Trong giai đoạn từ thế kỷ XI đến XVIII, các đô thị ở Đại Việt đã chứng kiến một sự hưng khởi đáng kể, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và văn hóa. Vậy nguyên nhân cho sự hưng khởi của các đô thị Đại Việt trong khoảng thời gian đó là gì? Bạn đọc hãu cùng có thời gian tìm hiểu bài viết sau.
Mục lục bài viết
1. Nguyên nhân cho sự hưng khởi của các đô thị Đại Việt:
A. Xuất hiện nhiều đô thị lớn như Thăng Long, Phố Hiến
B. Nhiều thương nhân châu Âu, Nhật Bản đến buôn bán
C. Các chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi
D. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hoá
Đáp án: D. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hoá
Sự phát triển của các đô thị Đại Việt từ thế kỷ XI đến XVIII có thể được quan sát qua nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa, điều này thúc đẩy nhu cầu về trao đổi và thương mại với việc sản xuất hàng hoá không chỉ để tiêu dùng nội địa mà còn để xuất khẩu.
Nền kinh tế hàng hoá phát triển đã dẫn đến sự ra đời của các hình thức sản xuất mới, sự chuyên môn hoá trong nghề nghiệp, sự phân chia lao động trong xã hội, làm tăng năng suất và đa dạng hoá sản phẩm.
Cho nên, D là đáp án đúng.
2. Sự hưng khởi của các đô thị Đại Việt trong các thế kỉ XI – XVIII có ý nghĩa gì?
Sự hưng khởi của các đô thị Đại Việt từ thế kỷ XI đến XVIII đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, văn hóa, và xã hội, cũng như sự mở rộng của giao lưu quốc tế.
Sự phát triển của các đô thị như Thăng Long (Hà Nội ngày nay) với 36 phố phường và 8 chợ, Phố Hiến, Hội An và Thanh Hà đã biến những nơi này thành trung tâm buôn bán sầm uất, thu hút thương nhân từ khắp nơi trên thế giới. Các đô thị này không chỉ là nơi giao thương mà còn là nơi phát triển của nghệ thuật, kiến trúc và giáo dục, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Đại Việt. Sự thịnh vượng của các đô thị cũng thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, từ đó nâng cao chất lượng đời sống và tạo ra nhiều việc làm cho người dân.
Qua các thế kỷ, sự hưng khởi của đô thị đã giúp Đại Việt củng cố được vị thế trong khu vực, đánh dấu sự hội nhập vào luồng giao lưu quốc tế, mở rộng tầm nhìn và tạo điều kiện cho các cuộc trao đổi văn hóa và tri thức.
3. Các câu hỏi vận dụng liên quan kèm đáp án:
Câu 1: Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, với kinh đô chủ yếu là
A. Thăng Long (Hà Nội)
B. Phú Xuân (Huế)
C. Hoa Lư (Ninh Bình)
D. Thiên Trường (Nam Định)
Đáp án: A. Thăng Long (Hà Nội)
Giải thích:
Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, với kinh đô chủ yếu là Thăng Long (Hà Nội). Vì vậy, Văn Minh Đại Việt còn được gọi là Việt Nam Thăng Long.
Câu 2: Văn minh Đại Việt còn được gọi là
A. Văn minh sông Hồng
B. Văn minh Việt cổ
C. Văn minh Thăng Long
D. Văn minh sông Mã
Đáp án: C. Văn minh Thăng Long
Giải thích:
Văn Minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lậpn tự chủ của Quốc gia Đại Việt với kinh đô chủ yếu là Thăng Long (Hà Nội). Vì vậy, Văn Minh Đại Việt còn được gọi là Việt Nam Thăng Long.
