Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài tóm tắt Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1.Tóm tắt Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten hay nhất:
Nghệ thuật trong văn học là sự thăng hoa của thực tại, nhìn vào những suy nghĩ bên trong của mỗi nhân vật. Không giống các tác phẩm nghệ thuật, các văn bản khoa học đi sâu vào nghiên cứu tự nhiên rồi rút ra kết luận về sự vật. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten là tác phẩm nghiên cứu nổi tiếng của Hi-pô-lít Ten, bằng cách so sánh và khám phá, tác giả chỉ ra sự khác biệt giữa hai loại văn bản khoa học và nghệ thuật.
Dưới mỗi góc nhìn khác nhau, chó sói và cừu lại hiện lên một tính cách tương phản rõ rệt. Sói hoang hung dữ và quỷ quyệt nhưng đôi khi vô cùng đáng thương. Cừu là một “thần dân”, luôn hiện ra vẻ hèn nhát yếu đuối nhưng ẩn sâu bên trong là một loài động vật thân thiện, tốt bụng.
Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten được trích từ chương II, phần thứ hai của tác phẩm trên. Đoạn trích so sánh hình ảnh sói và cừu dưới góc nhìn của hai tác giả La-phông-ten và Buy-phông, từ đó H.Ten đã tạo nên một nét nổi bật của nghệ thuật và để lại ấn tượng mạnh mẽ về góc nhìn của tác giả.
H.Ten mượn lời trong truyện ngụ ngôn về Chó sói và cừu của La-phông-ten làm đề tài nghiên cứu cho tác phẩm của mình. Nhân vật chó sói và cừu trong bài thơ đại diện cho hai thế lực đối lập. Một bên là bạo chúa, tàn ác, hung bạo, xảo quyệt. Một bên là cừu con yếu đuối, đáng thương, tội nghiệp.
Trong tác phẩm nổi tiếng về nghiên cứu Vạn vật học, tác giả Buy-phông đã chỉ ra đặc điểm tự nhiên của loài cừu là “ngu ngốc và sợ sệt”. Đó là lý do tại sao loài cừu thường tụ tập thành từng nhóm, không bao giờ tản ra, và ngay cả tiếng động nhỏ nhất cũng khiến cả đàn tụm lại với nhau. Ông nói rằng loài cừu “sợ sệt như thế lại còn hết sức đần độn”, vì thế “chúng không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm”.
Loài cừu với sự ngu ngốc của mình, chúng dễ dàng trở thành con mồi của kẻ thù, chẳng thể trốn thoát cũng không thể trả thù bằng sự yếu đuối, bản tính nhút nhát của chúng. Không những thế theo Buy-phông loài cừu còn là loài động vật chậm chạp và kém linh hoạt, chúng luôn đứng yên một chỗ “ngay dưới trời mưa, ngay trong tuyết rơi” chúng không cảm thấy bất tiện, chúng quá an toàn và không bước ra khỏi lối sống của chính mình.
Không giống như Buy-phông, nhà thơ La-phông-ten đã miêu tả loài cừu bằng cuộc sống tinh thần của nó. Các con cừu xuất hiện trong thơ ông là loài động vật “thân thương và tốt bụng”, loài động vật có tình mẫu tử thiêng liêng. Người mẹ có thể nhận ra con mình trong đám đông chỉ bằng cách nghe tiếng kêu nhẹ và ngay lập tức chạy đến với chúng.
Nó đứng yên trên mặt đất lạnh giá hàng giờ để cho con bú, khuôn mặt cứng đờ và “nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng về phía trước”, mặc dù rất lạnh và mệt mỏi, con cừu ấy vẫn hoàn thành trách nhiệm làm mẹ của mình. Có thể nói La-phông-ten bằng con mắt nghệ thuật của mình, đã xem xét bản chất bên trong của loài cừu, ông đã xúc động với thái độ tôn trọng và thương hại cho loài vật tội nghiệp đó.
La-phông-ten đã “dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc” thì Buy-phông lại dựng một “vở bi kịch về sự độc ác”. Sói sống đơn độc, không thích tụ tập thành bầy, khi thấy chúng tụ tập thì chắc chắn là một trận chiến ồn ào, tiếng hú vang trời, chúng tấn công những con mồi lớn như: Con hươu, con bò, con nai,… Khi cuộc săn mồi kết thúc, chúng trở về với cuộc sống “lặng lẽ và cô đơn”. Loài sói với bản chất lén lút, hoang dã, rùng rợn, hôi hám, hư hỏng,… “cái gì cũng làm ta khó chịu”. Theo Buy-phông, chó sói là loài vật đáng ghét “sống thì có hại, chết thì vô dụng”. Đoạn trích Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten của Hi-pô-lít Ten là một tác phẩm nghiên cứu văn học xuất sắc.
