Nghị luận xã hội về hậu quả của việc phán xét người khác một cách dễ dàng được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Bài văn nghị luận về hậu quả của việc phán xét người khác một cách dễ dàng hay nhất:
Mỗi chúng ta đều đang trải qua cuộc đời với những hoàn cảnh và số phận riêng biệt mà người khác khó có thể hiểu được. Vì vậy, nếu chưa hiểu rõ thực trạng, hoàn cảnh của người khác thì không nên vội phán xét hay lên án.
Câu chuyện ngụ ngôn sau đây có ý nghĩa sâu sắc. Có một chú heo, chú cừu và chú bò bị nhốt trong chuồng. Một hôm, người chủ đến bắt chú heo đi, heo kêu lớn và phản kháng dữ dội. Chú cừu và bò không hài lòng với tiếng ồn của heo nên chỉ trích mà hỏi: “Tại sao lại gây ra tiếng ồn ào như vậy? Chúng tôi cũng bị bắt, nhưng chúng tôi chưa bao giờ khóc to đến thế,” chú heo liền đáp, “Sự khác biệt ở đây là khi người chủ bắt ccs anh, tất cả những gì họ muốn là lấy lông và sữa của các anh. Nhưng khi họ bắt được tôi, họ có ý định lấy mạng tôi. Các anh có hiểu không?” Nghe đến đó, cả cừu và bò đều im lặng và không nói gì thêm.
Câu chuyện tuy ngắn gọn và đơn giản nhưng chứa đựng một thông điệp sâu sắc. Câu chuyện cho thấy rằng khi chúng ta ở trong những tình huống, lập trường khác nhau với những góc nhìn khác nhau, chúng ta khó có thể hiểu được người khác. Để hiểu được, cần thiết đặt mình vào vị trí của họ.
Một câu chuyện khác kể về một bác sĩ nhận được điện thoại khẩn cấp yêu cầu phẫu thuật. Bác sĩ nhanh chóng có mặt tại bệnh viện nhưng cha của nam bệnh nhân tỏ ra tức giận và đổ lỗi cho bác sĩ vì sự chậm trễ. Tuy nhiên, cha của bệnh nhân càng đau khổ hơn khi bác sĩ giải thích rằng lúc đó ông không ở bệnh viện ngay lúc đó và đã đến ngay sau khi nhận được cuộc gọi. Bác sĩ đã cho biết rằng con trai của ông đã chết trong một vụ tai nạn ô tô vào ngày hôm trước, và ông đang trên đường đến dự đám tang của con trai mình thì nhận được cuộc gọi. Trong khoảnh khắc khó khăn này, bác sĩ đã quên đi chuyện của các nhân mà quan tâm đến sứ mệnh cứu sống con trai của người cha bệnh nhân hơn.
Câu chuyện này đã khiến cho chúng ta có được sự suy ngẫm về cuộc sống của người khác và truyền tải thông điệp nhấn rằng chúng ta không nên đánh giá họ chỉ thông qua vẻ bề ngoài. Ai cũng trải qua những khó khăn, thiếu thử thách của riêng mình và chỉ khi đặt mình vào lập trường của họ, chúng ta mới có thể thấu hiểu họ hơn. Cuộc sống quan trọng nhất chính là phụ thuộc vào mối quan hệ của chúng ta với những người xung quanh. Để sống một cuộc sống hạnh phúc và hài hòa, hãy suy nghĩ về cách chúng ta đối xử với người khác, và sự thấu hiểu chính là điểm khởi đầu quan trọng.
2. Bài văn nghị luận về hậu quả của việc phán xét người khác một cách dễ dàng ý nghĩa:
Ngày nay, xã hội đang phải đối mặt với vấn đề đầy khó khăn và thách thức, đó chính là đánh giá và phán xét người khác quá dễ dàng, đôi khi không cần suy xét cẩn thận. Hành động này buộc chúng ta phải đối mặt với một thực tế đau lòng. Đánh giá người khác dựa trên vẻ bề ngoài hoặc những từ ngữ nhất định không thể thể hiện hết bản chất và giá trị thực sự của họ.
Dấu hiệu điển hình của hành động phán xét này thể hiện ở việc liên tục nhận xét, đánh giá về người khác mà không có bằng chứng rõ ràng, đánh giá thiếu linh hoạt và không chấp nhận những ý kiến, quan điểm khác nhau, chỉ khăng khăng chủ trương của mình là đúng. Đôi khi chúng ta nói những lời mà không suy nghĩ trước và không để ý đến những hậu quả về sau chúng sẽ gây ra. Những thái độ và hành vi này có thể có tác động tiêu cực không chỉ đối với người được đánh giá mà còn đối với toàn bộ cộng đồng.
Thứ nhất, việc phán xét người khác có thể gây tổn thương tâm lý cho người bị phán xét. Đánh giá không chính xác hoặc đánh giá một cách thiếu công bằng có thể khiến cho đối phương cảm thấy không công bằng và khiến cho họ mất tự tin. Ngay cả những lời nói vô tâm cũng có thể gây ra sự vu khống, xúc phạm, bất ổn trong cộng đồng, làm tổn hại đến uy tín, danh dự của cả người phán xét và người bị phán xét.