Câu 3: Cho đến nay, quốc hiệu tồn tại lâu dài nhất của Việt Nam là
A. Đại Ngu
B. Đại Việt
C. Đại Nam
D. Đại Cồ Việt
Đáp án: B. Đại Việt
Giải thích:
Năm 1054, Vua Lý Thánh Tông đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt. Năm 1804, vua Gia Long đã đổi Quốc hiệu Đại Việt thành Việt Nam. Mặc dù bị gián đoạn 7 năm dưới thời nhà Hồ và 20 năm chống quân Minh xâm lược, nhưng cho đến nay Đại Việt vẫn là quốc hiệu tồn tại lâu dài nhất của Việt Nam.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt?
A. Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc
B. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt
C. Sao chép nguyên bản thành tựu văn minh Trung Hoa
D. Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh bên ngoài
Đáp án: C. Sao chép nguyên bản thành tựu văn minh Trung Hoa
Giải thích:
Những cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt:
– Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc
– Nền độc lập tự chủ của quốc gia Đại Việt
– Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài
Câu 5: Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ
A. Văn minh Chăm-pa
B. Văn minh Phù Nam
C. Văn minh sông Mã
D. Văn minh Việt cổ
Đáp án: D. Văn minh Việt cổ
Giải thích:
Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ văn minh Văn Lang – Âu Lạc ( văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn được gọi là văn minh sông Hồng hoặc văn minh Việt cổ).
Câu 6: Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc các thành tựu về: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử… từ nền văn minh nào dưới đây?
A. Văn minh Ấn Độ
B. Văn minh Trung Hoa
C. Văn minh Phục hưng
D. Văn minh Hy Lạp – La Mã
Đáp án: B. Văn minh Trung Hoa
Giải thích:
Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc kế thừa văn minh sông Hồng ,người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn minh từ bên ngoài đặc biệt là:
– Văn minh Trung Hoa (ví dụ: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử,…)
– Văn minh Ấn Độ (ví dụ: Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc,…)
→ Các yếu tố văn minh Trung Quốc, Ấn Độ đã góp phần là phong phú nền văn minh Đại Việt.
Câu 7: Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, văn minh Đại Việt
A. Bước đầu được định hình
B. Phát triển mạnh mẽ và toàn diện
C. Có sự giao lưu với văn minh phương Tây
D. Bộc lộ những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu
Đáp án: D. Bộc lộ những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu
Giải thích:
Thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX gắn liền với sự tồn tại của các vương triều Lê Trung hưng (giai đoạn hậu kì), Tây Sơn, Nguyễn. Xã hội Đại Việt từng bước rơi vào khủng hoảng với nhiều biến động về chính trị. Văn minh Đại Việt có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu. Mặc dù vậy, một số lĩnh vực văn minh Đại Việt vẫn đạt được những thành tựu nổi bật.
Câu 8: Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục?
A. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)
B. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
C. Dinh Độc Lập (TP. Hồ Chí Minh)
D. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)
Đáp án: A. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)
Giải thích:
Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) là quần thể di tích gắn liền với lịch sử kinh thành Thăng Long. Đây là quần thể kiến trúc đồ sộ được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử, là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của nền văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục…
Câu 9: Văn minh Phương Tây du nhập vào Đại Việt từ khoảng
A. Thế kỉ X
B. Thế kỉ XIII
C. Thế kỉ XVI
D. Thế kỉ XX
Đáp án: C. Thế kỉ XVI
Giải thích:
Từ khoảng thế kỷ XVI, một số yếu tố của văn minh phương Tây như: tôn giáo (Thiên Chúa giáo), chữ viết,… đã được du nhập vào Việt Nam.
Câu 10: Thời kì phát triển của nền văn minh Đại Việt chấm dứt khi
A. Vua Bảo Đại thoái vị (1945), chế độ quân chủ ở Việt Nam sụp đổ
B. Thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ cai trị ở Việt Nam
C. Nhà Minh xâm lược và thiết lập ách cai trị, đô hộ ở Đại Ngu
D. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945).
Đáp án: B. Thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ cai trị ở Việt Nam
Giải thích:
Từ giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ cai trị ở Việt Nam đã chấm dứt thời kỳ phát triển của nền văn minh Đại Việt.
THAM KHẢO THÊM: