Dưới đây là các bài văn mẫu kể về những trò vui trong ngày hội chọn lọc, là tài liệu học tập hữu ích để các em học sinh tham khảo. Xin mời các em học sinh theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Kể về những trò vui trong ngày hội chọn lọc ngắn gọn:
Cuộc thi dân gian được tổ chức hàng năm ở làng tôi vào ngày mồng ba Tết, khi thời tiết được bao bọc trong tiết trời của mùa xuân. Không khí của mùa xuân rạo rực, tươi mới, bạn có thể nhìn thấy niềm vui trên nụ cười của mọi người. Những trò chơi dân gian được tổ chức ở sân kho của làng. Trong số đó, trò chơi đánh đu vẫn thu hút được sự chú ý của nhiều người.
Đánh đu là trò chơi phổ biến của các dân tộc miền Bắc. Đánh đu là trò chơi vui vẻ không thể thiếu của dân làng trong những ngày nghỉ lễ. Trong trò chơi này, người nào đu cao hơn sẽ giành chiến thắng. Một số cọc đu bằng tre đã được trồng rất chắc chắn trên khoảng khu vực rộng lớn của sân. Mỗi cây cột có một chiếc xích đu. Bề mặt xích đu là một tấm ván dày có không gian đủ cho hai người đứng. Các thanh niên nam nữ đi lên xích đu theo từng cặp. Nhún càng mạnh thì đu càng bay bổng lên cao hơn trước sự reo hò cổ vũ của dân làng. Đôi khi em có cảm giác như ai đó đu quá cao và cảm tưởng như họ suýt rơi khỏi đu vậy. Nhưng mọi người đều tỏ ra hào hứng và cố gắng đu mạnh hơn để đẩy xích đu lên cao nhất có thể và giành được giải thưởng.
Phía dưới, mọi người hò reo nhiệt tình, những âm thanh cồng chiêng nhịp nhàng vang lên, hòa với tiếng suối róc rách và tiếng chim hót líu lo, tạo nên bản nhạc vui tươi chào đón năm mới.
2. Kể về những trò vui trong ngày hội chọn lọc hay nhất:
Chơi đu (hay đánh đu theo ngôn ngữ từng địa phương) là trò chơi dân gian dành cho người lớn, tập trung hướng tới đối tượng nam nữ thanh niên. Trò chơi đánh đu thường diễn ra trong ngày hội xuân ở các làng quê Việt Nam. Và quê em cũng không phải là ngoại lệ.
Trước ngày lễ, các công đoạn dựng đu đã được làm thật chắc chắn để cho cây đu có thể chịu đựng được sức nặng của người đu cùng với lực đẩy của quá trình đu. Làng em đã phải trồng hai đến ba cây đu trong dịp Tết để có thể đem đến những giây phút và thoải mái nhất cho dân làng. Thông thường, có một hoặc hai người lên đu (còn gọi là đu đơn và đu đôi), nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhất là đánh đu đôi. Làng em năm nay còn treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu có thể giật giải nhằm tăng thêm hứng thú cho mọi người. Địa điểm để dựng đu thường là bãi đất trống đầu làng.
Vào mỗi dịp xuân về cũng đồng thời là lúc trên làng quê em tưng bừng mở hội làng, tổ chức nghi lễ cúng và rước Thành Hoàng làng. Khi phần lễ đã kết thúc, các trò chơi dân gian bắt đầu diễn ra, trong đó trò chơi thu hút đông đảo người dân tham gia, cỗ vũ chính là trò chơi đánh đu. Tùy theo phong tục ở mỗi vùng mà sẽ xuất hiện những trò chơi dân gian khác nhau. Chơi đu đã trở thành một nét đặc trưng văn hóa không thể thiếu trong mùa lễ hội ở làng quê em.
Có rất nhiều các cặp đôi thanh niên nữ tú lên chơi đu. Có một đôi khởi động ban đầu bằng cách nắm dây chạy lui, rồi nhảy lên nhún người cho đu bay dần cao hơn. Có đôi khác thì lại đứng trên dây thò một chân xuống đất đẩy lấy đà cho dây bắt đầu đung đưa và thế là đu bắt đầu đưa lên cao. Khi đu đã bay cao hơn thì thì các cặp đôi nhún để cho đu càng bay lên cao hơn nữa.
Ban tổ chức hội thi đu quy định, ai đánh đu được cao nhất (ngang độ cao của xà) là thắng. Người thắng sẽ được giải thưởng, được treo ở nơi cao trên cây đu, ai đu cao đến nơi sẽ giật giải. Cho nên ai cũng cố gắng đánh đu lên nơi cao nhất của xà để có thể giật giải và giành chiến thắng. Trò chơi diễn ra thật hấp dẫn, thu hút đủ mọi người, mọi lửa tuổi tham gia và cổ vũ, đem lại sự sôi động, náo nhiệt cho làng quê vốn quanh năm tĩnh lặng.
