Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" muốn nói về ý nghĩa của việc mở rộng tầm nhìn, mở rộng tri thức của con người. Với các bài Nghị luận về Đi một ngày đàng học một sàng khôn siêu hay, sẽ giúp các em học sinh lớp 9 hiểu sâu sắc hơn.
Mục lục bài viết
1. Nghị luận Đi một ngày đàng học một sàng khôn hay nhất:
Không phải ai sinh ra đã có tố chất thiên tài hay đã ở vạch đích ngay từ ban đầu, mà tất cả mọi thành công đều phụ thuộc vào sự học hỏi của mỗi người. Thành công chỉ đến khi chúng ta nỗ lực không ngừng. Tổ tiên chúng ta đã có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” để dạy dỗ con cháu luôn phải biết học hỏi, chăm chỉ học tập.
“Một ngày đàng” chỉ ra một khoảng thời gian ngắn, một khoảng không gian ngắn xung quanh tất cả chúng ta. “Khôn” là việc tốt, điều hay, lẽ phải, cái mới mẻ, có ích cho mỗi người để mở rộng trí tuệ và trau dồi nhân cách. “Sàng” được hiểu là một công cụ đan bằng tre được nông dân sử dụng để sàng gạo. “Sàng khôn” có thể hiểu là biểu tượng cho khối lượng kiến thức bao la mà người bộ hành đã “học được” sau hành trình “đi một ngày đàng”.
Vì vậy nội dung cụ thể của câu tục ngữ này là khuyên dạy chúng ta rằng: mỗi ngày chúng ta hãy có ý thức trau dồi, học hỏi kiến thức từ trong sách vở hay ngoài cuộc sống thì sẽ tích lũy được nhiều bài học hữu ích giúp ích cho cuộc sống của bản thân và góp phần nâng cao nhân cách con người. Người có ý thức học tập là người ham học hỏi, biết mình cần gì, muốn gì và nỗ lực hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Họ sẵn sàng trau dồi tri thức từ sách vở, từ những người xung quanh và không từ chối cơ hội thử thách bản thân. Trong cuộc sống của chúng ta có ẩn chứa rất nhiều điều đẹp đẽ, nhưng nếu chúng ta không tìm kiếm, không học hỏi thì kiến thức sẽ không bao giờ tìm đến. Chỉ khi chủ động và bắt đầu nghiên cứu, chắt lọc thông tin thì chúng ta mới tìm được nhiều bài học bổ ích và giá trị. Nếu chúng ta chỉ biết thu mình vào một không gian nhỏ nào đó trong cuộc sống thì kiến thức, hiểu biết của chúng ta chỉ giới hạn trong không gian đó mà thôi, không thể phát triển bản thân hơn được nữa.
Là học sinh, chúng ta cần phải nỗ lực hơn mỗi ngày để học tập, giáo dục bản thân để trở thành những công dân tốt. Hãy học từ sách vở, học qua những người tài trong cuộc sống và rèn luyện bản thân để có những phẩm chất đạo đức tốt. Ngoài ra, những người có lối sống ỷ lại, lười biếng, không chịu học hỏi, phát triển… cũng thật đáng chê trách. Cuộc đời rất ngắn ngủi, tuổi trẻ tươi sáng và tràn đầy sức sống không thể phí phạm vì sự lười biếng hay hèn nhát của bản thân mà đó là khoảng thời gian quý báu để hoàn thiện chính mình. Hãy trân trọng giá trị của chúng ta và mỗi ngày hãy tạo ra thật nhiều những điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống.
2. Nghị luận Đi một ngày đàng học một sàng khôn ý nghĩa:
Xã hội loài người phát triển như ngày nay chính là nhờ vào quá trình nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu và nâng cao kiến thức không ngừng của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức vô cùng quan trọng đối với mỗi con người. Muốn có kiến thức thì phải học: không chỉ học từ sách vở mà cũng phải học từ thực tế cuộc sống.
Cha ông ta đã có sự nhận thức đúng đắn và tầm nhìn rộng về vấn đề rằng việc mở rộng tầm nhìn và hiểu biết của mỗi người là cần thiết nên đã khuyên nhủ, dạy dỗ con cháu thông qua câu tục ngữ sau: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Có thể nói rằng “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một câu tục ngữ quen thuộc, mang trong mình ý nghĩa sâu sắc về việc học hỏi và khám phá.
Xã hội Việt Nam vốn là xã hội phong kiến, còn những tàn dư bảo thủ và lạc hậu. Xưa kia quanh năm con người ta chỉ quanh quẩn quanh trong lũy tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng. Thậm chí có những người cả đời không bao giờ bước ra khỏi cổng làng. Số người có thể đi xa để học tập hoặc làm việc rất hiếm hoi. Đó là lý do tại sao trình độ hiểu biết của con người vào thời đại đó thường rất thấp và khó mà nâng cao và mở rộng được.
Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ lạc hậu, vẫn nói lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết.
Chỉ cần “đi một ngày đàng” (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được “một sàng khôn”. Câu tục ngữ khuyên răn chúng ta hãy nên đi du ngoạn và khám phá nhiều nơi. Mỗi ngày đi đường, ta sẽ học được nhiều điều bổ ích. Đi càng nhiều, ta càng học hỏi được nhiều. Chỉ cần bước ra ngoài xã hội, ta chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Hãy nói rộng ra, câu tục ngữ chính là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Hãy đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại. Chỉ có siêng năng tìm tòi, học hỏi mới thu nhận được tri thức đó, chỉ có tri thức mới giúp chúng ta vững bước trên đường đời, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Việc học không phải là chuyện ngày một ngày hai mà là học cả cuộc đời. “Học ở trường, học từ sách, học hỏi lẫn nhau và học từ cuộc sống”. Việc nâng cao kiến thức là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy, chúng ta phải có mục tiêu và phương pháp học tập phù hợp để đạt được hiệu quả cao. Chỉ với sự hỗ trợ của tri thức, chúng ta mới có thể làm chủ được bản thân và đóng góp có ích cho gia đình và xã hội. “Học vấn làm đẹp con người” – đây là điều mà cha ông ta muốn gửi gắm cho con cháu. Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đến bây giờ vẫn là bài học quý giá cho các bạn trẻ trên con đường xây dựng sự nghiệp.
3. Nghị luận Đi một ngày đàng học một sàng khôn sâu sắc:
Cha ông ta luôn đúc kết những kinh nghiệm sống và bài học ý nghĩa trong kho tàng ca dao, tục ngữ dân gian đồ sộ cho thế hệ mai sau. Cuộc sống này thật rộng lớn, những kiến thức chúng ta biết còn quá nhỏ bé so với thế giới bên ngoài nên chúng ta phải không ngừng học hỏi và không ngừng vươn xa hơn nữa. Đây cũng chính là ý nghĩa của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” gồm hai vế song hành bổ trợ cho nhau. Đây chính là lời khuyên dỗ, bài học xương máu mà tổ tiên đã truyền lại cho chúng ta. Ý nghĩa của câu tục ngữ là khuyên chúng ta hãy đi nhiều nơi, khai phá tri thức từ nhiều nguồn để hiểu biết được sâu rộng hơn và thu được kết quả tốt nhất. Ngoài ra, ngụ ý suy nghĩ của tác giả dân gian cũng được bộc lộ cho rằng: không phải cái gì mới cũng tiếp nhận mà hãy biết tiếp nhận có chắt lọc. Thế giới này thật đa dạng và phong phú. Nếu biết tiếp nhận một cách khéo léo thì kết quả chúng ta thu về sẽ rất tuyệt vời.
Để tiếp tục phát triển và theo kịp những tiến bộ khoa học, con người cũng cần học tập, học hỏi lẫn nhau để xứng đáng trở thành một phần văn minh, lịch sự của đất nước. Trong mọi môi trường học tập, xã hội dường như là nơi chứa đựng những kiến thức sâu sắc, là nơi chứng kiến vô số trải nghiệm của con người và cũng là kho báu để chúng ta sưu tầm. Có biết bao điều hay lẽ phải đang chờ đợi chúng ta.
Tất nhiên, khi bước vào xã hội ai cũng gặp phải những trở ngại, khó khăn nhưng chính những điều đó càng khiến mỗi chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn.
Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” của cha ông ta đã khuyên chúng ta hãy mở rộng kiến thức, một rộng hiểu biết để đạt được những kết quả to lớn và vượt bậc trong cuộc sống.