Bài viết dưới đây là phân tích khổ 5 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt chọn lọc siêu hay. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức và tài liệu để ôn tập thật tốt. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Phân tích khổ 5 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt chọn lọc siêu hay:
Bài thơ “Bếp lửa” là một trong những bài thơ hay và tiêu biểu nhất cho đặc điểm thơ ca, phong cách nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác của Bằng Việt. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được tình bà cháu êm đềm, sâu sắc, cảm động và vô cùng quý giá.
Dòng cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ ký ức đến suy ngẫm. Điều đó được gợi mở qua hình ảnh người bà và hình ảnh bếp lửa quê hương. Từ đó, người cháu buồn bã bộc lộ nỗi nhớ nhung da diết về những kỷ niệm thời thơ ấu khi đó, châu được sống trong tình yêu thương, sự chăm sóc của bà. Đồng thời, qua đó cũng thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng của người cháu đối với bà, với gia đình, với quê hương, đất nước.
Sau những câu thơ hồi tưởng về thời gian sống với bà, ở khổ thơ thứ 5, người cháu tiếp tục suy ngẫm và nhớ lại cuộc sống của bà qua hình ảnh bếp lửa:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Từ hình ảnh “bếp lửa” nhà thơ đã gợi cho người đọc liên tưởng đến hình ảnh “ngọn lửa” với ý nghĩa triết lý và thật đặc biệt. Bếp lửa mà bà nhóm mỗi buổi sáng và buổi chiều không chỉ đơn giản là ngọn lửa thông thường mà đó còn là biểu tượng của tình yêu bà giành cho cháu, với một niềm tin trong sáng, mãnh liệt. Việc lặp lại cụm từ “một ngọn lửa” vừa nhấn mạnh sức sống dai dẳng của ngọn lửa bất tử; vừa thể hiện tình yêu thương mà bà dành cho cháu.
Ngọn lửa không chỉ là hình ảnh phản chiếu cho tâm hồn, cho ý chí mà còn nói lên sức sống phi thường của bà. Vì vậy, bà không chỉ là người nhóm lửa, mà còn là người tiếp tục giữ lửa và truyền ngọn lửa cho đứa cháu yêu quý của mình. Đó là ngọn lửa của sự sống, là niềm tin cho thế hệ sau.
Đoạn thơ ngắn nhưng tràn đầy cảm xúc. Hình ảnh bếp lửa hiện lên thật độc đáo qua giọng thơ thân mật, thiết tha; nhịp thơ uyển chuyển; kết hợp với cách sử dụng câu chữ linh hoạt, biến hóa, tạo nên những câu thơ với hình ảnh bếp lửa dâng lên, mỗi lúc một nồng nàn, ấm áp hơn. Từ đó, khiến người đọc thực sự đau xót, xúc động trước nỗi nhớ sâu sắc về những kỷ niệm nồng nàn trong thơ của người cháu và tình yêu của nhà thơ dành cho người bà kính yêu của mình.
2. Phân tích khổ 5 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt ý nghĩa:
Khi nghĩ về quê hương, người ta thường nghĩ đến những kỷ niệm gắn liền với làng quê với dòng sông xanh, cây đa, bến đò, sân đình… Nhưng đối với Bằng Việt, ký ức bắt đầu bằng hình ảnh quen thuộc của bếp lửa. Sau những kỷ niệm thời thơ ấu và bà, người cháu trở về hiện tại để suy ngẫm về cuộc sống và nhớ về những lời dạy của bà, cũng để yêu bà hơn, nhớ bà hơn. Tình cảm đó thể hiện rõ nét trong khổ thơ thứ 5 của bài thơ “Bếp lửa”:
“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
Từ bếp lửa giản dị và quen thuộc ấy, đã được nhóm lên thành ngọn lửa. Ngọn lửa không chỉ được nhóm lên bằng những vật dụng đời thường mà còn được thắp lên từ trái tim chăm sóc của bà, được bà che chở, bảo vệ nên không bao giờ tắt. Sự lặp lại của từ “rồi” kết hợp với hai danh từ chỉ thời gian “sớm”, “chiều” khiến câu thơ vang vọng như nhịp đập của thời gian. “Bếp lửa” là hình ảnh miêu tả, còn “ngọn lửa” được chuyển thành hình ảnh tượng trưng.
Ngọn lửa hiện lên với những kỉ niệm đẹp thời thơ ấu, tiếp bước người cháu trên chặng đường dài của cuộc sống. Ngọn lửa là niềm tin bền bỉ, lâu dài và bất tử mà bà đã thắp lên trong tim cháu. Ngọn lửa như một biểu tượng về niềm tin vào chiến thắng của dân tộc.
Bài thơ đã tạo nên hình ảnh ngọn lửa vừa hiện thực vừa mang tính tượng trưng. Khổ thơ thứ năm kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm, tự sự, giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy tư của người cháu. Qua đó, ẩn chứa một ý nghĩa ẩn dụ: Những gì quen thuộc nhất với tuổi thơ của mỗi người đều có sức mạnh tỏa sáng, nâng đỡ con người trên chặng đường dài của cuộc đời.
Bài thơ “Bếp lửa” đã diễn tả được hết tình cảm của Bằng Việt dành cho người bà kính yêu của mình. Đó là tình cảm bà – cháu ấm áp, trong sáng đan xen vào bài thơ đầy cảm động và ý nghĩa.
3. Phân tích khổ 5 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt nâng cao:
Mỗi người trong chúng ta đều có quá khứ, có gia đình. Trong thời kỳ đất nước chống giặc ngoại xâm, nhiều người đã rời xa gia đình để lên đường nhập ngũ, đóng góp cho sự nghiệp chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Nhà thơ Bằng Việt cũng có tuổi thơ cả cha lẫn mẹ đều ra trận. Sống một mình với bà nhưng ông không thấy cô đơn mà rất tự hào và hạnh phúc khi được sống cùng bà. Ông sáng tác bài thơ “Bếp lửa” để bày tỏ những tình cảm yêu thương của ông giành cho người bà của mình, cũng như khẳng định rằng bếp lửa không chỉ sưởi ấm tình bà cháu mà còn sưởi ấm cuộc sống của một con người.
Trong khổ thơ thứ 5 của bài thơ “Bếp lửa”, giữa những ngày tháng gian khổ của chiến tranh, bà vẫn giữ vững hy vọng, một niềm tin mãnh liệt vào cuộc kháng chiến:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
Giữa đống tro tàn, mất mát và đau thương, bà lại nhóm lửa. Ngọn lửa ấm áp và nhẫn nại của bà hoàn toàn trái ngược với ngọn lửa hung dữ và man rợ của kẻ thù. Ngọn lửa bà thắp lên nồng ấm chứa đựng tình yêu thương và đức tin trong sáng.
Ngọn lửa đó là sức sống, là hy vọng và niềm tin của người bà vào cuộc kháng chiến của dân tộc, vào một tương lai tươi sáng của đất nước, một tương lai không có chiến tranh. Khi đất nước hòa bình, giành lại độc lập cũng là lúc gia đình được sum họp, đoàn tụ với nhau. Ngọn lửa ấm áp như tình thương giữa bà và cháu, soi sáng toàn bộ chặng đường mà cháu đi. Đây cũng là hình ảnh bao trùm, là tinh túy của toàn bộ bài thơ.
Hình ảnh người bà hiện lên giản dị nhưng rực rỡ, một người bà cần cù, bền bỉ, chắt chiu, đầy quyết tâm và một tấm lòng hy sinh cao cả. Bà là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam, người mẹ Việt Nam trong chiến tranh ác liệt, vừa anh hùng, vừa trung thành, vừa dũng cảm, vừa rất đảm đang. Ba câu thơ như một điểm nhấn, một điệp khúc khó quên trong một bản tình ca: tình yêu thiêng liêng và cao cả của người bà.
Ở khổ thơ thứ 5, bằng giọng thơ trữ tình, sâu lắng; cùng với ngôn ngữ thơ giản dị, hình ảnh sáng tạo của bếp lửa, phép ẩn dụ, phép lặp lại độc đáo, bài thơ đã khắc họa một cách chân thực và xúc động hình ảnh người bà đầy tình thương và hy sinh; tình yêu thương nồng ấm, sâu sắc, và những kỉ niệm đẹp và tuổi giữa bà và cháu…
Đọc xong bài thơ, người đọc như được hòa mình vào trong hơi ấm của tình yêu gia đình, tình yêu nguồn cội, tình yêu Tổ quốc. Bếp lửa nuôi dưỡng trong mỗi chúng ta một lối sống nhân văn, thủy chung. Bài thơ cũng là bài học đạo đức sâu sắc, giúp người đọc thấm thía về tình cảm gia đình, tình bà cháu và những kỉ niệm thời ấu thơ không thể nào quên.