Đối với những người tin vào Chúa, khi phạm tội trọng họ sẽ không được thực hiện nghi thức rước lễ. Vậy Tội trọng là gì? Phạm những tội trọng nào không được rước lễ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc trên.
Mục lục bài viết
1. Tội là gì?
Tội là sự khước từ luật của Chúa và tình yêu của Ngài, khi một người cố ý vi phạm luật Chúa.
Tội là hành vi cá nhân xúc phạm đến Thiên Chúa, làm hại chính mình, làm mất bình an tâm hồn và phá vỡ tình liên đới với tha nhân.
2. Tội trọng là gì?
Tội trọng được định nghĩa là một tội nghiêm trọng được quy định trong Mười Điều Răn, và thực hiện với ý thức đầy đủ và chủ ý ưng thuận.
Giáo hội Công giáo La Mã tin rằng con người được tự do lựa chọn bỏ mặc Đức Chúa Trời, điều này gây tổn hại nghiêm trọng đến phẩm giá con người của họ, gây tổn hại đến mối quan hệ của họ với người khác và vũ trụ. Bởi vì đó là một quyết định tự do, Giáo hội Công giáo tin rằng với tội trọng, con người tự chọn cái chết muôn đời trong hỏa ngục.
Tuy nhiên, nếu sự việc xảy ra do sự thiếu hiểu biết hoặc không chú ý, thì mức độ nghiêm trọng của tội có thể được giảm bớt hoặc thậm chí được loại bỏ.
Giáo hội Công giáo Rôma buộc người mắc tội trọng phải ăn năn, đền tội và lãnh nhận Bí tích Hòa giải.
3. Phạm những tội trọng nào không được rước lễ?
Theo Giáo Luật điều 916, những ai biết mình mắc tội trọng mà chưa xưng tội trước thì không được rước lễ, trừ khi có lý do nghiêm trọng, chẳng hạn như nguy hiểm đến tính mạng hoặc bị thương nặng hoặc có sự phiền phức nghiêm trọng nếu không chịu lễ và nếu không có linh mục giải tội hoặc không thể đến với họ, người đó phải hoàn toàn ăn năn và quyết định xưng tội càng sớm càng tốt, tức là trong khoảng một tuần.
Một tội được coi là tội trọng nếu hội đủ ba điều kiện: “Phạm một lỗi nặng với đầy đủ ý thức và cố tình.” (Giáo Lý Công Giáo, 1857). Vì vậy, có ba yếu tố để phạm tội trọng:
a) Lỗi nặng có nghĩa là một điều được xác định trong Mười Điều Răn, như Đức Chúa Jesus nói với người thanh niên giàu có: “Chớ giết người, chớ ngoại tình. Chớ trộm cắp, ngươi phải làm không được làm chứng dối, không được làm hại ai; hãy hiếu kính cha mẹ”. (Mác 10:19). Một tội có thể nghiêm trọng hoặc nhẹ hơn: giết người nghiêm trọng hơn trộm cắp. Nhân phẩm của người bị xúc phạm cũng phải được lưu ý: hành hung cha mẹ là một tội nghiêm trọng hơn hành hung người lạ (Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo số 1858).
Mười Điều Răn Trong sách giáo lý Hội thánh Công Giáo nói rõ về những tội nghịch với Điều Răn ấy như:
‐ Điều Răn 1: Mê tín, thờ Mẫu tượng, bói toán và ma thuật, thử thách Thiên Chúa, phạm thánh, mại thánh, vô thần…
‐ Điều Răn 2: Lạm dụng Danh Chúa, lộng ngôn xúc phạm Danh Chúa, Đức Mẹ và các Thánh, dùng danh chúa vào việc ma thuật, thề gian kêu cầu Chúa chứng giám cho thấy điều nói dối.
‐ Điều Răn 3: bỏ tham dự thánh lễ Chủ Nhật và lễ buộc không có lý do quan trọng, lao động và sinh hoạt ngăn trở việc mình thờ phượng Chúa…
‐ Điều Răn 4: Lỗi bổn phận hiếu thảo với Cha mẹ, lối trách nhiệm trong đời sống gia đình (chồng, vợ, anh, em)… lỗi bổn phận trong xã hội. (Người lãnh đạo, nhà cầm quyền, công dân, Giáo viên,…)
‐ Điều Răn 5: cố ý giết người, đả thương, bỏ mặc người lâm nguy, phá thai, tự sát, chè chén ăn say, ăn uống cá độ, sử dụng ma túy, bắt cóc giữ làm con tin, gây chiến tranh, hận thù, gây gương xấu lôi kéo người khác mà cố ý phạm lỗi nặng.
‐ Điều Răn 6: dâm ô, thủ dâm, tà dâm, sản xuất xuất sách báo phim ảnh khiêu dâm mại dâm, hiếp dâm, hành vi đồng tính, ngoại tình, ly dị, đa thê, loạn luân, sống không hôn phối, triệt sản, ngừa thai,…
‐ Điều Răn 7: Lỗi công bằng, chiếm đoạt hay sử dụng tài sản kẻ khác cách bất công, trộm cắp, bội tin, cờ bạc, gian lận, không đền bù thiệt hại, dùng tiền của, vật chất nô lệ hóa con người, phá hoại môi sinh, gây thiệt hại công ích,…
‐ Điều Răn 8: chứng dối, thề gian, làm mất thanh danh và danh dự người khác, phán đoán hồ đồ, nói xấu, vu khống, tâng bốc, đồng lõa điều xấu đồi bại, nói dối làm thiệt hại nặng nề, lừa dối,…
‐ Điều Răn 9: chiều theo các dục vọng của xác thịt, sống phóng túng,…
‐ Điều Răn 10: thèm muốn của cải người khác, ước muốn muốn điều bất công hại đến tài sản người khác, ganh tị,…
Đây chỉ là tóm tắt việc phạm 10 điều răn. Các tội này nặng nhẹ tùy theo mức độ vi phạm, gây tác hại lớn, lỗi công lý và tình yêu, vì tội trọng làm tiêu tan tình yêu trong lòng con người do vi phạm nghiêm trọng luật Chúa, muốn quay lưng lại với Chúa. Nếu muốn hiểu rõ hơn xin tham khảo sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo từ số 2052-2257.
b) Hơn nữa, tội trọng đòi hỏi phải nhận thức đầy đủ và ưng thuận hoàn toàn. Nó đòi hỏi tội phạm phải biết rằng hành động đó là tội chống lại luật pháp của Đức Chúa Trời.
(c) Tội trọng liên quan đến sự đồng ý có chủ ý là một lựa chọn cá nhân. (Sách Giáo Lý Công Giáo số 1859).
Nếu thiếu hiểu biết ngoài ý muốn, người phạm lỗi nặng có thể được giảm hoặc miễn trách nhiệm. Nhưng không ai được coi là không biết gì về những nguyên tắc đạo đức được ghi vào lương tâm của mỗi người. Những thôi thúc bản năng, đam mê, áp lực bên ngoài hoặc rối loạn bệnh tật cũng có thể làm cho hành vi phạm tội trở nên ít tự ý và tự do hơn. (Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo số 1860).
Nếu hội đủ các điều kiện (a, b, c) trên đây, thì coi như đã phạm tội trọng.
Phạm tội nhẹ:
Phạm tội nhẹ là vi phạm luật đạo đức trong một vấn đề nhỏ hoặc một tội nghiêm trọng mà không có sự hiểu biết hoặc ưng thuận. Trong trường hợp này, bạn vẫn có thể đi rước lễ. Không thể mô tả chi tiết tất cả các khía cạnh trong khuôn khổ trả lời các câu hỏi, và các tình huống cá nhân rất khác nhau và phức tạp, vì vậy cần phải nói chuyện với cha giải tội để ngài có cách giải quyết cụ thể.
4. Rước lễ lần đầu là gì?
“Rước lễ lần đầu là một nghi lễ của Giáo hội Công giáo. Đó là tên gọi chung của việc lần đầu tiếp nhận bí tích Thánh Thể.” Người Công giáo coi sự kiện này rất quan trọng, bởi Bí tích Thánh Thể luôn là tâm điểm tôn thờ của cộng đồng Kitô hữu, là sợi dây liên kết giữa người tín hữu với Chúa và mọi người trong nhà thờ. Việc cử hành này thường dành cho các em nhỏ đã đủ trí khôn và theo học một trường dòng nào đó, theo thông lệ hiện nay, tuổi tối thiểu là 7.
Trong các nhà thờ Kitô giáo Đông phương có cho Rước lễ lần đầu, các Giáo hội này ban Thánh Thể cho bất cứ tín hữu nào ở bất kì độ tuổi nào đã lãnh nhận hai Bí tích Thánh tẩy, thêm sức. Theo truyền thống Đông phương, trẻ em được thêm sức ngay sau khi rửa tội trong cùng một buổi lễ. Không giống như lễ Thêm sức của Công giáo phương Tây, ít nhất là 12 tháng. Một số người Anh giáo cho phép trẻ sơ sinh hiệp thông và Rước lễ, trong khi các giáo phái khác yêu cầu việc rước lễ chỉ diễn ra khi đứa trẻ đến tuổi thiếu niên.
5. Các điều kiện để rước lễ:
5.1. Sạch tội trọng (Chúa không ở chung với tội lỗi):
Việc xét mình theo Mười Điều Răn từ nhiều thế kỷ đã là một trong những cách hữu ích nhất để chuẩn bị xưng tội của người Công giáo. Trong tinh thần cầu nguyện, hối nhân được khuyến khích suy nghĩ về hành động của họ dưới ánh sáng của những điều răn này. Các kinh đọc trước khi xưng tội: “Lạy Chúa Thánh Thần”, “Đức tin”, “Kinh cậy trông”, “Kinh mến yêu”, “Kinh xin ơn soi sáng”, “Kinh xưng tội”, “Kinh sám hối”. Xét việc xưng tội theo 10 điều răn.
5.2. Có ý ngay lành (Rước lễ vì mến Chúa, để linh hồn được sống):
Dù đi khắp thế gian, đổ mồ hôi như những nhà truyền giáo, nhưng nếu không có ý tốt, không cộng tác với Chúa, tất cả công việc của chúng ta là vô ích trong mắt của Thiên Chúa. Dù chúng ta có đổ máu đào như những vị tử đạo, nếu chúng ta không có ý tốt, không làm vì Chúa, thì mọi đau khổ của chúng ta đều vô giá trị trước mắt Chúa.
Vậy mọi công việc chúng ta làm cho Chúa, dù lớn lao đến đâu, dù mệt mỏi đến đâu, nhưng nếu không có ý tốt, chúng ta sẽ không làm bởi vì Chúa, mọi sự đều vô ích trong Chúa.
5.3. Giữ chay một giờ trước khi rước lễ:
Uống nước, thuốc nếu cần và không ăn uống trừ người bệnh đang điều trị.
Sách Giáo Lý số 1387 nói: “Để chuẩn bị xứng đáng cho việc rước lễ này, các tín hữu phải ăn chay theo quy định của Luật Giáo Hội.
Cũng giáo lý trên nói: “Cách đi đứng (cử chỉ, y phục) của bạn nên bày tỏ sự cung kính, long trọng, trang trọng và hân hoan (đón tiếp) Chúa là thượng khách của chúng ta.”