Tác phẩm Đàn ghi ta của Lor - ca là một tác phẩm nói về sự cảm phục của tác giả Thanh Thảo dành cho Lor - ca. Bài thơ nhanh chóng gây được tiếng vang bởi nội dung nhân văn, hình thức nghệ thuật thơ hết sức sáng tạo. Để tìm hiểu thêm về bài thơ này, mời bạn đọc theo dõi bài viết: Tóm tắt Đàn ghi ta của Lor - ca của Thanh Thảo hay nhất.
Mục lục bài viết
1. Tóm tắt Đàn ghi ta của Lor – ca của Thanh Thảo hay nhất:
- Mẫu 1:
Tác phẩm Đàn ghi ta của Lor – ca được sáng tác vào năm 1979. Tác phẩm được kết tinh từ niềm thương vô hạn cũng như sự cảm phục, trân trọng và ngưỡng mộ của tác giả Thanh Thảo dành cho Lor – ca. Bài thơ nhanh chóng gây tiếng vang lớn trong nền văn học Việt Nam nhờ nội dung đầy tính nhân văn và hình thức nghệ thuật thơ hết sức sáng tạo và mới mẻ. Tác giả Thanh Thảo đã đặt tên cho tác phẩm của mình một nhan đề giản dị nhưng giàu ý nghĩa. Đàn ghi-ta là một nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha mà còn được coi là biểu tượng cho nền nghệ thuật ở đất nước này. Còn Lor – ca là nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà viết kĩ thuật nổi tiếng của người Tây Ban Nha. Đàn ghi ta của Lor – ca đã thành công trong việc mô tả hình ảnh của Lor – ca vừa là một nghệ sĩ đam mê nghệ thuật sáng tạo vừa là một chiến binh không ngừng chiến đấu cho tự do và công lý nhưng lại phải đối diện với nỗi đau do sự tàn ác của các thế lực xấu. Thông qua bài thơ này, tác giả Thanh Thảo thể hiện lòng đồng cảm và lòng trắc ẩn, ngưỡng mộ đối với cuộc đời, tài năng và nhân cách xuất sắc của một nghệ sĩ thiên tài. Nhà thơ cũng truyền đi một thông điệp: “Cái đẹp của nhân cách, của sự sáng tạo và nghệ thuật chân chính sẽ sống mãi”.
- Mẫu 2:
Bài thơ nói lên sự đồng cảm sâu sắc giữa hai tâm hồn nghệ sĩ là tác giả Thanh Thảo và nghệ sĩ tự do: Cô đơn Lor – ca nhưng vẫn hiên ngang trong cái chết đầy oan khuất của mình. Bài thơ là hình ảnh người nghệ sĩ tự do, đơn độc với niềm khao khát tự do và khát khao đổi mới nền nghệ thuật cũ kĩ của Tây Ban Nha. Trên yên ngựa ông đi lang thang và truyền bá về một tư tưởng mới đầy dân chủ trong nghệ thuật. Nhưng chỉ tiếc rằng cái mới đó bị chính quyền độc tài coi đó là mầm mống xấu xa, quyết tâm tiêu diệt. Tiếp đến là cái chết oan khuất và bi phẫn của Lor – ca khi chính quyền muốn tiêu diệt ông, chính là tiêu diệt đi cái mới của nghệ thuật. Cái chết ấy thật kinh hoàng, đau đớn. Tuy ra đi nhưng với sự cống hiến của mình, Lor – ca để lại âm hưởng của tiếng đàn, là nguồn sáng tạo nghệ thuật cho các thế hệ sau. Tiếng ghi – ta vẫn cứ vang vọng mãi cùng thời gian và đó cũng chính là sự vĩnh hằng của nghệ thuật Lor – ca “li-la-li-la-li-la”. Bài thơ đã làm sống lại huyền thoại về Ga – xi – a Lor – ca nói riêng cùng những nhân cách thanh cao, bất khuất và những tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do của nhân loại. Đồng thời thể hiện được thái độ thương xót, cảm thông cùng sự ngưỡng mộ của tác giả trước nhân cách, tài năng và số phận bi thảm của Lor – ca. Tình yêu con người, tình yêu nghệ thuật và khát vọng tự do mà Lor – ca hằng ôm ấp là cái đẹp mà sự tàn ác không thể nào hủy diệt được.
