Quyền đối với giống cây trồng là một trong những quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo hộ, thực tiễn đăng ký bảo hộ giống cây trồng có thể xảy ra một số trường hợp đặc biệt cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Dưới đây là quy định về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với giống cây trồng có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với giống cây trồng:
Bảo hộ giống cây trồng là một yếu tố quan trọng trong nền nông nghiệp hiện đại của Việt Nam, vấn đề bảo vệ và phát triển giống cây trồng không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn góp phần duy trì sự đa dạng sinh học và phát triển kinh tế xã hội. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với giống cây trồng hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 166 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 bao gồm các nguyên tắc sau:
-
Trong trường hợp có từ 02 cá nhân trở nên độc lập nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng vào các ngày khác nhau cho cùng 01 giống cây trồng, thì bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ có thể được cấp cho người đăng ký hợp lệ vào thời gian sớm nhất;
-
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng cho cùng 01 loại giống cây trồng, cùng được nộp vào một ngày thì bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ có thể được cấp cho người nào đứng tên nộp 01 đơn duy nhất theo sự thỏa thuận của tất cả những cá nhân đăng ký bảo hộ; trong trường hợp những người đăng ký bảo hộ không có thỏa thuận với nhau thì Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng sẽ có thẩm quyền xem xét, kiểm tra, cân nhắc để cấp bằng bảo hộ giống cây trồng trên cơ sở xác định người đầu tiên đã chọn tạo ra giống cây trồng hoặc phát hiện giống cây trồng và phát triển giống cây trồng đó.
Như vậy, cần phải tuân thủ theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với giống cây trồng theo điều luật nêu trên.
2. Nguyên tắc ưu tiên đối với đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng:
Nguyên tắc ưu tiên đối với đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 167 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 bao gồm những nguyên tắc cơ bản sau:
-
Người đăng ký bảo hộ giống cây trồng có quyền yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được nộp trong khoảng thời gian 12 tháng (01 năm) tính bắt đầu kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ cùng một loại giống cây trồng tại quốc gia có ký kết với nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận trong vấn đề bảo hộ giống cây trồng, ngày nộp đơn đầu tiên yêu cầu bảo hộ giống cây trồng sẽ không được tính vào thời gian này;
-
Để được hưởng quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký bảo hộ, người đăng ký bắt buộc phải thể hiện yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trong đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Trong khoảng thời gian chậm nhất là 03 tháng (90 ngày) được tính bắt đầu kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng, người đăng ký bắt buộc phải cung cấp bản sao các loại giấy tờ, tài liệu về đơn đầu tiên được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận và các luận mẫu, bằng chứng, chứng cứ khác xác nhận giống cây trồng ở hai đơn vị là một và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính (nộp lệ phí đầy đủ). Người đăng ký bảo hộ giống cây trồng có quyền cung cấp thông tin, nội dung, tài liệu, giấy tờ, vật liệu cần thiết cho Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng để tiến hành hoạt động thẩm định căn cứ theo quy định tại Điều 176 và Điều 178 Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 trong khoảng thời gian 02 năm sau ngày kết thúc thời hạn hưởng quyền ưu tiên đối với giống cây trồng hoặc trong thời hạn thích hợp tùy thuộc vào từng loại giống cây trồng khác nhau, sau khi đơn yêu cầu bị từ chối hoặc bị rút bỏ;
-
Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được hưởng quyền ưu tiên thì ngày ưu tiên được xác định là ngày nộp đơn đầu tiên;
-
Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 167 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022, việc nộp một đơn khác hoặc công bố hoặc sử dụng giống cây trồng là đối tượng trong đơn đầu tiên sẽ không bị coi là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối đơn đăng ký bảo hộ được hưởng quyền ưu tiên.
3. Để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, có bắt buộc nộp đơn đăng ký bảo hộ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 164 Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về vấn đề đăng ký quyền đối với giống cây trồng. Theo đó:
-
Để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng thì các tổ chức, cá nhân bắt buộc phải thực hiện thủ tục nộp đơn đăng ký bảo hộ cho Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng;
-
Các tổ chức và cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng bao gồm các chủ thể sau đây: Tác giả trực tiếp chọn tạo giống cây trồng hoặc phát triển và phát hiện giống cây trồng bằng công sức, chi phí của bản thân; tổ chức hoặc cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo giống cây trồng vật phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hình thức giao việc/thuê việc, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác; tổ chức hoặc cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng từ người thứ ba;
-
Đối với các loại giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển thông qua hoạt động nghiên cứu, là kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng toàn bộ nguồn ngân sách nhà nước, quyền đăng ký giống cây trồng được giao cho tổ chức chủ trì nhiệm vụ đó một cách tự động và không cần phải có nghĩa vụ bồi hoàn;
-
Đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát triển, xuất hiện là kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó có một phần nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, thì phân quyền đăng ký đối với giống cây trồng sẽ tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không cần phải có trách nhiệm bồi hoàn.
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng thì các tổ chức, cá nhân bắt buộc phải thực hiện hoạt động nộp đơn đăng ký bảo hộ cho Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
Cần phải lưu ý thêm về hiệu lực của bằng bảo hộ giống cây trồng. Căn cứ theo quy định tại Điều 169 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định: Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng này có hiệu lực bắt đầu kể từ ngày cấp kéo dài đến 25 năm đối với giống cây thân gỗ và cây leo thân gỗ, hoặc đến hết 20 năm đối với các loại giống cây trồng khác. Ngoài ra, bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
-
Giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng đầy đủ điều kiện về tính đồng nhất, tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng bảo hộ giống cây trồng;
-
Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng không nộp đầy đủ lệ phí duy trì hiệu lực của bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật;
-
Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng không cung cấp các loại giấy tờ, tài liệu, vật liệu nhân giống cần thiết để duy trì, lưu giữ giống cây trồng theo quy định của pháp luật;
-
Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng không thay đổi tên giống cây trồng theo yêu cầu của Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
THAM KHẢO THÊM: