, lên án xã hội phong kiến.

      3. Phân tích bài ca dao Nước non lận đận một mình:

      3.1. Phân tích bài ca dao Nước non lận đận một mình – Mẫu 1:

      Một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán. Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người phụ nữ nông dân và con cái họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi cô đơn “một mình”, làm ăn lận đận” vất vả giữa cuộc đời. Có khác nào “thân cò”, lúc thì “ăn đêm”, lúc thì “đi đón cơn mưa tối tăm mù mịt”, lúc thì “lên thác xuống ghềnh”. Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” chỉ sự khó khăn vất vả. Cuộc đời “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” của “thân cò” đâu chỉ ngày một ngày hai mà đã “bấy nay” trải qua bao năm tháng giữa chốn “nước non” mênh mông:

      “Nước non lận đận một mình,

      Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.

      Lời ai oán của “thân cò”, của người mẹ đau khổ cất lên như thấm đầy lệ:

      “Ai làm cho bể kia đẩy,

      Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?”

      “Bể đầy”, “ao cạn” là hai biểu tượng nói đến cảnh bất công, loạn lạc. “Ai” là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. “Ai làm” là lời lên án, tố cáo bọn cầm quyền đã tạo ra cảnh bất công, loạn lạc, làm cho nhân dân khốn khổ điêu linh, “cho gầy cò con”. Đời mẹ đã “lận đận”, đời con lại đói rét, chịu áp bức đau thương.

      Chữ “cho” được điệp tới ba lần: “ai làm cho. .., cho ao kia, cạn, cho gầy cò con” như tiếng nấc, như lời nguyền đay để tố cáo tội ác lũ quan lại thống trị. Các tính từ: “đầy”, “cạn”, “gầy” bổ sung nghĩa, nội dung cho nhau, làm cho giọng điệu bài ca tình mẫu tử càng trở nên day dứt, ám ảnh.

      3.2. Phân tích bài ca dao Nước non lận đận một mình – Mẫu 2:

      Đêm dài nô lệ của dân tộc đã qua. Những kiếp sống nô lệ, những phận người bi kịch khốn cùng do bóc lột, bất công dưới phong kiến cũng không còn. Nhưng vẫn còn đấy, những câu ca dao, bài ca dao phản ánh hiện thực đau thương của một thời. Ai oán và bi thương, lòng ta không khỏi rưng rưng khi đọc những câu than vãn về bản thân, cho đời, về thân phận của đồng loại đang phải chịu kiếp cò – qua rất nhiều bài ca dao. Một trong số đó là bài ca dao than thân thấm đẫm đau đớn, bi thương:

      Nước non lận đận một mình

      Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

      Ai làm cho bể kia đầy

      Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

      Bài ca dao là lời than thân tràn lệ. Thân cò và cò con trong bài ca dao trên là ẩn dụ nói đến những người mẹ và con của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người phụ nữ thôn quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn mưu sinh khó khăn, chật vật giữa đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc.

      Con cò mà đi ăn đêm

      Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

      Ngày làm chẳng đủ ăn thi phải kiếm ăn cả đêm. Thật vất vả khổ cực bao nhiêu, đời sống của họ là những khó khăn triền miên.

      Con cò đi đón cơn mưa

      Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

      Tần tảo sớm hôm nuôi gia đình con cái nhưng ông trời có lẽ không công bằng, bởi nếu công bằng thì trước những lời ai oán đó ông trời sao không xúc động?

      Lên thác xuống ghềnh – chỉ sự vất vả gian nan trong cuộc đời, lận đận một mình. Không phải là ngày một, ngày hai mà là bấy nay; kiếp người đằng đẵng bao năm giữa chốn nước non mênh mông này.

      Nước non lận đận một mình

      Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

      Trong khung cảnh nước non mênh mông bao la ấy, cái cò chỉ có một mình. Cảnh đời nghèo khổ về vật chất và tinh thần khiến cho họ chỉ biết kêu, kêu mà chẳng biết kêu ai. Nghèo vẫn hoàn nghèo, họ cố tìm cách thay đổi cảnh ngộ mà không sao thoát khỏi:

      Cây khô xuống nước cũng khô

      Phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo

      Cái vòng luẩn quẩn, bế tắc ấy người nông dân muốn vượt ra ngoài nhưng không thể thoát được. Do vậy mà lời ai oán của thân cò – người mẹ đau khổ cất lên như thấm đẫm nước mắt.

      Ai làm cho bể kia đầy

      Cho ao kia cạn, cho gầy cò con

      Cảnh đời ngang trái, sóng gió bể đầy, ao cạn. Ai làm là lời lên án, nguyền rủa bọn thống trị gây ra biết bao cảnh ngang trái làm hao gầy cò con. Đời mẹ đã gian nan trắc trở, đời con thêm đói lạnh khổ đau. LỜI thơ như tiếng nấc, như lời nguyền rủa và lên án lũ thống trị tham quan. Thân phận họ nhỏ bé như con tằm, con kiến. Mà con tằm, con kiến thì:

      Con kiến mà leo cành đa

      Leo phải cành cụt leo ra leo vào..

      Cuộc đời là cái vòng quẩn quanh, họ thật sự không làm chủ được bản thân, cuộc sống. Ai làm cho họ đau khổ, buồn bỉ đát họ chỉ biết than thân trách phận mình. Niềm đắng cay, sự áp bức bốc lột biết lúc nào mới hết nỗi khổ đau. Đời con cò gian truân khốn đốn lao đao. Trong họ niềm khát khao cháy bỏng được sống hạnh phúc được thoát khỏi đói nghèo cho bản thân họ và kiếp sau này của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy.

       
       
       
       
       
       
       
       
       
       
       

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Phân tích văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
      • Bàn tay mở rộng trao ban tâm hồn mới tràn ngập vui sướng
      • Viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách
      • Thuyết minh Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) hay nhất
      • Phân tích và cảm nhận về chân dung Đô-xtôi-ép-ki hay nhất
      • Trình bày ý kiến về: Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT
      • Phân tích văn bản Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư hay nhất
      • Dẫn chứng nghị luận xã hội về sự tự tin trong cuộc sống
      • Soạn bài Thuyền trưởng tàu viễn dương ngắn gọn nhất
      • Phân tích Con chim chiền chiện của Huy Cận hay nhất
      • Các bộ đề đọc hiểu bài Tư cách mõ của Nam Cao có đáp án
      • Cảm nhận về nhân vật cô em gái Kiều Phương hay nhất
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế uy tín trọn gói
      • Dịch vụ đăng ký thương hiệu, bảo hộ logo thương hiệu
      • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
      • Luật sư bào chữa các tội liên quan đến hoạt động mại dâm
      • Luật sư bào chữa tội che giấu, không tố giác tội phạm
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội chống người thi hành công vụ
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội buôn lậu, mua bán hàng giả
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa trong các vụ án cho vay nặng lãi
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự nơi công cộng
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội trốn thuế, mua bán hóa đơn
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội dâm ô, hiếp dâm, cưỡng dâm
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Tân Hiệp (Kiên Giang)
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