2. Tóm tắt Đàn ghi ta của Lor – ca của Thanh Thảo ấn tượng nhất:
- Mẫu 1:
Bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca được chọn từ tập “Khối vuông ru – bic”, là một trong những tác phẩm tiêu biểu của tác giả Thanh Thảo. Đàn ghi ta của Lor – ca đã thành công trong việc mô tả hình ảnh của Lor – ca vừa là một nghệ sĩ đam mê nghệ thuật sáng tạo vừa là một chiến binh không ngừng chiến đấu cho tự do và công lý nhưng lại phải đối diện với nỗi đau do sự tàn ác của các thế lực xấu. Dù sống trong môi trường xã hội khắc nghiệt nhưng nghệ sĩ Lor – ca vẫn không ngừng sáng tạo nghệ thuật, vẫn trung thành với sự dáng tạo của mình. Ông luôn suy nghĩ và tìm kiếm hành trình đi về nơi có thể thỏa sức sáng tạo của chính mình. Đồng hành với người nghệ sĩ là vầng trăng, là con ngựa. Vầng trăng xa vời, mơ hồ, nửa tỉnh nửa mê. Con ngựa cũng mệt mỏi, rã rời. Mặc cho gian khổ, niềm khát vọng thay đổi nền nghệ thuật đã cũ kĩ, lạc hậu luôn bùng cháy trong Lor – ca. Tuy nhiên, những điều mà Lor – ca làm bị coi là mầm mống đe dọa đến chế độ phát xít bấy giờ. Và rồi bi kịch đã xảy đến với người nghệ sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh. Lor – ca ra đi nhưng để lại trong lòng độc giả sự cao cả, khát vọng về cuộc sống tự do, tươi mới, tâm hồn ông sống mãi trong lòng nhân dân Tây Ban Nha. Thông qua bài thơ này, tác giả Thanh Thảo thể hiện lòng đồng cảm và lòng trắc ẩn, ngưỡng mộ đối với cuộc đời, tài năng và nhân cách xuất sắc của một nghệ sĩ thiên tài.
- Mẫu 2:
Những tác phẩm của tác giả Thanh Thảo luôn mang những suy tư, trăn trở của người trí thức luôn mong muốn đổi mới đối với nền văn hóa nước nhà. Chính vì vậy mà mỗi tác phẩm của ông đều mang những nét rất mới lạ và đặc sắc trong cả lối viết và hình thức. Mỗi vần thơ của ông đều mang đậm dấu ấn cá nhân của những hình ảnh mang tính tượng trưng siêu thực. Tiêu biểu cho thấy lối tư duy rất giàu suy tư mãnh liệt và phóng khoáng trong cảm xúc và không thể dễ hiểu được là tác phẩm Đàn ghi ta của Lor – ca. Bài thơ đã xây dựng được hình tượng Lor – ca với những khía cạnh khác nhau: một nghệ sĩ tự do và cô đơn, một cái chết oan khốc, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác, một tâm hồn nghệ sĩ bất diệt. Lor – ca là một hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính trong một môi trường bạo lực thống trị đã sống và chết cao đẹp. Qua việc thể hiện cái chết đau xót của Lor – ca thì bài thơ còn là tiếng nói tri âm của tác giả Thanh Thảo đến người nghệ thuật chân chính và người nghệ sĩ thực thụ Lor – ca. Để truyền đạt hết nội dung trên, tác giả Thanh Thảo đã kết hợp hình thức nghệ thuật độc đáo khi kết hợp hai yếu tố nghệ thuật thơ và nhạc về kết cấu. Điều này mang lại một phong cách tượng trưng pha màu sắc siêu thực rất gần gũi với phong cách thơ Lor – ca. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng hình ảnh thơ phong phú, ngôn từ mới mẻ góp phần làm nên diện mạo phong phú của nền thơ ca, văn học của Việt Nam sau năm 1975.
3. Tóm tắt Đàn ghi ta của Lor – ca của Thanh Thảo dành cho học sinh giỏi:
Bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca được chọn từ tập “Khối vuông ru – bic”. Ông là một trong những nhà văn luôn cố gắng đổi mới thơ Việt Nam. Tiêu biểu cho thấy lối tư duy rất giàu suy tư mãnh liệt và phóng khoáng trong cảm xúc và không thể dễ hiểu được là tác phẩm Đàn ghi ta của Lor – ca. Bài thơ đã xây dựng được hình tượng Lor – ca với những khía cạnh khác nhau. Lor – ca hiện lên vừa là một nghệ sĩ tự do, cô đơn, một tâm hồn nghệ sĩ bất diệt vừa hiện lên một cái chết oan khốc, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác. Lor – ca là một hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính trong một môi trường bao lực thống trị đã sống và chết cao đẹp. Ở một thế giới khác, Lor – ca đã buông bỏ tất cả để tiếp tục phiêu du cùng với cây đàn của mình, tiếp tục mơ ước về một nền nghệ thuật mà ông yêu thích. Qua việc khắc họa hình ảnh người nghệ sĩ Lor – ca là biểu tượng người anh hùng mạnh mẽ, dũng cảm dám đứng lên đấu tranh vì nhân dân, vì nền nghệ thuật của Tây Ban Nha nhưng chỉ tiếc là ông phải chịu một cái chết quá bi thảm, cái chết đau xót thì bài thơ còn là tiếng nói tri âm của tác giả Thanh Thảo đến người nghệ thuật chân chính và người nghệ sĩ thực thụ Lor – ca.
THAM KHẢO THÊM: