Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý Phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương siêu hay:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu Hồ Xuân Hương
– Giới thiệu tác phẩm “Tự tình II” và 2 câu thơ kết bài thơ:
1.2.Thân bài:
Phân tích Hai câu thơ kết :
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
Tác giả sử dụng hình ảnh: Xuân đi rồi xuân lại cho thấy xuân đến rồi đi, một vòng luẩn quẩn, nhưng mùa xuân trôi qua trong nuối tiếc -> Thiên nhiên như trêu ngươi nhà thơ.
Dùng biện pháp thăng tiến: Có tí con con để bày tỏ sự tiếc nuối, mảnh tình của mình đã ít ỏi mà còn phải san sẻ cho người khác, (vì đã hai lần lấy chồng nhưng đều không hạnh phúc).
1.3. Kết luận:
– Khái quát lại vấn đề
2. Phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương siêu hay:
Trong xã hội phong kiến cũ, phụ nữ không được coi trọng, địa vị thấp và thường chịu nhiều bất công. Đã có nhiều nhà thơ, nhà văn viết về thân phận lẽ của người phụ nữ, một trong những người nổi bật nhất là “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ viết về thân phận người phụ nữ. Bà không chỉ ca ngợi phẩm giá, đồng cảm với số phận khốn khổ, trớ trêu mà còn ấp ủ những khát vọng thầm kín trong tâm hồn họ. Điều này có thể thấy rõ trong bài thơ Tự tình 2, đặc biệt là hai câu thơ cuối trong bài thơ.
Nếu ở những câu thơ đầu, nhà thơ Hồ Xuân Hương tái hiện tâm trạng cô đơn, tủi nhục của người phụ nữ trong đêm khuya tĩnh lặng, thì ở hai câu thơ cuối, nhà thơ tập trung miêu tả nỗi buồn chán của họ khi nhìn lại số phận trắc trở, éo le của mình.
“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
“Ngán” là trạng thái chán nản, buồn bã trước cuộc sống bất công. “Xuân” ở đây không chỉ là mùa xuân của đất trời mà còn là tuổi trẻ của người con gái. Chữ “lại” chỉ sự tuần tự, lặp đi lặp lại. Câu thơ nhấn mạnh đến sự buồn chán, đau khổ của người phụ nữ khi nhìn thời gian trôi qua vô tình, tuổi trẻ của con người một khi đã qua đi thì không thể lấy lại.
“Mảnh tình san sẻ tí con con”
Câu thơ cuối nhấn mạnh đến bi kịch tình yêu của người phụ nữ. Khi mùa xuân dần trôi qua, tình yêu vẫn chưa tìm được, khao khát hạnh phúc nhỏ nhoi nhưng lại chẳng thể nào trở thành hiện thực. “Mảnh tình” có nghĩa là sự nhỏ bé của tình cảm, sự mong manh của số phận. Mảnh tình đã nhỏ bé, không trọn vẹn lại phải chia sẻ với người khác, nên càng nhỏ bé hơn, còn lại chỉ “tí con con”. Trong xã hội cũ, đàn ông có tam thê tứ thiếp, phụ nữ không được coi trọng và phải chịu cảnh “chung chồng” nên rất khó có được hạnh phúc trọn vẹn.
Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật tăng tiến cùng số từ chỉ sự ít ỏi “mảnh”, “tí” để khiến hoàn cảnh của người phụ nữ càng thêm đáng thương, tội nghiệp hơn. Hai câu thơ cuối không chỉ cho thấy tình cảnh trớ trêu mà còn thể hiện khát vọng sâu sắc của người phụ nữ trong xã hội cũ: họ khao khát một tình yêu nhỏ bé, một hạnh phúc giản đơn. Tuy nhiên, nỗi đau khổ của số phận và sự bất công của xã hội đã khiến những khát vọng nhỏ bé ấy không thể nào trở thành sự thật.
Hai câu thơ kết của bài thơ Tự tình 2 đã mang đến những cảm xúc thực sự buồn và cay đắng về thân phận nhỏ bé và nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ là những con người có nhân cách đẹp, với khát vọng hạnh phúc bình dị, nhưng lại là nạn nhân của số phận và hoàn cảnh éo le trong xã hội cũ, nên tình yêu của họ luôn hẩm hiu, dang dở. Hai câu thơ cũng là lời tuyên bố mạnh mẽ chống lại xã hội phong kiến bất công đang kìm kẹp, cướp đi hạnh phúc chính đáng của con người.
3. Phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương siêu ý nghĩa:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con…”
Những khát khao, vùng vẫy, nổi loạn cuối cùng cũng thất bại trong sự chán chường và bất lực. Hồ Xuân Hương không thoát khỏi số phận, địa vị nhỏ bé và cô đơn của mình trong xã hội cũ. Kết thúc bài thơ là lời cam chịu được cất lên trong một khoảng lặng dài, buồn chán. Bà đã chán chường lắm với vòng xoáy số phận. Càng cố gắng, càng thất bại, càng hy vọng, càng thất vọng, càng cay đắng. Vậy thì cố gắng nữa còn có ý nghĩa gì? “Xuân”, hình ảnh nổi bật trong câu thơ có thể là mùa xuân, hoặc tuổi trẻ của tác giả.
Mùa xuân cứ đến rồi lại đi, dòng thời gian cứ chầm chậm trôi, nghĩa là tuổi trẻ của bà đang trôi đi từng ngày. Và nỗi đau của bà thì nhân lên gấp bội. Hai chữ “lại” ở cuối câu chứa đựng nỗi lo lắng của bà khi cảm thấy tuổi trẻ của mình đang dần trôi qua. Bà ghét số phận hẩm hiu của mình, ghét vòng luẩn quẩn của tình yêu luôn ngang trái, ghét hạnh phúc nhỏ nhoi đến mức gần như không tồn tại.
“Mảnh tình”, một cụm từ mang trong mình nỗi buồn của số phận. Tình yêu là một thứ gì đó thực sự cao quý, nhưng tình yêu của Hồ Xuân Hương giống như một mảnh vỡ nhỏ được cắt ra từ hạnh phúc của người khác. Tình yêu của bà rẻ mạt giống như một sự bố thí, giống như một món đồ cũ mà người ta vứt lại cho bà. Xót xa biết nhường nào khi “mảnh tình” lại là thứ được chia năm xẻ bảy mà bà chỉ nhận được một mảnh “tí con con”.
Hạnh phúc của bà vừa phải san sẻ với người khác, không trọn vẹn mà khi nhận lại cũng chỉ được ít ỏi. Một mối tình như vậy có ích gì, nó chỉ làm tăng thêm sự cay đắng và đau khổ. Cách sử dụng từ ngữ đơn giản nhưng vô cùng sâu sắc đã diễn tả trọn vẹn cảm xúc của tác giả. Dù nổi loạn và thách thức của Hồ Xuân Hương ở trên là như vậy, nhưng cuối cùng, mọi thứ vẫn chìm vào vô vọng trong sự bất lực và mệt mỏi tột cùng. Mọi cố gắng của bà đều vô ích, vì số phận của bà đã là một bi kịch và mãi mãi chỉ là một bi kịch. Có lẽ lúc đó, bà muốn buông xuôi, muốn phó mặc mọi thứ cho số phận, bà đã mất hết hy vọng…
Liệu Hồ Xuân Hương có thể vượt qua tất cả để có thể trở lại là một người phụ nữ mạnh mẽ, không sợ hãi, yêu đời như trước? Bi kịch của Hồ Xuân Hương và cũng là của những người phụ nữ thời đó. Một tình yêu mong manh vẫn phải sẻ chia với người khác, nhưng chút tình yêu nhỏ nhoi đó dành cho Hồ Xuân Hương lại quá nhiều đau đớn, quá nhiều buồn tủi. Một người phụ nữ can đảm như bà mà cũng chẳng thoát khỏi cảnh chung chồng, thì còn mong gì hơn ở những người phụ nữ khác.
Tự tình II là một bài thơ hay thể hiện nỗi niềm của nữ thi sĩ Xuân Hương về cuộc đời của một người phụ nữ đẹp, cũng chính là số phận chung của những người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến hà khắc. Họ phải chịu đựng nhiều đau thương, bị khinh rẻ, bị coi thường, đau khổ vì kiếp chồng chung, đau khổ vì cô đơn, bị cô lập, thiếu tình yêu thương suốt cuộc đời, phải đau đớn nhìn tuổi trẻ của mình trôi qua mà không ai có thể hiểu được.
Bên cạnh đó bài thơ cũng cho thấy sự dũng cảm của Hồ Xuân Hương trước cuộc sống, trước số phận, bà không chấp nhận sống một cuộc đời đầy bất công, bà đã phản kháng mạnh mẽ để thỏa mãn cơn tức giận, sự uất ức trong lòng. Tuy cuộc sống không mấy hạnh phúc, nhưng Hồ Xuân Hương là một ví dụ điển hình cho sức mạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, cần được tôn trọng và yêu thương bởi sức mạnh và lòng dũng cảm của bà.