Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết bình luận Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới chọn lọc hay nhất. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý bình luận Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu chung về tác giả Vũ Khoan và tác phẩm “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”
– Khái quát nội dung chính tác phẩm “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”
1.2. Thân bài:
* Sự chuẩn bị bản thân con người được xem là là sự chuẩn bị quan trọng nhất cho hành trang bước vào thế kỉ mới
– Khẳng định rằng trong thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ, cần phải chuẩn bị tốt để bước vào kỷ nguyên mới một cách thành công.
– Qua đó nhấn mạnh sự chuẩn bị của bản thân con người là quan trọng nhất ⇒ Cách đặt vấn đề của tác giả trực tiếp, ngắn gọn, vô cùng thuyết phục.
*Tình hình thế giới và nhiệm vụ của đất nước ⇒ Cách trình bày lập luận logic chặt chẽ.
*Điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam và sứ mệnh của con người khi bước vào thế kỷ mới
⇒ Lập luận song hành: điểm mạnh và điểm yếu song hành => góc nhìn trực tiếp, thông minh, cân nhắc, không né tránh => Người Việt Nam biết điểm mạnh, điểm yếu của mình.
⇒ Lập luận chặt chẽ, logic, vững chắc, thuyết phục => Tài năng của những con người tài giỏi luôn lo cho vận mệnh của đất nước.
1.3. Kết bài:
Nêu cảm nhận của bản thân qua tác phẩm “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”.
2. Bình luận Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới chọn lọc:
“Chuẩn bị hành trang vào thế kỳ mới” của Vũ Khoan là một bài viết hay và sâu sắc. Nó trực tiếp đề cập đến vấn đề chính mà nhiều người trong chúng ta đã biết nhưng lại né tránh trong một thời gian dài. Đó là chúng ta phải đổi mới cách tư duy và những phẩm chất xấu của người Việt Nam để có thể ứng phó với những thay đổi của khoa học công nghệ trong thế kỷ mới.
Ngay từ đầu bài viết, Vũ Khoan đã thẳng thắn nêu vấn đề: Lâu nay, nhân dân ta chỉ biết nhìn vào những ưu điểm của mình như tính cần cù, dũng cảm, đoàn kết, sáng tạo… mà chúng ta chưa bao giờ nói đến những phẩm chất xấu của người Việt Nam. Chúng ta vẫn còn những phẩm chất và thói quen xấu cần phải thay đổi để chuẩn bị cho đất nước bước vào thế kỷ mới. Tác giả chỉ ra rằng để đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, tiến lên trên con đường hiện đại hóa, chúng ta phải nỗ lực rất nhiều vì hiện nay đất nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, thế hệ trẻ sẽ là lực lượng tiên phong, là trụ cột quyết định cho sự phát triển của đất nước trong thế kỷ mới này. Tác giả chỉ ra rằng chúng ta cần khắc phục những phẩm chất yếu kém như khả năng thực hành còn non yếu, thiếu tỉ mỉ, không tôn trọng nguyên tắc làm việc theo đúng quy trình công nghệ, thường thiếu sự hỗ trợ lẫn nhau và thiếu sự đoàn kết cộng đồng trong kinh doanh. Muốn đưa đất nước tiến lên, chúng ta phải hình thành những thói quen tốt, từ những hành động nhỏ nhất. Tác giả Vũ Khoan không sử dụng lối viết mang tính nghệ thuật thường thấy trong văn chương mà sử dụng những lời lẽ chân thành, đời thường nhưng lại mạnh mẽ và có sức thuyết phục cao đối với người đọc, bởi tác giả đã đi đúng vào trọng tâm vấn đề. Cách nhìn nhận vấn đề của tác giả vô cùng khách quan, không mang tính cá nhân, mà tác giả chỉ muốn lên tiếng vì lợi ích chung của toàn dân tộc để mọi người hiểu rõ về những điểm yếu. Trong từng câu văn, tác giả đều có thái độ tôn trọng người đọc, lập luận một cách hợp lý, giọng văn nhẹ nhàng, sâu sắc và có sức thuyết phục. Trong từng câu văn, tác giả đều phân tích rất chi tiết những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam. Chỉ rõ cho chúng ta thấy những gì chúng ta đã làm được và những gì chúng ta chưa làm được, những điểm yếu nào cần phải sửa chữa hoặc khắc phục. Ví dụ, người Việt Nam cần cù, sáng tạo nhưng thiếu tính cấp bách…
Bài viết này đã trực tiếp đề cập đến một vấn đề cực kỳ tế nhị, “nhạy cảm” của nhân dân ta. Sử dụng ngôn ngữ đời thường, dễ hiểu, tác giả đã chỉ rõ cho chúng ta thấy những điều cần giải quyết, xây dựng phong tục, tập quán tốt đẹp cho mỗi người Việt Nam. Từ đó, chúng ta sẽ có đủ kinh nghiệm và trí tuệ để vững bước tiến vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời đại mới.
