Bài viết dưới đây là tổng hợp các đề Phân tích khổ thơ thứ 6 bài Bếp lửa của Bằng Việt hay chọn lọc. Chúc các bạn có thêm nhiều tài liệu để ôn tập thật tốt. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Phân tích khổ thơ thứ 6 bài Bếp lửa của Bằng Việt ngắn gọn:
Khổ thơ thứ 6 trong bài thơ “Bếp lửa” là khổ thơ hay nói lên suy nghĩ của người cháu về bà và hình ảnh bếp lửa. Tuổi thơ dài gắn bó với bà, người cháu hiểu rõ những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống của bà. Bà đã phải trải qua bao năm tháng nắng mưa. Trong suốt thời gian đó, bà không quản ngại khó khăn, nhọc nhằn để bươn trải nuôi dạy các cháu thành người tốt. Cho đến bây giờ, vẫn theo thói quen cũ, ngày nào bà cũng dậy sớm nhóm lửa để mưu sinh.
Trong trí nhớ của người cháu, hình ảnh đó vô cùng đẹp đẽ và trong sáng. Bà chính là người đã nhóm lên ngọn lửa yêu thương và là một phần kí ức đẹp của tuổi thơ cháu. Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần nhấn mạnh rằng bà chính là người đã nhóm lửa, người truyền lửa và giữ lửa thắp sáng cho tâm hồn cháu. Đó là ngọn lửa của sự cố gắng, nỗ lực, của tinh yêu thương vô bờ bến.
Thông qua hình ảnh bình dị thân thương của bếp lửa, người cháu đã nhận ra những điều vô cùng thiêng liêng. Ngọn lửa được thắp lên bởi chính đôi bàn tay của người bà đã nuôi dưỡng tuổi thơ của mình. Một loạt ký ức về bà, về những kỷ niệm xưa cứ ùa về, khiến nhà thơ phải thốt lên: “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!”. Chữ “ôi” mang trong mình biết bao tình cảm trìu mến, thiêng liêng, tha thiết. Chắc chắn rằng Bằng Việt đã có những năm tháng tuổi thơ đáng nhớ, đáng trân trọng bên bà.
Qua những câu thơ ngắn gọn nhưng chất chứa cảm xúc, Bằng Việt đã bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đối với bà. Đó cũng chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương, đất nước khi xa cách.
2. Phân tích khổ thơ thứ 6 bài Bếp lửa của Bằng Việt ý nghĩa nhất:
Bằng Việt là nhà thơ tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Năm 1963, Bằng Việt sáng tác bài thơ Bếp lửa, một bài thơ ngắn gọn nhưng sâu bên trong ẩn chứa nhiều giá trị nghệ thuật và nội dung độc đáo. Đặc biệt, qua bài thơ tác giả đã gợi lên những kỷ niệm đẹp về người bà, tình cảm sâu sắc và dịu dàng giữa bà và cháu.
Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà chính bà còn là người truyền lửa, truyền niềm tin cho các thế hệ sau. Ở khổ thơ thứ sáu, lòng tự hào và biết ơn đối với công lao, hy sinh của người bà kính yêu được thể hiện rõ ràng nhất:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! “
Những suy nghĩ và kỉ niệm về bà hiện lên thật chân thực, rõ nét. Bà là người nhóm lửa suốt cuộc đời, kể cả nắng mưa vẫn không quản ngại khó khăn với công việc của mình. Bà thắp sáng ngọn lửa không chỉ bằng đôi bàn tay gầy guộc mà còn bằng cả tấm lòng chân thành mà bà giành cháu và tất cả mọi người. Sự lặp lại của từ “nhóm” và câu thơ cảm thán đã khắc sâu hình ảnh bà trong tâm trí của cháu. Bà đại diện cho phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam, tần tảo, nhẫn nại và đầy ắp tình yêu thương.
Không chỉ đơn giản là nhóm bếp lửa, mà bàn tay bà cũng nhóm lên niềm vui, niềm hạnh phúc và sự sống. Chính vì thế mà nhà thơ cảm nhận được trong hình ảnh ngọn lửa giản dị, quen thuộc, nhưng cũng vô cùng thiêng liêng. Bếp lửa là thứ giản dị và gần gũi, phổ biến trong mỗi gia đình Việt Nam, nhưng qua những vần thơ sâu sắc của tác giả, ta thấy được bếp lửa thật cao quý và thiêng liêng, bởi nó gắn liền với hình ảnh người bà, gắn liền với kỉ niệm thời thơ ấu của cháu.
Như vậy qua bài thơ “Bếp lửa” đã đánh thức trong mỗi chúng ta tình cảm cao quý đối với quê hương, gia đình và xã hội. Càng đọc, ngẫm từng câu, từng chữ trong bài thơ chúng ta càng hiểu thế nào là nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ hình ảnh thân thuộc gắn liền với bếp lửa và bà.
Qua khổ thơ thứ 6, tác giả muốn truyền tải đến thế hệ chúng ta cần nhớ về cội nguồn, nhớ về nơi mình sinh ra và lớn lên, nhớ về hình ảnh thiêng liêng bên bếp lửa để cuộc sống thêm ý nghĩa.
3. Phân tích khổ thơ thứ 6 bài Bếp lửa của Bằng Việt hay chọn lọc:
Bằng Việt có một tuổi thơ đầy hoài niệm về hình ảnh người bà kính yêu. Tình cảm ấm áp, yêu thương giữa bà và cháu đã đan xen thành một bài thơ giàu cảm xúc và gợi lên nhiều ý nghĩa. Đó là bài thơ “Bếp lửa”.
Hình ảnh người bà hiện lên thật hiền hậu và bếp lửa quê hương là hình ảnh trung tâm của nỗi buồn hoài niệm, lan tỏa và vương vấn trong suy nghĩ của người cháu. Trong khổ thơ thứ 6, tác giả đã thể hiện rất chi tiết sự cần cù, tần tảo và đức tính cao đẹp, hy sinh của người bà để chăm sóc cháu.
Hình ảnh người bà cũng là hình ảnh đại diện cho người phụ nữ Việt Nam giàu lòng hy sinh, dù gian khổ, khó khăn vẫn luôn tỏa sáng tình yêu thương. Tình thương dành cho người bà được thể hiện qua từng câu chữ. Tình cảm đó giản dị, chân thành nhưng rất sâu sắc và nồng nàn.
Trong cuộc sống, người bà luôn chăm lo cho cháu cả về vật chất lẫn tinh thần để cháu có thể trưởng thành. Bà là người thắp lên ngọn lửa, và cũng là người luôn giữ cho ngọn lửa ấm áp và tỏa sáng trong gia đình. Để khắc họa những hình ảnh sắc nét, điệp từ “nhóm” trong khổ thơ thứ sáu được lặp lại bốn lần và mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Nó làm tăng thêm sự kỳ lạ và thiêng liêng của bếp lửa thân thương. Bà không chỉ là người truyền hơi ấm tình thương mà còn là người khơi dậy trong tâm hồn cháu tình cảm ruột thịt, dạy cháu biết cách sẻ chia, biết đoàn kết và gắn bó với hàng xóm và rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước.
Và cũng từ hình ảnh bếp lửa, bà khơi dậy trong cháu những kỷ niệm, những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ để cháu luôn nhớ về nó, cũng có nghĩa là nhớ về cội nguồn, nhớ về quê hương, nhớ về dân tộc mình. Và như vậy, tuy hình ảnh bếp lửa hiện lên giản dị, mộc mạc nhưng mang ý nghĩa vô cùng to lớn, trở thành ngọn lửa trong tim – ngọn lửa chứa đựng niềm tin và sức sống của con người.
Trong tâm trí của người cháu, bếp lửa và bà là những thứ tuy rất giản dị nhưng ẩn chứa điều gì đó cao quý và đáng trân trọng. Cảm xúc thôi thúc, tác giả phải thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”. Hình ảnh người bà và hình ảnh bếp lửa luôn tươi sáng và đẹp đẽ trong tâm hồn nhà thơ. Câu thơ giàu cảm xúc với cấu trúc đảo cho thấy sự ngạc nhiên, ngỡ ngang của người cháu khi khám phá ra một điều thiêng liêng giữa cuộc sống bình dị. .
Chắc chắn, người cháu sẽ không bao giờ quên và không thể quên được hình ảnh của bà và bếp lửa thân thương, vì đó là cội nguồn, là nơi nuôi dưỡng tuổi thơ và chính nơi đó người cháu đã lớn lên. Người bà và quê hương yêu dấu là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho đứa cháu trên mỗi bước đường đời.
Khổ thơ thứ 6 trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là những vần thơ đẹp về hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu khi đã lớn lên, gợi lại những kỷ niệm đầy cảm xúc của người bà và mối quan hệ giữa bà và cháu. Qua đó, thể hiện tình cảm sâu sắc đối với gia đình, quê hương, đất nước.