Để đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh, giáo viên cần đưa ra những nhận xét. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin gửi đến quý thầy cô mẫu nhận xét môn học, học bạ lớp 5 chuẩn theo Thông tư 27.
Mục lục bài viết
1. Nhận xét môn học là gì?
Nhận xét môn học là một trong những công việc quan trọng nhất của giáo viên trong quá trình giảng dạy và học tập. Việc này giúp giáo viên đánh giá được mức độ tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện, đồng thời cung cấp những thông tin quan trọng cho học sinh, cha mẹ học sinh và các cơ quan quản lý giáo dục.
Để đảm bảo tính chính xác và khách quan của quá trình nhận xét và đánh giá, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về quy định nhận xét và đánh giá học sinh. Theo đó, quy trình nhận xét và đánh giá sẽ được thực hiện bằng việc quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra và rèn luyện của học sinh trong các môn học như toán, tiếng Việt, thể dục, âm nhạc, mỹ thuật…
Tuy nhiên, việc nhận xét môn học không chỉ giới hạn ở việc cung cấp thông tin về tiến độ học tập của học sinh, mà còn có nhiều mục đích khác như giúp giáo viên điều chỉnh và đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Bên cạnh đó, nhận xét môn học còn giúp động viên học sinh trong quá trình học tập, phát hiện và giúp đỡ học sinh vượt qua những khó khăn, thách thức trong quá trình học tập, hỗ trợ học sinh tự học và tự điều chỉnh cách học, giao tiếp và phát triển kỹ năng để tiến bộ.
Ngoài ra, việc tham gia vào quá trình nhận xét và đánh giá cũng giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ hơn về tiến trình học tập của con em mình và tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh. Đồng thời, nhận xét môn học còn hỗ trợ cán bộ quản lý giáo dục trong việc chỉ đạo và đổi mới phương pháp dạy học để đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất.
Tóm lại, nhận xét môn học là một công việc quan trọng không chỉ đối với giáo viên mà còn đối với học sinh, cha mẹ học sinh và các cơ quan quản lý giáo dục. Việc thực hiện quy trình nhận xét và đánh giá hợp lý và đầy đủ sẽ giúp cải thiện chất lượng giáo dục và rèn luyện học sinh một cách tốt nhất.
2. Mẫu nhận xét môn Tiếng Việt Lớp 5:
- Đọc khá lưu loát ; chữ viết còn yếu cần rèn viết nhiều hơn; nắm vững kiến thức để áp dụng thực hành khá tốt. Biết dùng từ đặt câu.
- Đọc chữ trôi chảy và diễn cảm, chữ viết đúng và đẹp.
- Đọc tốt, có nhiều sáng tạo trong bài văn.
- Đọc to, rõ ràng hơn so với đầu năm, chữ viết đẹp, đều nét.
- Học có tiến bộ, đã khắc phục được lỗi phát âm r/d….
- Viết được câu có đủ thành phần, diễn đạt được ý của mình.
- Chữ viết có tiến bộ hơn so với đầu năm học. Đọc lưu loát, diễn cảm ( đối với lớp 4,5 )
- Viết có tiến bộ nhiều, nhất là đã viết đúng độ cao con chữ.
- Đọc bài lưu loát, diễn cảm. Có năng khiếu làm văn.
- Vốn từ phong phú, viết câu có đủ thành phần.
- Đọc viết, to rõ lưu loát, cần luyện thêm chữ viết
- Đọc viết, to rõ lưu loát, hoàn thành tốt bài kiểm tra ( 10 điểm)
- Đọc viết, to rõ lưu loát, biết ngắt nghỉ đúng…..
- Đọc to, rõ ràng hơn so với đầu năm”, “đã khắc phục được lỗi phát âm l/n”;
- Có tiến bộ trong trả lời câu hỏi”; “Viết được câu có đủ thành phần, diễn đạt được ý của mình”.
- Vốn từ của con rất tốt hoặc khá tốt
- Vốn từ của con còn hạn chế, cần luyện tìm từ nhiều hơn nhé”. Nhận xét về phần Câu có thể
- Con đặt câu đúng rồi”, “Con đặt câu hay lắm. Cần phát huy con nhé…
Phần chính tả:
- Kể chuyện tự nhiên, có tiến bộ nhiều trong viết chính tả.
- Em viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, em cần phát huy.
- Em chép chính xác đoạn trích, đảm bảo tốc độ, trình bày sạch đẹp, đúng hình thức 2 câu văn xuôi.
- Em viết chính xác đoạn thơ, đảm bảo tốc độ, trình bày sách sẽ, đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
- Em viết đảm bảo tốc độ. Các chữ cái đầu câu em chưa viết hoa, trình bày chưa đẹp. Mỗi dòng thơ em nên viết từ ô thứ 3 tính từ lề đỏ thì bài viết sẽ đẹp hơn. Em viết lại đoạn thơ vào vở.
- Em viết có tiến bộ nhưng còn nhầm lẫn khi viết một số tiếng có âm đầu dễ lẫn như r/d, s/x. Em viết lại những từ ngữ cô đã gạch chân vào vở cho đúng.
- Em trình bày sạch đẹp, đúng đoạn văn, em đã cố gắng viết đúng chính tả, tuy nhiên vẫn còn sai các từ…em cần…
Phần tập đọc:
- Em đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hợp lí, em cần phát huy nhé.
- Em đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hợp lí, hiểu nội dung bài đọc.
- Em đã đọc to rõ, nhưng còn phát âm chưa đúng ở các từ có phụ âm r, tr, em nghe cô và các bạn đọc các từ này để đọc lại cho đúng.
- Em đã đọ to hơn nhưng các từ ….em còn phát âm chưa đúng, em nghe cô đọc những từ này rồi em đọc lại nhé!
- Em đọc to, rõ ràng nhưng câu hỏi 1 em trả lời chưa đúng. Em cần đọc lại đoạn 1 để suy nghĩ trả lời.
- Em đọc đúng, to rõ ràng, bước đầu thể hiện được giọng đọc diễn cảm. Cần phát huy em nhé!
Phần tập viết:
- Em viết đúng mẫu chữ …….Chữ viết đều, thẳng hàng, ngay ngắn.
- Chữ viết khá đều và đẹp. Nhưng chú ý điểm đặt bút chữ…nhiều hơn nhé!
- Viết có tiến bộ nhưng nên chú ý thêm điểm đặt bút của chữ … nhé!
- Chữ viết rõ ràng, đúng mẫu.
- Em viết đúng mẫu chữ. Tuy nhiên nếu em viết đúng khoảng cách thì bài viết của em sẽ đẹp hơn.
- Viết có tiến bộ nhiều, nhất là đã viết đúng độ cao con chữ.
- Viết đã đều nét hơn nhưng vẫn chưa đúng điểm đặt bút của chữ … (tuỳ vào con chữ nào học sinh viết sai để nêu tên). Em lưu ý đặt bút con chữ…
Phần kể chuyện:
- Em biết dựa vào tranh và nội dung gợi ý kể lại được đúng, rõ ràng từng đoạn của câu chuyện.
- Em đã kể được từng đoạn theo nội dung bức tranh, lời kể hấp dẫn. Cô khen.
- Em đã kể được nội dung câu chuyện nhưng thể hiện lời của nhân vật chưa hay. Em cần thể hiện cảm xúc khi kể.
- Em kể có tiến bộ. Tuy nhiên em chưa kể được đoạn 2 câu chuyện. Em hãy đọ lại câu chuyên xem lại tranh vẽ và đọc gợi ý dưới tranh để tập kể.
- Phần luyện từ và câu:
- Em thực hiện đúng yêu cầu, hợp tác tốt, vốn từ phong phú.
- Em thực hiện đúng yêu cầu, cũng có hợp tác với nhau trong nhóm nhưng vốn từ còn ít, các em cần đọc sách, báo nhiều hơn để phát triển vốn từ.
- Em đặt câu hay lắm. Cần phát huy nhé.
- Nắm được kiến thức về …( từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ ghép..,) và vận dụng tốt vào thực hành.
f) Phần tập làm văn
- Bài làm tốt, rất đáng khen, em cần phát huy.
- Cô rất hài lòng về bài làm của em. Tiếp tục như thế em nhé.
- Cô rất thích cách viết văn và trình bày vở của em. Cố gắng phát huy em nhé.
- Cô rất thích bài văn của em vì có nhiều ý hay, nên chia sẻ với các bạn em nhé !
- Bài văn biết chọn hình ảnh đẹp, từ ngữ đặc sắc , viết câu chặt chẽ, đủ ý.
- Câu văn hay biết dùng từ ngữ gợi tả tốt.
- Em viết đúng thể loại văn ( miêu tả, viết thư…) nếu em trình bày sạch đẹp bài viết của em sẽ hoàn chỉnh hơn.
3. Mẫu nhận xét môn Toán Lớp 5:
- Biết tính thành thạo các phép tính, hoàn thành bài kiểm tra
- Tính toán nhanh, nắm được kiến thức cơ bản
- Học tốt, biết tính thành thạo các phép tính…
- Học khá, biết tính thành thạo các phép tính…
- Học tốt, biết tính thành thạo chu vi và diện tích của các hình chữ nhật và hình vuông. Giải đúng các bài toán có lời văn”.
- Giỏi toán, tính nhanh thành thạo các phép tính
- Em đã tóm tắt, giải thành thạo và trình bày khoa học bài toán.
- Em rất sáng tạo trong giải dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
- Em làm bài nhanh, kĩ năng tính toán tốt, trình bày sạch đẹp. Đáng khen!
- Em làm đúng kết quả nhưng đặt tính chưa đúng. Em cần đặt các chữ số thẳng cột với nhau.