3. Bình luận Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới chọn lọc ý nghĩa nhất:
“Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là bài báo đặc biệt của Vũ Khoan, đăng lần đầu trên báo Tia sáng năm 2001. Tác giả là một trong những gương mặt mới của đội ngũ lãnh đạo đất nước ta trong giai đoạn mới, thời kỳ đổi mới.
Đối tượng mà tác giả hướng đến là thế hệ trẻ Việt Nam, những người chủ đất nước trong thế kỷ XXI, thế hệ nối tiếp bước chân cha ông, gánh vác trên vai sứ mệnh lịch sử vô cùng nặng nề là xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh. Có thể thấy, câu đầu của bài viết đã nêu lên ý chính của toàn bài.
Vấn đề thời cơ và phương pháp được Vũ Khoan nêu ra và giải quyết một cách cô đọng, rõ ràng. Tiếp theo, tác giả nêu ra 3 nhiệm vụ: một là thoát khỏi tình trạng nghèo nàn của nền kinh tế hậu nông nghiệp; hai là công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ; ba là tiếp cận ngay đến nền tảng kinh tế tri thức. Và Vũ Khoan chỉ rõ: “Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó”. Có thể nói rằng: Ý chí tự lực, tinh thần đổi mới, hội nhập và cái nhìn tỉnh táo là những ý tưởng chủ đạo trong phần đầu của luận văn này. Trong phần thứ hai, tác giả nêu ra, lý giải và bình luận về những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam. Điểm mạnh của con người Việt Nam là “sự thông minh sáng tạo”, bản chất tốt đẹp đó “rất có ích” trong xã hội mới, khi “sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu”. Trong điểm mạnh đó, trí tuệ của con người có “những lỗ hổng kiến thức cơ bản”, “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế”. Nguyên nhân là “thiên hướng chạy theo những môn học thời thượng”, “do lối học chay học vẹt nặng nề”. Tác giả chỉ rõ nếu “không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này”, và giải quyết những điểm yếu này “thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng”. Một thế mạnh nữa của nhân dân ta là “sự cần cù sáng tạo” nhưng trong thế mạnh đó “lại ẩn chứa những khuyết tật” của những người sản xuất nhỏ như “thiếu đức tính tỉ mỉ”, đang hành động theo phương châm “nước đến chân mới nhảy “, “liệu cơm gắp mắm”. Ngay cả bản tính “sáng tạo” cũng chỉ “loay hoay” cải tiến, đi tắt đón đầu, không tôn trọng chặt chẽ quy trình công nghệ. Truyền thống “đùm bọc, đoàn kết ” lâu đời của nhân dân ta đã tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng đất nước. Nhưng dưới ảnh hưởng của nền sản xuất nhỏ, nhân dân ta có nhiều điểm yếu cố hữu như: tâm lý “trâu buộc ghét trâu ăn”, ích kỷ, hay thù hằn nhau.
Người Việt Nam còn nhiều điểm yếu khác như thái độ kỳ thị trong kinh doanh, thói quen bị bao cấp tác động, tư duy sùng ngoại hay bài ngoại quá mức.
Bài viết của Vũ Khoan đã giúp chúng ta có cái nhìn rõ nét hơn về con người của đất nước ta. Thế kỷ mới là thế kỷ của hy vọng và niềm vui cho đất nước và con người Việt Nam.