Hạch toán kinh tế là quy trình được các doanh nghiệp áp dụng trong thời kỳ kinh tế thị trường. Bài viết dưới đây sẽ giải thích về Hạch toán kinh tế là gì? Ý nghĩa của hạch toán kinh tế là gì?
Mục lục bài viết
1. Hạch toán kinh tế là gì?
Hạch toán (tiếng Anh là Keep Business Accounts) là một định nghĩa có phạm trù quan trọng trong vận hành kinh tế doanh nghiệp. Hạch toán sẽ cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác các tham số thiết yếu để quản lý tiền tệ. Vậy hạch toán kinh tế là gì? Hạch toán là việc kết hợp chặt chẽ giữa các quá trình quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép lại những hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp. Hạch toán đúng quy trình sẽ đảm bảo kiểm tra, giám sát và quản lý các hoạt động kinh tế một cách chặt chẽ, rõ ràng.
Dưới nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, quản lý bằng phương thức này được áp dụng một cách khá phổ biến. Từ cơ sở kết hợp sử dụng giữa các quan hệ hàng hóa với tiền tệ cùng phương pháp thương mại, hạch toán kinh tế đem lại sẽ kết quả khá ổn định.
2. Một số nguyên tắc cơ bản của hạch toán kinh tế:
Trong hạch toán kinh tế thì cần phải đảm bảo các nguyên tắc, bao gồm:
– Doanh nghiệp thực hiện hạch toán có khả năng tự chịu trách nhiệm về mặt vật chất, tài chính cũng như kết quả kinh doanh theo cơ chế thị trường. Nói một cách ngăn gọn là các doanh nghiệp phải có tính tự chủ trong suốt quá trình diễn ra các hoạt động vận hành và kinh doanh. Đối với các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính và sử dụng nguồn vốn cho các hoạt động vận hành và kinh doanh thì các công ty, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm toàn bộ. Cùng với yêu cầu về tự chủ kinh tế thì hạch toán kinh tế cũng yêu cầu các doanh nghiệp có trách nhiệm liên quan tới các vấn đề về vật chất, các yếu tố liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh nhận được. Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm của các công ty, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh đối với kết quả kinh doanh trong hạch toán kinh tế được hình thành dựa theo cơ chế hoạt động của thị trường. Vì vậy, trong suốt quá trình tổ chức các hoạt động vận hành và phát triển thì các doanh nghiệp kinh doanh phải chịu sự điều tiết dưới hoạt động giám sát và quản lý từ phía các cơ quan nhà nước.
– Doanh nghiệp phải có khả năng tài chính để tự bù đắp chi phí sản xuất và được hưởng lãi (nếu có). Những doanh nghiệp kinh doanh cần tiến hành bù đắp các vấn đề liên quan đến sự thiếu hụt về tài chính trong suốt quá trình diễn ra các hoạt động vận hành và phát triển.
– Các chế độ khuyến khích vật chất, kích thích sản xuất được ưu tiên áp dụng với mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế nhanh chóng. Nguyên tắc này trong hạch toán kinh tế giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được thúc đẩy hoạt động sản xuất và phát triển kinh doanh, một số hoạt động khuyến khích đã được đề ra liên quan đến vấn đề về các yếu tố vật chất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu.
Ngày nay, hạch toán kinh tế được sử dụng với mức độ khá phổ biến thường thấy ở các đơn vị, xí nghiệp, công ty, tổng công ty. Việc áp dụng hạch toán kinh tế đóng góp một phần vào việc hỗ trợ quá trình quản lý và vận hành tiền tệ ổn định bên trong mỗi doanh nghiệp.
3. Nguồn gốc và ý nghĩa của hạch toán kinh tế:
Nhằm mực đích có thể nắm bắt mọt cách toàn diện và sâu sắc về khái niệm hạch toán kinh tế, thì chúng ta cần biết được nguồn gốc hình thành cũng như ý nghĩa của hạch toán kinh tế đối với tài chính doanh nghiệp.
3.1. Nguồn gốc hạch toán kinh tế:
Mầm mống đầu tiên hình thành nên phương thức hạch toán kinh tế ra đời từ rất sớm, thông qua các cuộc khảo cổ, những sợi dây có thắt nút, trên vách hang động có vẽ hình động vật, bên cạnh là các gạch liên tiếp hoặc các hộp có để các viên sỏi từ thời bầy người nguyên thủy, đã cho thấy nhu cầu mạnh mẽ về việc phản ánh và sáng tạo ra cách phản ánh kết quả của quá trình lao động. Theo năm tháng lịch sử người đầu tiên đề ra phương thức hạch toán một cách hoàn thiện là lãnh tụ Lênin, người lãnh đạo Liên Xô vào những năm đầu của thế kỷ 20. Theo như ông đánh giá, đây là chế độ gắn liền với chính sách kinh tế mới của đất nước và sẽ chiếm ưu thế trong tương lai gần.
Tại Việt Nam, phương thức hạch toán kinh tế được sử dụng một cách linh hoạt, có sự liên kết chặt chẽ với thị trường. Tuy nhiên ở thời gian đầu, phương pháp này không thể thể hiện đầy đủ khả năng và tác dụng bởi sự kìm hãm từ chính sách kế hoạch hóa tập trung quan liêu và bao cấp.
Tính đến thời điểm hiện tại, khi nền kinh tế đang trải qua nhiều đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường, hạch toán kinh tế được sử dụng đầy đủ hơn và có sức ảnh hưởng lớn tới kinh tế doanh nghiệp.
3.2. Ý nghĩa của hạch toán kinh tế:
Phương pháp hạch toán kinh tế không chỉ hỗ trợ chủ doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kịp thời mà còn nhanh chóng để điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp. Từ đó, đem lại mức lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Thông qua quy trình hạch toán kinh tế, chủ doanh nghiệp sẽ đánh giá được tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp mình ở thời điểm hiện tại. Trong đó:
– Trường hợp mức chênh lệch giữa doanh thu với chi phí là số dương, tức là doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
– Ngược lại, trường hợp mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trên là số âm, tức là doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ.
4. Các loại hạch toán phổ biến:
4.1.Hạch toán kinh tế:
Hạch toán kinh tế là một định nghĩa có liên quan đến một số yếu tố của hạch toán trong các vấn đề liên quan đến tài chính, lưu chuyển về nguồn vốn, hạch toán về các vấn đề liên quan đến thu nhập của công dân trong nước, cùng với hạch toán về các vấn đề liên quan đến việc tiến hành các hoạt động thanh toán ở phạm vi quốc tế, và hạch toán hoạt động thanh toán thu chi của người dân thông qua tiền mặt.
Trong hạch toán kinh tế quốc dân sẽ bao gồm một số bộ phận sau:
Tổng các số lượng gồm các loại hình sản phẩm dưới phạm vi quốc gia thì được biểu thị dựa trên giá trên thị trường ở thời điểm hiện tại và mức giá đã được so sánh.
Cơ cấu số lượng các loại hình sản phẩm được tính tổng (gồm các thành phần kinh tế, các sản phẩm được lựa chọn theo ngành, cũng như là các sản phẩm được tính theo khu vực kinh tế đó). Cơ cấu về tổng lượng các loại hình sản phẩm được biểu thị dưới một dạng bảng mang tính cân đối giữa các loại hình sản phẩm ở phạm vi một quốc gia. Giải thích một cách chi tiết trong bảng này sẽ được phân chia bao gồm giá trị chênh lệch của các sản phẩm được hình thành trên thị trường dựa trên tính chất xuất và nhập khẩu, tổng số lượng các sản phẩm.
Thành phần còn lại sẽ bao gồm các sản phẩm được sử dụng đối với các đối tượng là người tiêu dùng cho các sản phẩm cuối cùng, các sản phẩm được tích lũy theo hình thức lưu trữ về các loại hình tài sản.
4.2. Hạch toán kế toán:
Hạch toán kế toán góp phần hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến quy trình phản ánh thông qua các hoạt động giám sát và quản lý được tiến hành liên tục và toàn diện. Chúng bao gồm các hệ thống về những vấn đề chung của các loại tiền vốn liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, cũng như là nguồn vật tư có liên quan.
Với bản chất là xem xét, nghiên cứu và đánh giá các loại vốn đáp ứng mục đích kinh doanh thông qua quy trình góp vốn của những cá nhân, tổ chức có liên quan với nhau và có nhu cầu tham gia hoạt động đầu tư trên thị trường kinh tế. Các hoạt động trong hạch toán kế toán bao gồm tổ chức giám sát trước quá trình, trong quá trình và sau quá trình diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phương tiện được sử dụng thông dụng và phổ biến để làm công cụ đo lường trong hạch toán kế toán thường được tiến hành trên các loại tiền tệ. Các hoạt động diễn ra góp phần hỗ trợ quá trình ghi chép về giá trị của tiền tệ từ việc thực hiện những hoạt động sẽ mang đến lợi ích đối với việc giám sát tình hình sử dụng nguồn vốn các hoạt động có tính chất tài chính của một doanh nghiệp kinh doanh. Những tổ chức sẽ có thể giám sát tình hình tài chính và kinh tế của doanh nghiệp rõ ràng và minh bạch hơn. Từ đó, mà các doanh nghiệp có thể đề xuất những phương án tối ưu và những biện pháp hỗ trợ kịp thời để có thể khắc phục những vấn đề làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung và đưa quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày một phát triển toàn diện hơn trong tương lai.