Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten là một tác phẩm khá ấn tượng trong chương trình Ngữ văn 9. Nhằm giúp các em có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài cảm nhận Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten hay nhất.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý cảm nhận Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả Hi-pô-lít Ten và tác phẩm Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
– Khái quát về nội dung của đoạn trích Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
1.2. Thân bài:
*Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
=> Ngòi bút miêu tả chính xác đặc điểm của con vật => tính chính xác của ngòi bút khoa học.
⇒ Hình tượng con cừu trong thơ La-phông- ten: Thấy chú cừu lòng tốt và sự nhân ái.
⇒ Khẳng định La-phong-ten xúc động và thương cảm những chú cừu => Nhà thơ phản ánh hiện thực thông qua tư tưởng và tình cảm của mình.
*Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
– So sánh hình ảnh sói dưới ngòi bút của Buy-phông: căm ghét tất cả sự kết bạn, phong cách hoang dã, bản chất hư hỏng, thực sự đáng ghét, có hại khi sống, vô dụng khi chết => cái nhìn khách quan, thực tế của một nhà khoa học => Buy-phông xây dựng nên một bi kịch tàn ác.
⇒ Hình tượng cừu trong thơ La-phông- ten: con cừu hiện lên trong tác phẩm cũng là bạo chúa khát máu, chất giọng khàn khàn, cùng với tiếng gầm dữ dội nhưng vụng về => Một loài thú săn mồi nguy hiểm sống như một con vật yếu đuối, nhỏ bé, một tên tàn bạo, lí sự cùn nhưng nhìn sâu, người đọc sẽ thấy một khía cạnh khác: khổ sở, vụng về => tác giả xây dựng nên một vở hài kịch về sự ngu ngốc.
1.3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ về đoạn trích Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten.
2. Cảm nhận Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten hay nhất:
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten là một bài tiểu luận văn học của tác giả H. Ten nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa quan điểm của nhà khoa học Buy-phong và quan điểm của nhà thơ La Phong-ten về hai đối tượng là chó sói và cừu.
Hình tượng con cừu trong thơ của La Phông-ten thông qua việc so sánh với hình ảnh con cừu trong công trình khoa học của Buy-phông. Đối với Buy-phông, ông viết về loài cừu: ngu ngốc và sợ hãi, chúng “tụ tập” lại với nhau “thành bầy” vì chúng “sợ hãi”; chúng không biết cách tránh né nguy hiểm; chúng cực kỳ thụ động “chúng ở đâu là cứ đứng nguyên tại đấy, ngay dưới trời mưa, ngay trong tuyết rơi’’, chúng chỉ di chuyển khi thủ lĩnh di chuyển do sự thúc đẩy của người chăn cừu hoặc con chó đuổi chúng đi. Buy-phong không đề cập đến người mẹ và đứa con yêu thương của loài cừu vì nó không phải là loài duy nhất có điều đó. Nhà khoa học chỉ bình luận về đặc điểm của loài cừu nói chung, không phải về một con cừu cụ thể.
Thông qua trí tưởng tượng, nhà thơ nhân cách hóa suy nghĩ, lời nói và hành động của một loài cừu như con người. Nhưng sáng tạo đó vẫn dựa trên đặc tính vốn có của loài cừu: hiền lành, nhút nhát, không bao giờ làm hại ai và cũng không thể làm hại ai.
Hình ảnh con sói – dưới ngòi bút của La Phong-ten với sói trong tác phẩm khoa học của Buy-phong Buy-phong miêu tả loài sói trong thiên nhiên hoang dã qua góc nhìn chính xác của một nhà khoa học: sói sống đơn độc, chúng “ghét mọi tình bạn với bạn bè”, chúng chỉ tụ tập khi cần tấn công một con vật; sói là loài có “bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôị gớm ghiếc, bản tính hư hỏng”; nó khiến chúng ta ghét vì “lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng”. Buy-phong không đề cập đến “nỗi bất hạnh” của loài sói, vì đó không phải là điều cơ bản trong cuộc sống hoang dã của chúng. Hình ảnh con sói dưới ngòi bút của La Phông-ten: là một loài sói cụ thể, giống như “một gã vô lại, luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn”. Bài thơ của La Phông-ten xây dựng một tình huống cụ thể: Chó sói gặp cừu bên nguồn nước và khi đó nó muốn ăn thịt cừu, nó đã kết tội cho cừu mà cừu không hề có tội: làm bẩn nguồn nước, nói xấu sói từ năm ngoái. Mặc dù những “tội” đó đều do chó sói bịa đặt, bị gài bẫy và vu khống, nhưng cuối cùng cừu cũng bị sói ăn thịt, vì nó có “cái lí của kẻ mạnh”.
La Phông-ten sử dụng thủ pháp nhân hoá đã xây dựng thanh công hình ảnh chó sói thành một biểu tượng văn học có mặt trong nhiều bài thơ. Ý tưởng của nhà thơ vẫn dựa trên những đặc điểm vốn có của loài chó sói. Việc so sánh các bình luận của nhà khoa học Buy-phông là để làm sáng tỏ đặc điểm của hai hình tượng nghệ thuật thơ trong La Phông-ten. Sử dụng lập luận so sánh và đối chiếu bằng cách trích dẫn những câu thơ của nhà khoa học Buy-phông và nhà thơ La Phông-ten viết về hai loài vật, từ đó, làm nổi bật hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm của nhà thơ.
Qua sự so sánh, hình ảnh con chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những câu thơ viết về hai con vật của nhà khoa học Buy-phông, tác phẩm đã làm nổi bật nét đặc trưng của sáng tác nghệ thuật, đó là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả. Chó sói và cừu non từ trong tự nhiên đã được nhà thơ La Phông-ten đưa vào thế giới văn chương với tính chất rõ nét, là hình ảnh đại diện cho các tầng lớp cụ thể trong xã hội.
3. Cảm nhận Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten ý nghĩa nhất:
Khác với Buy-phông, nhà thơ La-phông-ten đã dùng ngòi bút miêu tả loài cừu bằng đời sống tâm hồn của chúng. Những chú cừu trong thơ ông là loài vật “thân thương và tốt bụng”, loài vật có tình mẫu tử thiêng liêng. Chỉ cần nghe tiếng kêu khe khẽ, người mẹ có thể nhận ra con mình trong đám đông và chạy ngay đến bên con. Cừu mẹ đứng im trên nền đất lạnh hàng giờ để cho con bú sữa, khuôn mặt người mẹ cứng đờ và “nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng về phía trước”, mặc dù rất lạnh và mệt mỏi, cừu mẹ vẫn đảm bảo, vẫn hoàn thành trách nhiệm của một người mẹ. Có thể nói La-phông-ten bằng con mắt nghệ thuật của mình đã khám phá bản chất bên trong của loài cừu, ông cảm động và thương hại cho loài vật tội nghiệp đó.
Nhắc đến loài sói chúng ta đều biết rằng đó là loài vật hoang dã, tàn ác và khát máu. Con sói của La-phông-ten gian manh và xảo quyệt, nó dùng lời nói dối để dẫn dắt cừu con vào tròng nhưng “tính cách thì phức tạp”, dưới tâm hồn nhạy cảm và thấu hiểu của người nghệ sĩ, ông cảm thấy loài sói đáng sợ nhưng cũng đáng thương. Tuy tàn nhẫn nhưng sói lại vô cùng vụng về và chúng cũng chẳng có tài năng gì, ngược lại chúng luôn bị mắc mưu, chúng luôn khát, đói và chính điều đó khiến chúng hoá rồ. La-phông-ten đã “dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc” rồi ngòi bút của lại Buy-phông dựng một “vở bi kịch về sự độc ác”. Sói sống đơn độc, chúng không thích tụ tập thành bầy, khi ta thấy chúng tụ tập thì chắc chắn là một cuộc chiến ồn ào ầm ĩ, tiếng hú vang vọng cả bầu trời, chúng tấn công những con vật to lớn như: Con hươu, con bò, con nai,… Sau khi cuộc săn mồi kết thúc, chúng lại trở về với cuộc sống “lặng lẽ và cô đơn”.
Như vậy, bằng việc vận dụng thành công biện pháp so sánh hai hình ảnh chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten và quá trình nghiên cứu của nhà khoa học Buy-phông về hai loài vật này, đã làm nổi bật đặc điểm của sáng tạo nghệ thuật, đó là sự sáng tạo, nhìn nhận sự vật, hiện tượng từ nhiều góc độ thực tiễn và nhân văn. Trong khi các văn bản khoa học tập trung vào việc nghiên cứu các đặc điểm và tính chất tự nhiên của các đối tượng, các văn bản nghệ thuật đi sâu vào tâm hồn của mỗi nhân vật, dưới góc nhìn phong phú, đa chiều của người viết. Qua đó chúng ta thấy được tài năng và sự thành công của tác giả trong việc xây dựng hình tượng nhân vật chó sói và cừu trong tác phẩm.