Hơn nữa, việc tự do phán xét người khác mà không có lý do cụ thể có thể dẫn đến việc hình thành thành kiến và phân biệt đối xử trong xã hội. Những phán xét có thể làm suy yếu sự đoàn kết, gây nên chia rẽ xã hội, ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội và sự hòa hợp trong đời sống thường nhật.
Cuối cùng, việc phán xét người khác cũng có thể gây tổn hại đến danh tiếng và uy tín của những người thực hiện hành vi này. Vì vậy, chúng ta cần phải thật cẩn trọng trong cách bày tỏ ý kiến của mình và tránh phán xét người khác quá dễ dàng. Thay vào đó, hãy tôn trọng sự đa dạng và khác biệt của mọi người. Bởi vì, như Publilius Sils đã nói: “Lời nói là tấm gương phản chiếu tâm hồn”.
3. Bài văn nghị luận về hậu quả của việc phán xét người khác một cách dễ dàng ấn tượng:
Mỗi chúng ta đều có cơ hội được là chính mình và thực hiện ước mơ của chính mình. Vì vậy, hãy ngừng chỉ trích người khác và đừng bị ảnh hưởng bởi những sự phán xét xung quanh bạn.
Khi phán xét một ai đó, bạn đã từng có bao giờ thực sự hiểu rõ về hành vi của họ hay chưa? Hay bạn chỉ suy nghĩ rằng những gì họ làm hoặc nói là khác thường và không giống với những người khác? Bạn có bao giờ nghĩ rằng trước khi đánh giá người khác, bạn nên kiểm tra xem người đó có được những ưu điểm hay thuận lợi giống như bạn hay chưa?
Nếu nhìn một người không học đại học, bạn sẽ nghĩ rằng người này lười học, không có ý chí và ham chơi… Liệu có khi nào bạn nghĩ rằng người đó rất muốn đi học nhưng lại không thể đến trường vì điều kiện gia đình không cho phép, khiến người đó phải bươn chải với cuộc sống vất vả hay chưa? Bạn nhìn họ với ánh mắt khinh thường khi họ không ở cùng đẳng cấp với bạn, nhưng liệu bạn có thể mạnh mẽ như vậy nếu ở trong hoàn cảnh của họ không?
Tôi thường nghe những người tằn tiện đánh giá người khác là kẻ hoang phí. Người hào phóng đánh giá người khác là keo kiệt. Những người thích ở nhà chỉ trích người khác chân bọ ngựa. Còn những người thích bay nhảy sẽ cười nhạo những người thích ở nhà là thụ động và thiếu sáng tạo. Chúng ta nghe những điều này hàng ngày cho đến khi trở nên nhàm chán, nhưng đôi khi chúng ta nhận ra rằng mình phải bỏ qua mọi điều người khác nói và rút kinh nghiệm để không phán xét người khác một cách dễ dàng như vậy.
Tôi có một người bạn làm công chức nhưng lương không cao, nhà cũng không giàu có nên ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc. Nhưng đột nhiên cô quyết định đi du lịch Pháp. Gia đình cô phản đối, cho rằng cô đua đòi, đồng nghiệp thì thầm rằng cô quá phung phí. Nhưng cô vẫn quyết tâm đi. Cô ấy kể với tôi rằng ngay từ khi còn nhỏ, cô ấy đã mơ ước một ngày được đặt chân đến thành phố Paris tuyệt vời và thỏa thích ngắm nhìn “Kinh đô của thời đại”. Giấc mơ này luôn theo cô mỗi ngày. Vì vậy, cô đã cố gắng tiết kiệm trong chi tiêu để đạt được ước mơ này. Cô ấy hỏi tôi: “Tiền có thể mang theo bên mình đến hết cuộc đời được không? Và tại sao tôi lại phải gác lại ước mơ của mình chỉ vì sợ người khác đánh giá sai, hiểu lầm về mình? Tại sao chúng ta phải sống theo những ý kiến do người khác áp đặt lên?
Tôi không thể tìm thấy câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này. Đó là lý do tại sao tôi liên tục mang theo câu hỏi ấy bên mình. Nó nhắc nhở tôi rằng, chúng ta thường quan tâm quá nhiều đến những gì người khác nói hoặc sẽ nói đến mức chúng ta không dám thành thật với bản thân.
Chúng ta vẫn gặp những người tin rằng họ có quyền đánh giá và phán xét người khác dựa trên định kiến của họ, nhưng lại không bao giờ chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất, nhưng điều tồi tệ nhất là chúng ta bị cuốn vào mạng lưới định kiến ấy. Vậy sao ta không thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình.
Con người sinh ra và chết đi không theo ý mình. Khi sinh ra, chúng ta không thể chọn ngoại hình xinh đẹp hay sinh ra trong một gia đình giàu có. Nhưng mỗi chúng ta đều có cơ hội được là chính mình, làm những gì mình muốn và theo đuổi ước mơ của mình. Vì vậy, hãy ngừng chỉ trích người khác và ngừng bị ảnh hưởng bởi những ồn ào xung quanh bạn. Hãy tôn trọng người khác và lắng nghe chính mình!