Đổi với những làng quê Việt xưa kia, mỗi độ Tết đến xuân về, không gian như được thay áo mới và trò chơi đánh đu trở thành biểu tượng độc đáo, là “điểm hẹn” của Tết, cái Tết trở thành “hội” đúng nghĩa.
Đánh đu, chơi đu vừa là trò chơi dân gian, lại vừa là nét đẹp văn hóa cộng đồng, là hình ảnh rất thân thuộc của Tết. Em rất yêu thích trò chơi đánh đu và mong ngóng mỗi mùa xuân lại được chiêm ngưỡng trò chơi ấy.
3. Kể về những trò vui trong ngày hội chọn lọc ấn tượng:
Mỗi vùng đất Việt Nam đều có những phong tục và truyền thống riêng. Lễ hội cũng vậy, không có vùng nào giống vùng nào. Điều này mang lại cho mỗi khu vực đặc trưng vô cùng độc đáo. Tháng 1 năm ngoái tôi có dịp được đến Hải Phòng và có dịp xem lễ hội chọi trâu. Đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến cảnh chọi trâu mạnh mẽ như vậy. Không phải vùng nào cũng có lễ hội chọi trâu và ở quê tôi cũng không có lễ hội như vậy.
Lễ hội chọi trâu nước được tổ chức vào mùa xuân ở Hải Phòng. Bởi trong khoảng thời gian này mọi người có thời gian để vui chơi, nghỉ ngơi và tham gia các lễ hội mùa xuân. Ở đây người ta chuẩn bị những khoảng sân rộng rãi, thoáng đãng, còn hai làng chuẩn bị hai con trâu khỏe nhất để chọi nhau. Chú trâu nào quỵ xuống trước sẽ thua và ngược lại. Hai con trâu được đem ra chọi nhau đều có màu da sẫm, láng bóng, trông rất khỏe mạnh. Đôi mắt sáng của hai chú trâu luôn nhìn nhau.
Hai chú bắt đầu tiến lại gần nhau, chân chạm đất, mũi thở liên hồi. Sừng trâu cong và khỏe khoắn, dường như đã sẵn sàng cho những trận chiến cam go nhất. Hai chú trâu cứ tiếp tục lao về phía nhau, cọ sừng vào nhau, đẩy nhau mà không phân biệt được thắng thua. Tiếng hò reo của những người xung quanh khiến không khí lễ hội chọi trâu càng trở nên sôi động, hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Hai chú trâu chọi nhau rất ác liệt trên nền cỏ, chân của chúng làm cho những đám cỏ bật gốc trên mặt đất. Thỉnh thoảng, chú trâu này đánh chú trâu kia mạnh đến nỗi chân của chú trâu ki lún xuống những hố nông, nhưng điều này cũng đủ tạo cho người xem ấn tượng rằng cuộc chiến đang rất khốc liệt. Khi chú trâu ở làng bên khỏe hơn, chú ta đã húc chú trâu kia một cái. Nhưng may mắn thay, chú trâu kia đã đủ sức chống trả và kháng cự. Cả hai chú trâu vẫn khiến trái tim người xem đập liên hồi.
Nhưng cuối cùng, chú trâu to con hơn ở làng bên cạnh đã đánh bại chú trâu còn lại, và kết quả của lễ hội chọi trâu được công bố. Tôi rất ấn tượng với lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng.
4. Kể về những trò vui trong ngày hội chọn lọc đặc sắc:
Ngoài những trò chơi dân gian như nhảy dây, đấu vật, đánh đu, tôi còn biết một trò chơi rất vui khác thường được chơi trong các lễ hội mùa xuân: đó là trò chơi chọi gà.
Gà chọi thường là những con gà trống to lớn, khỏe mạnh với hai đôi chân khỏe, vạm vỡ và hai cựa dài nhọn. Toàn thân gà có một màu đỏ tía. Những chú gà chọi này được chủ nhân chăm sóc kỹ càng để chuẩn bị cho những trận đấu trực tiếp với gà chọi của đối thủ.
Người ta chọn một mảnh đất sạch làm sân đấu, người chơi đem gà ra rút thăm để xác định lượt thi và đối thủ. Những người đến xem trận đấu, già trẻ, trai gái đều tụ tập thành một vòng tròn nhỏ như rào chắn dẫn vào sân đấu.
Khi trận chọi gà bắt đầu, cả hai bên mang gà ra giữa sân và thả chúng. Khán giả cổ vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu của hai chú gà chọi. Chúng bắt đầu đánh nhau. Đôi khi dùng mỏ để mổ đối thủ, đôi khi dùng chân đá đối thủ, mỗi đòn đều mang tính quyết định và mạnh mẽ.
Đến khi một con gà tỏ ra yếu thế và bị thua thì trọng tài cho dừng trận đấu và quyết định chú gà chiến thắng. Sau đó, cả hai bên có thể đem gà về nhà và chăm sóc.
Đây là một trò chơi thực sự rất hấp dẫn và đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của nhiều lễ hội. Tuy nhiên, như hiện nay, chọi gà cũng có một số mặt tiêu cực cần chủ động khắc phục để tránh làm tổn hại đến hình ảnh của lễ hội.