Bài viết dưới đây là tổng hợp các đề Đề đọc hiểu Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Có đáp án). Hi vọng các bạn có thêm nhiều tài liệu để ôn tập thật tốt. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Đề đọc hiểu Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang trỉa bắp trên núi Ka–lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan em, đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
– Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương làng đói.
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka–lưi…
Câu 1: Trong hai câu thơ: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,/Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Câu 2: Đoạn trích trên được trích trong bài thơ nào? Của ai? Giới thiệu đôi nét về tác giả
Câu 3: Nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 4: Cụm từ “Con mơ cho mẹ” trong câu thơ “Con mơ cho mẹ, hạt bắp lên đều” có ý nghĩa gì?
Câu 5: Từ “lưng” trong câu thơ: “Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ” là dùng nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa là gì? Nêu ý nghĩa của câu thơ trên.
Câu 6: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì?
2. Đáp án Đề đọc hiểu Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:
Câu 1: Trong hai câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi, / Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”. Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng một cách ẩn dụ.
– Đây không thể coi là hiện tượng gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa vì: Nhà thơ gọi em bé – đứa con của mẹ Tà Ôi là “mặt trời” dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được cảm nhận theo chủ quan của nhà thơ. Cách dịch “mặt trời” trong câu thơ chỉ là tạm dịch, chưa làm cho từ có nghĩa mới và chưa thể đưa vào để giải thích trong từ điển.
Câu 2: Đoạn trích trên được trích từ bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của
– Giới thiệu về tác giả:
Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn: Lời ru của người mẹ thương con, thương dân làng.
Câu 4: Cụm từ “Con mơ cho mẹ” trong đoạn thơ “Con mơ cho mẹ, hạt bắp lên đều” có ý nghĩa: Người mẹ đã gửi gắm tất cả những mong mỏi của mình vào trong giấc mơ của những đứa con.
Một số câu hỏi khác có thể tham khảo trong phần Đọc hiểu bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”:
– Ước mơ giản dị mà đẹp đẽ của người mẹ trong từng lời ru:
+ “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần – Mai sau con lớn vung chày lún sân” -> mong con có nhiều gạo nuôi bộ đội, mơ ước sau này em cu Tai sẽ có một cơ bắp vạm vỡ và khỏe mạnh, cường tráng, trở thành dũng sĩ.
+ “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều – Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi” -> Ước cho hạt mọc đều để dân làng vượt qua đói nghèo, ước rằng con sẽ là một anh hùng có sức khỏe phi thường trong tương lai, từ đó con sẽ đem lại cuộc sống ấm no cho buôn làng.
+ “Con mơ cho mẹ thấy được Bác Hồ – Mai sau con lớn làm người Tự do…” -> Người mẹ ước trong giấc mơ của con mẹ sẽ được gặp Bác Hồ. Mẹ mơ ước sau này cu Tai sẽ trở thành người tự do. Đó là giấc mơ hấp thật vĩ đại, cháy bỏng và đẹp đẽ nhất.
Câu 5:
– Từ “lưng” trong cụm từ “lưng mẹ” là nghĩa gốc.
– Từ “lưng” trong cụm từ “lưng núi” được hiểu theo nghĩa chuyển, là bộ phận lưng chừng ngọn núi.
– Phương thức chuyển nghĩa theo cách ẩn dụ.
– Ý nghĩa của câu thơ: câu thơ vừa có nghĩa đen, vừa có nghĩa tượng trưng, vừa gợi cảnh núi non bao la mà dáng mẹ thật nhỏ bé. Hai nỗi nhớ tương phản của tuổi thơ cũng nói lên nỗi nhớ nhung da diết và sự vất vả của người mẹ. Bao mồ hôi mẹ đã đổ xuống để hạt giống có thể mọc đều.
Câu 6: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do.
3. Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:
“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là tác phẩm hay và ý nghĩa của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Những giấc ngủ ngon của con đã trở thành động lực để những người mẹ có thể lao động nuôi dạy con cái. Mẹ làm công việc giã gạo, đó là nhiệm vụ quan trọng để nuôi các chú bộ đội trong cuộc chiến đấu giành độc lập cho dân tộc. Những điều cao quý đó đã được tác giả khắc họa rõ nét qua từng câu thơ:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
……….
Mai sau con lớn vung chày lún sân…
Những khúc hát ru của mẹ vang vọng, khắc khoải trong lòng người. Từng lời hát ru có dấu ấn riêng và chiều sâu đặc biệt, trong những hình ảnh đó những gian khổ của người mẹ đã hiện hữu sâu sắc và nổi bật trong thơ của tác giả. Nó gợi lên những niềm nhớ thương và tình cảm sâu sắc của những người mẹ, những khoảnh khắc đó vang lên với những âm điệu nhẹ nhang:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
……………
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
Mọi vất vả của mẹ đều là để cho con khôn lớn. Mẹ thương con và cũng thương chú bộ đội đang vất vả hy sinh thân mình để bảo vệ tổ quốc. Những tiếng chày giã gạo vang vọng để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng tác giả. Ta thấy được những câu hát ru của người mẹ với mong muốn con mình có thể ngủ ngon. Khi con ngủ ngon mẹ có thể tập trung làm việc để cung cấp nguồn lương thực nuôi bộ đội và nuôi con. Con chính là mặt trời của mẹ, nằm trên lưng mẹ. Đó là tất cả tình yêu vô bờ bến mà mẹ dành cho con, con chính là niềm tin trong cuộc sống của mẹ.
Trong lòng mẹ luôn mong muốn con ngoan ngoãn, khỏe mạnh. Những lời tâm sự của mẹ được nhà thơ thể hiện rõ nét thông qua những vần thơ, dù chỉ là những tâm sự thầm kín nhưng đó là nỗi niềm tâm tư của người mẹ, thể hiện hết những tình cảm to lớn mà mẹ dành cho con. Chính tình yêu của mẹ đã làm sống dậy tâm hồn của tác giả, với những khoảnh khắc nhẹ nhàng nhưng vô cùng thân thiết giữa mẹ và con. Đó là tình yêu thương vô bờ bến. Nhưng bên cạnh đó, mẹ cũng mong con sẽ thật ngoan ngoãn, khi lớn lên sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, góp phần bảo vệ đất nước như những người chiến sĩ cách mạng.
Vừa phải nuôi con, mẹ vừa phải lo làm việc phục vụ chiến đấu. Tuy vất vả gian lao nhưng ở mẹ luôn có niềm tin và ánh sang của hi vọng. Từ những hi vọng đó đã tạo nên những nhịp điệu riêng trong tâm tư của nhà thơ. Trong lòng ông đã hình dung ra những vất vả gian lao và hi sinh to lớn của người mẹ. Đó là sự hi sinh vô cùng cao cả mang lại ý nghĩa to lớn cho người đọc, là hình ảnh về giá trị to lớn của người phụ nữ khi vừa nuôi con nhưng vẫn sẵn sàng đánh giặc bảo vệ đất nươc.
Những vất vả và hi sinh của mẹ chính là để thực hiện mong muốn của mẹ giành cho con. Mẹ luôn mong muốn con nên người, đóng góp công sức của mình cho sự nghiệp bảo vệ đất nước.
Bài thơ đã hiện thực hóa được tình cảm sâu sắc của những người cách mạng về tình cảm dành cho những người mẹ đã mang nặng đẻ đau và nuôi dạy con cái bằng cả trái tim, những tình cảm đó gắn bó chặt chẽ và sâu sắc với tâm hồn mỗi người.