Thủ tục xin Visa hay còn gọi là xin cấp thị thực ở Việt Nam có quy định về ngày đáo hạn như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về Ngày Visa đáo hạn là gì? Ngày ưu tiên hồ sơ đáo hạn là gì?
Mục lục bài viết
1. Visa là gì?
1.1. Visa là gì?
Visa hay còn được biết đến với tên gọi khác là thị thực. Một số người cho rằng từ VISA là viết tắt của Verified International Stay Approval hoặc Virtual Virtual Stamp Authorization, nhưng sự thực là thuật ngữ “visa” là một danh từ chứ không phải là từ viết tắt. Thị thực hay Visa là nhãn dán, tem hoặc hồ sơ ủy quyền được đặt trong sổ hộ chiếu của bạn để xác minh rằng bạn có quyền chính thức để nhập cảnh, ở lại và/hoặc rời khỏi một quốc gia nhất định. Ở Việt Nam, thị thực được quy định là loại giấy tờ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam căn cứ theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Tóm lại, visa hay thị thực là một bằng chứng xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực.
Trong thẻ thị thực sẽ chỉ định thời gian lưu trú của bạn, ngày nhập cảnh theo lịch trình của bạn, vùng lãnh thổ nào bạn được phép đến, số lần bạn được phép thực hiện và liệu bạn có được phép học tập hoặc làm việc trong chuyến đi của mình hay không .
1.2. Tính Bắt buộc của Visa:
Thị thực không phải là một loại giấy tờ bắt buộc đối với mọi quốc gia ( Ví dụ như Panama miễn thị thực tối đa 90 ngày cho công đân Việt Nam; Ecuador quy định thời gian lưu trú không quá 90 ngày; Haiti quy định thời gian lưu trú dưới 90 ngày;
Turks and Caicos, một vùng lãnh thổ thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, quy định thời gian lưu trú không quá 30 ngày và điều kiện đi kèm là du khách Việt có vé máy bay khứ hồi). Tuy nhiên để đảm bảo, thì tốt nhất bạn nên nghiên cứu hoặc trao đổi với đại diện của cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu để đảm bảo rằng bạn luôn cập nhật thông tin mới nhất liên quan đến thị thực của mình. Ở một số địa điểm, thị thực sẽ được tách biệt với giấy phép nhập cảnh chính thức và chúng không bao gồm việc nhập cảnh; các quan chức nhập cư có thể thu hồi thị thực của bạn bất cứ lúc nào. Họ thường sẽ xem xét hoàn cảnh của khách du lịch, bao gồm tình hình tài chính và lý do đến thăm, trước khi quyết định cá nhân đó có thể nhập cảnh vào quốc gia đó hay không. Một số điểm đến có thể không yêu cầu thị thực, đặc biệt là đối với các chuyến thăm ngắn ngày. Nếu bạn thấy rằng bạn cần thị thực, bạn sẽ cần phải nộp đơn xin thị thực trước và bạn có thể làm như vậy qua đường bưu điện, trực tiếp hoặc trực tuyến.
2. Các loại Visa:
Có nhiều loại thị thực khác nhau, vì vậy tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh cá nhân của mỗi người mà cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp thị thực cho bạn ở nơi mà bạn muốn đến. Một số thị thực được sử dụng cho những chuyến thăm cực ngắn hoặc những người đi qua một quốc gia trên đường đi nơi khác, và một số thị thực là bước đệm để giúp bạn trở thành người định cư:
Thị thực ngắn hạn hoặc thị thực du lịch (short-stay visas) dành cho đối tượng là những du khách có nhu cầu ở lại quốc gia họ muốn du lịch trong một khoảng thời gian ngắn. Thị thực quá cảnh (Transit visas) sử dụng cho các chuyến đi trong thời gian ngắn tới các quốc gia cụ thể.
Tại Việt Nam có 05 loại visa phổ biến nhất là về Đầu tư – Doanh nghiệp – Lao động – Thăm thân – Du lịch
Visa Đầu tư: Ký hiệu ĐT – đối tượng sử dụng là nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
Visa Lao động: Ký hiệu LĐ – Cấp cho người vào lao động có thời hạn không quá 02 năm.
Visa Doanh nghiệp: Ký hiệu DN – được cấp cho người vào làm việc với tư cách là doanh nghiệp tại Việt Nam có thời hạn không qua 12 tháng.
Visa thăm thân: Ký hiệu TT – Có thời hạn không qua 12 tháng, cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp ký hiệu visa: LV7, LV2 ĐT NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
Visa Du lịch: Ký hiệu DL – Cấp cho người có nhu cầu du lịch ở Việt Nam.
3. Ngày Visa đáo hạn:
Ngày Visa đáo hạn được quy định là ngày có lịch chiếu khán hàng tháng đến hoặc vượt quá ngày ưu tiên hồ sơ của bạn. Khi hồ sơ của bạn đã được hoàn tất ở cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực thì sẽ được coi là đến ngày đáo hạn, lúc đó bạn sẽ được xếp lịch phòng vấn. Ngày visa đáo hạn cũng là ngày trong lịch visa công bố hàng tháng, cụ thể thì sẽ rơi vào các ngày 1,8,15,22 của các tháng trong năm.
