Bài viết dưới đây là những bài cảm nghĩ về nhân vật Thơm trong Bắc Sơn hay chọn lọc. Hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức để ôn tập và nắm rõ nội dung bài học. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Nêu cảm nghĩ về nhân vật Thơm trong Bắc Sơn hay chọn lọc hay nhất:
Trong vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng, tác giả đã khéo léo phản ánh và lý giải con đường cách mạng tự nhiên và tất yếu của những con người Việt Nam chân chính.
Thơm là nhân vật chính của hồi kịch này. Các sự kiện trong đoạn trích này cũng diễn ra chủ yếu trong gia đình cô. Trước khi cha mất, Thơm dần nhận ra sự phản bội của Ngọc. Cô vô cùng buồn bã và hối hận. Khi Thái và Cửu bị địch ra lệnh bắt, cô đã cố gắng cứu họ.
Chúng ta có thể thấy sức hấp dẫn của nhân vật Thơm thông qua lớp kịch này, điều đó không thể hiện ở cuộc đấu tranh giữa sự sống và cái chết, cũng không nằm ở sự đắn đo giữa việc che giấu hay khai báo việc có hai người cán bộ đang ở trong nhà cô. Khi Cửu và Thái mới xuất hiện, Thơm có chút hoảng hốt nhưng điều đó là do cô bị bất ngờ. Khi lấy lại bình tĩnh, Thơm quyết định tìm cách bảo vệ hai người cán bộ. Cô hoàn toàn không bận tâm đến mối nguy hiểm của bản thân vì đã dám che dấu cán bộ, điều mà cô lo lắng hơn cả là không biết làm sao để bảo vệ họ an toàn. Trong tình huống tuyệt vọng ấy đã làm nổi bật hành động cao cả của một con người yêu nước.
Ở lớp III, bản chất khắc nghiệt và trớ trêu của tình hình đã lên đến đỉnh cao. Một bên là Thơm, một người phụ nữ gan dạ, chống lại chồng mình, che giấu cán bộ cách mạng ngay trong nhà mình. Còn một bên là Ngọc, đang tìm cách bắt cán bộ để lập công với kẻ thù. Ngọc hoàn toàn không biết rằng những người cán bộ mà hắn đang tìm kiếm lại ở ngay trong nhà hắn. Hắn nán lại, không chịu rời đi ngay chỉ vì muốn ở bên cô vợ trẻ đẹp của mình.
Trong tình thế đó, Thơm đã tìm cách để chồng đi nhanh chóng, nhằm giải thoát cho hai người cán bộ. Những điều này hoàn toàn trái ngược với thái độ của Thơm ban đầu muốn giữ chồng ở nhà. Mặc dù có vẻ ngạc nhiên, nhưng Ngọc không nhận ra điều bất thường đó.
Trong lớp này, mọi lời nói và hành động của Ngọc đều thể hiện sự vô tình, nhưng sự vô tình đó đã làm cho vở kịch trở nên hấp dẫn hơn. Người nghe và người xem hồi hộp theo dõi từng lời nói và hành động của nhân vật Thơm. Thơm đang ở trong một tình huống rất khó xử lý: nếu cô ấy đưa chồng đi quá lộ liễu, điều đó sẽ khiến hắn nghi ngờ. Nhưng nếu cố giữ chồng lại như ban đầu, hắn ở lại thật thì hai người cán bộ sẽ gặp nguy hiểm. Vì vậy, một mặt Thơm phải khéo léo nói dựa theo những lời của chồng để hắn không nghi ngờ gì, một mặt cô tìm cách để chồng đi thật nhanh.
Niềm tin và quyết tâm bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng đã giúp Thơm trở nên nhanh trí, chính xác trong lời nói và hành động. Cô đã cứu hai người cán bộ khỏi tay địch và mang đến cho họ niềm tin vào sức mạnh của quần chúng.
Có thể nói, con đường cách mạng của Thơm đại diện cho một bộ phận không nhỏ nhân dân thời kỳ đó: đi từ nỗi đau cá nhân đến sự căm ghét những kẻ tàn bạo bán nước, cướp nước; tiếp nhận bản chất tốt đẹp của cách mạng và ủng hộ cách mạng. Thông qua nhân vật Thơm, Nguyễn Huy Tưởng đã bày tỏ lòng tin tưởng và biết ơn đối với nhân dân: Nhân dân là cái nôi nuôi dưỡng và bảo vệ cách mạng, giúp cách mạng đi đến thành công.
2. Nêu cảm nghĩ về nhân vật Thơm trong Bắc Sơn hay chọn lọc ý nghĩa nhất:
Thơm là vợ của Ngọc, một nho lại trong chính quyền thực dân Pháp. Thơm có cuộc sống an nhàn, được chồng chiều chuộng, thích mua sắm, ăn mặc đẹp. Cô đứng ngoài cuộc khởi nghĩa mặc dù cha và em trai là những người tham gia tích cực. Nhưng Thơm lại rơi vào hoàn cảnh cha và em trai hy sinh trong cuộc khởi nghĩa, mẹ bỏ đi, người thân duy nhất của Thơm là Ngọc, nhưng anh ta đã dần lộ bộ mặt thật là Việt gian phản bội đất nước. Thơm luôn sống trong cảm giác tuyệt vọng và day dứt mỗi khi nhớ đến cha, nhớ đến lời khuyên của cha, vì vậy Thơm thường khuyên chồng đừng làm những điều như vậy nữa, nhưng Thơm không thể khuyên được Ngọc. Trong lòng Thơm lúc nào cũng day dứt vì điều đó, vậy nên khi Cửu và Thái mới xuất hiện, Thơm đã vô cùng lo lắng. Lúc này, không còn sự đấu tranh giữa sự sống và cái chết, cũng không còn sự lựa chọn nào khác là giao nộp hai cán bộ này hay che giấu họ. Cô lo lắng vì họ xuất hiện quá bất ngờ, khiến cô không biết phải làm sao mới có thể bảo vệ họ an toàn. Lúc này, cô đã nhanh trí đưa họ vào buồng trong, sau đó cô nói to lên để hai người cán bộ biết mà không đi ra lối sau của khu vườn. Phương án mà Thơm lựa chọn là một sự táo bạo. Nhưng với cách này Thơm đã khiến Ngọc không hề nghi ngờ.
Ở lớp cấp III, khi Ngọc trở về nhà, Thơm đã khôn ngoan, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ hai chiến sĩ cách mạng. Đồng thời, lúc này Thơm đã nhận diện được bộ mặt phản bội và gian ác của chồng mình. Điều đó dẫn đến hành động chủ động của cô ở hồi cuối: khi biết Ngọc dẫn quân Pháp vào rừng săn bắt chiến sĩ cách mạng, cô đã vượt rừng suốt đêm để thông báo cho du kích biết kịp thời.
Đặt nhân vật vào tình huống chiến đấu căng thẳng, ác liệt, tác giả đã bộc lộ đời sống nội tâm của Thơm với nỗi đau và sự hối hận, để nhân vật hành động dứt khoát, quyết định đứng hẳn về phía cách mạng. Như vậy, ngay cả khi cuộc đấu tranh cách mạng gặp khó khăn và bị địch đàn áp dữ dội, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, ngay cả những người ở vị trí trung gian như Thơm.
3. Nêu cảm nghĩ về nhân vật Thơm trong Bắc Sơn ấn tượng nhất:
Trích đoạn IV của vở kịch Bắc Sơn đã tạo nên những xung đột kịch điển hình, qua đó tái hiện sống động chân dung những người lính cách mạng và trái tim của Thơm – nhân vật trung tâm của vở kịch.
Thơm là con gái của cụ Phương và là chị của Sáng, hai người lính tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn. Nhưng cô cũng là vợ của Ngọc, một tên phản bội đã chỉ huy quân đội Pháp tấn công làng Vũ Lăng, đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa, chính vì vậy đã gây ra thiệt hại nặng nề cho cách mạng. Trong trận chiến đấu ác liệt với quân địch, cụ Phương và Sáng đã hy sinh anh dũng. Ngọc cố tình che giấu hành động theo giặc vì hắn sợ bị trừng phạt. Mặt khác, hắn lại tham vọng có nhiều tiền thưởng của Pháp vì thành tích bắt được nhiều cán bộ. Một tình huống trớ trêu đầy bất ngờ bất ngờ khi những người bị truy đuổi là Thái và Cửu đã vào nhà Thơm và Ngọc. Đúng lúc này, khán giả được chứng kiến một sự biến chuyển tuyệt vời trong suy nghĩ của Thơm, cô quyết định lừa dối Ngọc để có thể bảo vệ sự an toàn cho các chiến sĩ cách mạng.
Thơm là một con người luôn sẵn sàng khoan dung, tha thứ nhưng cô không thể chấp nhận việc chồng bán nước. Ngọc là người tham vọng, mù quáng vì tiền và dựa vào sức mạnh của Pháp để đạt được danh vọng và sự giàu có. Có lúc, Thơm đã bị cám dỗ bởi những vật chất mà Ngọc mang lại, nhưng lúc này, cô dần nhìn rõ hơn bộ mặt thật của Ngọc và đồng tiền bẩn thỉu của hắn mang về. Vì vậy, cô vô cùng bình tĩnh và dứt khoát :”Làm việc ấy để có tiền thì chết đói, chết rách còn hơn. Anh thằng Sáng đừng cho tôi tiền nữa, tôi không cần tiền ấy”. Nhưng Ngọc vô cùng gian xảo, đã lừa Thơm và vu khống Thái là mật thám. Điều này làm Thơm hoang mang, không rõ trắng đen.
Như vậy, với tình huống đầy bất ngờ ở lớp kịch này đã giúp Thơm có cái nhìn đúng đắn và thái độ hướng về phía cách mạng.