2. Tóm tắt Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten ấn tượng nhất:
Nội dung bài thơ mượn hình ảnh của hai nhân vật: Chó sói và cừu. Hai con vật này tượng trưng cho hai thế lực. Một bên là sói là bạo chúa, tàn ác, mưu mô, nham hiểm. Một bên là chú cừu đáng thương, đau khổ, nhiều khi phải làm vật tế thần, phải hy sinh mạng sống để làm lễ vật.
Trong những phần đầu của tác phẩm miêu tả hình ảnh chú cừu. Tác giả Buy- phông đã nói rất rõ rằng cừu là loài động vật ngây thơ, có phần ngốc nghếch. Cừu còn rất nhút nhát, nên thường sống chung thành bầy đàn để có thể bảo vệ lẫn nhau.
Trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten tác giả nói về đời sống tinh thần của chú cừu hoàn toàn khác biệt. Cừu là loài động vật rất yêu thương con cái, chỉ cần nghe thấy tiếng con khóc, dù cừu mẹ ở đâu cũng chạy về bảo vệ con ngay. Cừu mẹ có đức tính hy sinh rất cao cả. Nó có thể đứng hàng giờ dưới trời mưa tuyết, dưới giá lạnh để nuôi con.
Qua những hình ảnh thơ của La Phông-ten gười đọc có thể cảm nhận được rằng cừu mẹ là người mẹ tuyệt vời, luôn hy sinh để bảo vệ những đứa con yêu quý của mình khỏi nguy hiểm.
Trong văn bản của Buy-phông, chó sói hiện lên là một kẻ tàn ác, chúng thường xuyên rình rập để bắt nạt kẻ khác. Bộ mặt của con sói trông thông minh, nhưng cũng xảo quyệt và đôi lúc còn đáng sợ. Nhà thơ La Phông-ten nhìn con sói với cái nhìn cởi mở và nhân đạo hơn. Ông đã nhìn thấy sự ngu ngốc đáng thương của con sói, đến mức bị lừa dối và đánh đập. Nếu Buy-Phông quan tâm đến đặc điểm tự nhiên của con sói và cừu thì. Hi-pô-lit Ten lại quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống của hai con vật này.
3. Tóm tắt Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten chi tiết nhất:
Mẫu 1:
Trong con mắt của nhà khoa học Buy-phong, hình ảnh con sói và con cừu hiện lên chính xác và chân thực với những đặc điểm cơ bản của chúng. Và dưới ngòi bút của nhà thơ La Phong-ten, hình ảnh con sói và con cừu lại được nhân hóa rõ nét. Bằng cách so sánh hình ảnh con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những câu thơ viết về hai loài vật của nhà khoa học Buy-phong, tác giả Hi-pô-lít Ten đã chỉ ra những đặc điểm sáng tạo nghệ thuật in đậm dấu ấn, góc nhìn và cách suy nghĩ riêng của nhà văn.
Mẫu 2:
Chó sói và cừu trong thơi ngụ ngôn của La Phong ten là tác phẩm nổi tiếng, chứa đựng nhiều ý nghĩa. Nhà văn Pháp chỉ thấy những con cừu ngu ngốc và sợ hãi, vì sợ hãi chúng luôn tụ tập thành bầy đàn. Chúng không biết cách tránh nguy hiểm, mọi việc chúng làm chỉ là bắt chước con đầu đàn. Nhưng loài vật này vẫn rất đáng yêu và tốt bụng, còn con sói – bạo chúa của cừu theo ngụ ngôn của La Phong-ten, cũng đáng thương và đáng được bảo vệ. Nó là một tên cướp bất hạnh, giống như một kẻ cướp bị truy đuổi. Con sói của La Phông-ten cũng là một bạo chúa nhưng có tính cách phức tạp hơn. Trong khi nhà bác học coi nó là loài vật có hại thì nhà thơ lại thấy nó vừa ác độc vừa đáng thương, còn luôn mắc bẫy vì chúng chẳng có tài trí gì. H.ten đã để cho Buy-phông dựng một vở kịch về sự tàn ác, và ông đã dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc của chúng.