- Em thực hiện phép tính đúng. Tuy nhiên trình bày câu lời giải chưa đúng. Em đọc lại câu hỏi của bài toán rồi viết lại câu lời giải
- Em biết các giải bài toán nhưng quên viết đáp số. Hãy nhớ lại cách trình bày bài giải bài toán.
4. Mẫu nhận xét môn Khoa học, Sử, Địa Lớp 5:
- Dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng cùng với bài kiểm tra để nhận xét. Ví dụ:
- Chăm học. Tích cực phát biểu xây dựng bài.
- Chăm học. Tiếp thu bài nhanh. Học bài mau thuộc.
- Có tiến bộ trong trả lời câu hỏi.
- Học có tiến bộ, có chú ý nghe giảng hơn so với đầu năm.
- Tích cực, chủ động tiếp thu bài học.
- Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn học.
5. Mẫu nhận xét về năng lực:
– Có thể đưa ra những nhận xét về việc tự phục vụ, tự quản như sau:
Ý thức phục vụ bản thân tốt.
Chuẩn bị tốt bài học, bài làm trước khi đến lớp.
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp chu đáo.
Chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập khi đến lớp.
Sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp, gọn gàng
Biết giữ gìn dụng cụ học tập.
Ý thức phục vụ bản thân tốt.
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
Còn quên sách vở, đồ dùng học tập.
Biết chuẩn bị đồ dùng học tập nhưng chưa giữ gìn cẩn thận.
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp chưa chu đáo.
– Ngoài những điểm trên, có thể thực hiện thêm các hành động sau để tự phục vụ và tự quản hiệu quả hơn:
Lên kế hoạch và đặt mục tiêu rõ ràng cho việc học tập.
Sử dụng các công cụ học tập trực tuyến để tăng cường kiến thức.
Đọc thêm các tài liệu liên quan đến bài học để hiểu rõ hơn.
Tham gia các câu lạc bộ học tập, nhóm học tập để trao đổi kiến thức và học hỏi kinh nghiệm từ những người khác.
Tận dụng thời gian rảnh để học tập và rèn luyện kỹ năng.
Thực hiện các bài tập thêm để củng cố kiến thức.
Đặt câu hỏi và nhờ giải đáp khi gặp khó khăn trong quá trình học tập.
– Có thể đưa ra những nhận xét về việc hợp tác như sau:
Giao tiếp tốt: nói to, rõ ràng.
Mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp.
Có sự tiến bộ khi giao tiếp. Nói to, rõ ràng.
Trình bày vấn đề rõ ràng, ngắn gọn.
Trình bày rõ ràng, mạch lạc
Biết hợp tác nhóm và tích cực giúp đỡ bạn trong nhóm.
Tích cực tham gia hoạt động nhóm và trao đổi ý kiến với bạn.
Chấp hành tốt sự phân công trong sinh hoạt nhóm.
Hợp tác trong nhóm tốt.
Có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm
Tổ chức, hợp tác nhóm có hiệu quả
Còn rụt rè trong giao tiếp.
Chưa mạnh dạn khi giao tiếp
Chưa tích cực tham gia hợp tác nhóm và trao đổi ý kiến.
– Để hợp tác nhóm hiệu quả hơn, có thể thực hiện các hành động sau:
Xác định mục tiêu chung cho nhóm.
Phân công rõ ràng và công bằng các nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
Thảo luận và đưa ra kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu.
Thực hiện các nhiệm vụ của mình đúng hạn và chia sẻ thông tin với các thành viên khác.
Xem xét và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hợp tác.
– Có thể đưa ra những nhận xét về việc tự học và giải quyết vấn đề như sau:
Hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.
Luôn cố gắng hoàn thành công việc được giao.
Tự giác hoàn thành bài tập trên lớp.
Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập cá nhân.
Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
Biết tự học, tự giải quyết các vấn đề học tập.
Có khả năng tự học.
Chưa có khả năng tự học mà cần sự giúp đỡ của thầy cô, cha mẹ.
Có khả năng hệ thống hóa kiến thức.
Ý thức tự học, tự rèn chưa cao.
Có ý thức tự học, tự rèn.
– Để tăng cường khả năng tự học và giải quyết vấn đề, có thể thực hiện các hành động sau:
Lên kế hoạch và đặt mục tiêu rõ ràng cho việc học tập.
Tận dụng các công cụ học tập trực tuyến để tăng cường kiến thức.
Đọc thêm các tài liệu liên quan đến bài học để hiểu rõ hơn.
Tham gia các câu lạc bộ học tập, nhóm học tập để trao đổi kiến thức và học hỏi kinh nghiệm từ những người khác.
Tận dụng thời gian rảnh để học tập và rèn luyện kỹ năng.
Thực hiện các bài tập thêm để củng cố kiến thức.
Đặt câu hỏi và nhờ giải đáp khi gặp khó khăn trong quá trình học tập.
Tìm hiểu và áp dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề để tự giải quyết các khó khăn trong quá trình học tập.