Bài viết dưới đây là bài phân tích đoạn trích cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta siêu hay. Hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức để ôn tập. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích đoạn trích cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta:
1.1. Mở bài:
* Giới thiệu chung về tác giả Lưu Quang Vũ và đoạn trích cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta
– Lưu Quang Vũ sinh năm 1948 mất năm 1988. Ông quê ở Quảng Nam, lớn lên ở Hà Nội. Ông bắt đầu tham gia quân đội trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ.
– Ông có năng khiếu văn chương và làm thơ từ rất sớm, sau đó ông chuyển sang viết kịch bản sân khấu.
– Trong vòng mười năm sáng tác, ông đã có hơn 50 vở kịch, nội dung đề cập đến nhiều vấn đề về thời kỳ nóng bỏng của xã hội nước ta trong thời kỳ đổi mới.
* Các vở kịch nổi tiếng của ông gồm: Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Điều không thể mất; Mười lăm ngày kháng án…
– Vào năm 2000, Lưu Quang Vũ được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
– Vở kịch “Tôi và chúng tara đời trong bối cảnh đất nước ta đang có những thay đổi mạnh mẽ, to lớn để đổi mới và phát triển. Nội dung phản ánh mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới trong phương thức sản xuất và trong cách đánh giá giá trị con người.
– Đoạn trích là cảnh thứ ba của vở kịch, phản ánh rõ mâu thuẫn đó.
1.2. Thân bài:
* Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái mới và cái cũ:
+ Phe mới – đại diện cho tư duy táo bạo, khoa học và hợp quy luật tự nhiên.
– Đại diện của phe mới là Giám đốc Hoàng Việt, kíp trưởng Thanh và kĩ sư Lê Sơn.
– Giám đốc Hoàng Việt mạnh dạn đề xuất phương pháp để mở rộng sản xuất, phá vỡ các quy định kinh doanh cũ và lạc hậu.
(Bằng chứng: Tuyển thêm lao động hợp đồng, tăng sản lượng, tăng lương cho công nhân, ngưng xây nhà khách để lấy tiền trả lương cho công nhân, xóa bỏ các vị trí trung gian không cần thiết, công nhân có quyền phản ánh và chuyển ý kiến lên Hội đồng quản trị…)
– Kĩ sư Lê Sơn: là một người nhiệt tình, năng động, luôn ủng hộ ý tưởng mới của Giám đốc, chấp nhận mọi thử thách.
– Phần lớn công nhân chấp nhận cái mới vì nó sẽ cho họ quyền và phúc lợi.
+ Phe cũ – đại diện cho tư duy lạc hậu và bảo thủ:
– Đại diện là Phó Giám đốc Nguyễn Chính, Trưởng phòng Tài vụ, Quản đốc Trương…
– Luôn dựa vào cơ chế cũ, đề xuất cũ… để bảo vệ lợi ích của riêng mình. Không thể nhìn xa vào lợi ích tập thể.
– Phản đối các quyết định, thậm chí thách thức và ngăn chặn những người có chủ trương đổi mới.
1.3. Kết bài:
– Lưu Quang Vũ là một cây bút sắc sảo, có tinh thần đấu tranh rất cao.
– Thái độ của tác giả đã nêu bật và làm rõ cách giải quyết xung đột một cách đúng đắn. Ông ủng hộ và khen ngợi cái mới, phê phán cái cũ với sự nhiệt tình cách mạng và mục đích xây dựng cái mới tiến bộ văn minh.
2. Phân tích đoạn trích cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta siêu hay:
Lưu Quang Vũ – một nhà viết kịch thiên tài của Việt Nam. Ông để lại nhiều tác phẩm có ý nghĩa. Bên cạnh vở kịch mang đậm tính nhân văn, là “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” thì vở kịch “Tôi và chúng ta” cũng là một trong những vở kịch tiêu biểu. Đặc biệt, cảnh 3 của vở kịch “Tôi và chúng ta” là cảnh xung đột đắt giá và đáng xem nhất trong toàn bộ vở kịch.
Tình huống kịch tính là sự xung đột giữa một bên là giám đốc Hoàng Việt và một bên là phó giám đốc Nguyễn Chính. Đó là cuộc đấu tranh giữa hai phe: cái mới và cái cũ. Hoàng Việt đã nhận ra những khó khăn mà người lao động và doanh nghiệp đang phải đối mặt nên đã đưa ra quyết định táo bạo là thay đổi cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc Hoàng Việt đại diện cho tư duy mới, đưa ra ý kiến về việc mở rộng sản xuất, tăng lương cho công nhân, giảm biên chế, tăng
Có thể nói rằng trong thời kỳ đất nước hòa bình và dần chuyển sang nền kinh tế mới, cuộc chiến giữa cái mới và cái cũ cũng khốc liệt như cuộc chiến giành độc lập, tự do cho dân tộc. Đó được xem là cuộc chiến một mất một còn.
Về mối quan hệ giữa cái tôi và cái ta chung, đòi hỏi mỗi người cần có một góc nhìn mới. Cái ta ở đây không còn là sự chung chung nữa mà cái ta chính là sự bao quát của cái chung. Trong cái ta chung đó là những cái tôi cụ thể, rõ ràng khi quyền và nghĩa vụ của cái tôi được bảo đảm và thống nhất với quyền và nghĩa vụ của cái chung, nó sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp. Muốn lợi ích chung phát triển, mỗi cá nhân cũng phải đảm bảo luôn được tôn trọng và phát triển tốt nhất.
Vở kịch được đặt trong bối cảnh một đất nước mới thành lập, từ đó, chúng ta thấy được hết những vấn đề cấp bách của dân tộc ta. Chiến tranh đã kết thúc nhưng tàn dư mà nó để lại không hề nhỏ. Dân tộc ta phải nỗ lực gấp nhiều lần để xây dựng lại đất nước. Đó là lý do tại sao trong xã hội mới, chúng ta cần cải cách những chính sách mới này để bắt kịp các nước khác trên thế giới.
3. Phân tích đoạn trích cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta điểm cao:
Tác giả Lưu Quang Vũ sinh năm 1948 tại Phú Thọ, ông là nhà văn, biên kịch có nhiều góc nhìn mới mẻ, sâu sắc về các sự kiện thời sự. Năm 1988, ông và vợ mất trong một vụ tai nạn giao thông khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp và người hâm mộ hoang mang, buồn bã.
Tác phẩm “Tôi và chúng ta” là một tác phẩm hay, phản ánh cuộc đấu tranh thầm lặng của cái cũ và cái mới, giữa một bên là tư tưởng tiến bộ và một bên là lối tư duy lạc hậu, lỗi thời.
Cảnh ba của vở kịch “Tôi và chúng ta” giúp người xem có thể nhận diện rõ góc nhìn và tinh cách của từng nhân vật. Trong đó ông giám đốc Hoàng Việt là đại diện cho một người có quan điểm tích cực, tiến bộ, có trách nhiệm với công việc. Hoàng Việt may mắn có một kỹ sư trẻ là Lê Sơn, một người có tư tưởng tiến bộ, vì lợi ích chung, cùng chung chí hướng với giám đốc Hoàng Việt.
Về phía Phó giám đốc Nguyễn Chính, quản đốc Trương và bà Trưởng phòng tài vụ lại đại diện cho thế hệ cũ, có tư duy lạc hậu, luôn nghĩ đến lợi ích cá nhân của mình trước. Những con người này luôn tìm cách phá hỏng những cái mới, khiến cho sự phát triển của doanh nghiệp và toàn xã hội bị trì trệ.
Trong vở kịch, đặc biệt là cảnh 3 của “Tôi và chúng ta” tác giả Lưu Quang Vũ đã rất khéo léo và quyết đoán khi đưa các nhân vật của mình vào những vấn đề khó khăn, thử thách. Họ phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn khi đưa ra những ý tưởng mới. Nhưng họ sẵn sàng theo đuổi, sẵn sàng từ bỏ chức vụ của mình để có thể thay đổi.
“Tôi và chúng ta” là một vở kịch hay phản ánh hình ảnh chân thực của đất nước ta sau khi đất nước ta hòa bình trở lại. Đồng thời, tác phẩm này cũng cho thấy quan điểm của Lưu Quang Vũ về xã hội mới, ông luôn mong muốn sự thay đổi, tiến bộ, từ đó sẽ giúp nền kinh tế phát triển hơn, thoát khỏi cái cũ đói nghèo, lạc hậu.