Do vậy để chắc chắc chắn rằng bạn sẽ được xếp lịch phỏng vấn khi ngày visa đáo hạn tới thì bạn phải đảm bảo một số điều sau: Trước khi được được xếp lịch phỏng vấn thì bạn phải hoàn tất xong mọi thủ tục giấy tờ ở cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực. Chính vì vậy, nếu sau ngày hồ sơ được mở nếu bạn vẫn chưa nhận được thông báo gì từ nơi bạn đăng ký xin cấp thị thực thì bạn hãy chủ động liên hệ tới cơ quan bạn đăng ký để yêu cầu hướng dẫn các bước kế tiếp và hoàn tất thủ tục còn lại, tránh việc bị lỡ, bị bỏ sót khi xin visa.
4. Ngày ưu tiên hồ sơ đáo hạn:
Theo quy định pháp luật Mỹ, ngày ưu tiên được xác định là ngày hồ sơ bảo lãnh ban đầu được nộp, lúc ngày đáo hạn của hồ sơ nào đến, đồng nghĩa là hồ sơ đó đã bước đầu hoàn thiện các thủ tục cần thiết để xin visa định cư. USCIS – Sở Nhập tịch và Di Trú Hoa Kỳ là cơ quan đầu tiên tiếp nhận hồ sơ bảo lãnh của mọi các đường đơn. USCIS cũng chính là cơ quan quyết định cho hồ sơ bảo lãnh có được chấp thuận để tiếp tục hay không.
Tuy nhiên, cần chú ý 1 số đối tượng sau sẽ không sở hữu Ngày ưu tiên vì không bị giới hạn bởi chỉ tiêu visa, gồm:
– IR1/CR1 hay K3 : Công dân Hoa Kỳ bảo lãnh vợ chồng.
– IR2 : Công dân Hoa Kỳ bảo lãnh cho Con độc thân dưới 21 tuổi.
– IR5: Công dân Hoa Kỳ bảo lãnh cho cha mẹ.
– K1: Công dân Hoa Kỳ bảo lãnh hôn phu hôn thê.
5. Một số lưu ý cho việc xin Visa:
– Xác định điểm đến của bạn:
Những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ bạn dự định đến sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xin visa của bạn. Mặc dù không phải QUốc gia nào cũng có yêu cầu về cấp thị thực nhưng mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng, các quy định ở các quốc gia châu Á sẽ khác với quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Phi. Nếu đây là lần đầu tiên bạn làm thủ tục xin visa đi nước ngoài, bạn nên tìm hiểu kỹ các chính sách các quốc gia đó có nới lỏng visa cho công dân Việt Nam để dễ dàng đậu visa hơn.
– Xác định mục đích chuyến đi và chuẩn bị hồ sơ:
Thông thường, giấy tờ trong hồ sơ xin visa đi du lịch sẽ bao gồm 4 hạng mục trong đó có giấy tờ chứng minh nhân thân (hay căn cuóc công dân), chứng minh công việc, chứng minh tài chính và hồ sơ chuyến đi. Tùy vào mục đích chuyến đi mà cơ quan lãnh sự sẽ yêu cầu bạn bổ sung thêm một số giấy tờ liên quan cần thiết. Biết được những yêu cầu này sẽ giúp bạn dễ dàng chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và nhanh chóng hơn.
Ví dụ: Nếu bạn muốn đi nước ngoài nhằm mục đích công tác thì bạn có thể được yêu cầu nộp thêm giấy mời đi công tác của đối tác, bằng chứng quan hệ kinh doanh, quyết định cử đi công tác,…
– Tìm hiểu nơi cấp thị thực:
Visa có thể được cấp trực tiếp; hoặc được cấp thông qua cơ quan lãnh sự của quốc gia đó. Một số quốc gia có thể sử dụng một công ty hoặc một doanh nghiệp trung gian, cơ quan chuyên môn, công ty du lịch để tư vấn, tiếp nhận và trả hồ sơ xin visa đi nước ngoài. Nếu không có đại sứ quán hoặc lãnh sự quán ở nước mình; thì người có nhu cầu phải đến một quốc gia thứ ba có các cơ quan này để làm thủ tục xin visa.
– Hoàn thiện thủ tục nộp hồ sơ và chờ đợi lấy visa:
Khi thực hiện các thủ tục xin visa đi nước ngoài, bạn có thể chủ động liên hệ và lắng nghe hướng dẫn trực tiếp thông qua cơ quan lãnh sự của quốc gia đó hoặc các đơn vị về dịch vụ visa. Những nơi này sẽ giúp bạn hoàn thiện thủ tục để xin cấp visa.
Để tránh rắc rối về mặt thủ tục giấy tờ, bạn nên chủ động tiến hành làm visa trước ít nhất nửa tháng, tránh làm quá cận ngày vì việc chậm trễ visa có thể làm ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn.