Lễ mừng thọ là bữa tiệc tôn vinh công lao to lớn của ông bà cha mẹ đã hy sinh cả cuộc đời để chăm sóc con cháu. Những bài thơ chúc mừng sinh nhật ông bà, cha mẹ là món quà tinh thần ý nghĩa nhất dành tặng ông bà, cha mẹ trong dịp này. Dưới đây là một số bài thơ chúc thọ dành cho ông bà, cha mẹ.
Mục lục bài viết
1. Hiểu như thế nào về lễ mừng thọ?
Lễ mừng thọ hay còn gọi là lễ mừng thượng thọ, là sự chúc thọ cho các cụ ông, cụ bà. Buổi lễ do con cháu trong gia đình hoặc hội người cao tuổi địa phương đứng ra tổ chức. Đó là một lễ kỷ niệm không chỉ cho ông bà, mà còn cho các con cháu. Theo cách hiểu của đa số mọi người, cha mẹ sống lâu thì con cái mới có cơ hội được chăm sóc, phụng dưỡng.
Thường vì lòng kính trọng và tình cảm đối với người lớn tuổi, người Việt Nam hay mừng thọ ông bà, cha mẹ, người thân trong dịp Tết. Việc mừng thọ tùy thuộc vào mục đích, điều kiện của từng gia đình, dòng họ. Đối với những gia đình ít người sống lâu năm, cha mẹ đã 60-70 tuổi, con cháu sẽ mừng thọ. Thông thường, cha mẹ ở độ tuổi 70, 80 trở lên thì mới tổ chức mừng thọ.
Ở làng quê Việt Nam, người ta chúc nhau mỗi khi Tết đến. Trong đó, không thể thiếu câu “sống lâu trăm tuổi” dành cho các bậc cao tuổi để tri ân nguồn cội. Vào ngày mùng 4, mùng 5 Tết, nhiều làng quê trên đất nước hình chữ S giữ tục lệ mừng thọ tập trung. Lễ mừng thọ diễn ra bên ngoài nhà sinh hoạt cộng đồng, liên quan đến tục mừng thọ 60 tuổi.
Nhiều người đi mừng thọ nhưng không mấy để ý đến tên gọi của lễ mừng thọ. Thực ra tên gọi của lễ mừng thọ được đặt dựa trên số tuổi, ví dụ:
‐ Thọ 100 tuổi: Lão Thọ, Lão Thiêm Thọ, viết tắt là Thọ Đỏ. Những người sống trên 100 tuổi còn được gọi là Kì Di.
‐ Thọ 90 tuổi: Đại Thọ.
‐ Thọ 80 tuổi: Thượng Thọ.
‐ Thọ 70 tuổi: Trung Thọ.
‐ Thọ 60 tuổi: Hạ Thọ.
2. Bài thơ chúc thọ ông bà:
Hôm nay mừng thọ ông bà
Trong nhà ngoài ngõ thật là đông vui
Mọi người tay bắt miệng chào
Nhìn ai cũng thấy người nào cũng vui
Mừng ông bà tuổi tám mươi
Họ hàng con cháu cười tươi chúc mừng
Nhớ ơn ông dạy lên người
Công bà chăm sóc bằng mười biển Đông
Nhớ ngày mưa gió bão bùng
Cháu thì ốm nặng phập phùng không yên
Ông bà như móng với nền
Để cho con cháu xây nên ngôi nhà
Ngoài kia hoa nở muôn loài
Chúc ông bà nội thọ ngoài một trăm
Dồi dào sức khỏe như mong
Để cho con cháu an lòng làm ăn.
3. Bài thơ chúc thọ bố mẹ:
Thơ mừng thọ Mẹ:
Xuân lại đến, Mẹ già thêm tuổi
Vẫn đêm ngày, lặn lội lo toan
Mẹ nuôi gà vịt cả đàn
Lại thêm bò lợn, ngỗng ngan đầy chuồng
Mẹ gồng gánh, bán buôn ở chợ
Từng rổ khoai, hay mớ dưa cà
Thân cò lặn lội đường xa
Vai gầy gánh nặng nghĩ mà xót thương
Tuổi già cả, mẹ thường đau nhức
Từng đêm về, mẹ thức canh thâu
Tay chân rồi đến cả đầu
Gân cơ rút lại làm đau mẹ già
Con khôn lớn, ở xa lại nhớ
Muốn trở về, giúp đỡ mẹ thôi
Làm thuê trên đất xứ người
Mà con nhớ mẹ ở nơi quê nghèo
Vẫn biết mẹ già theo năm tháng
Con vẫn tin, mẹ chẳng yếu gầy
Việc nhà mẹ vẫn hăng say
Sống cùng con cháu tràn đầy yêu thương
Mùa xuân đến, khắp đường pháo nổ
Từng xóm làng, nở rộ hoa xuân
Niềm vui hạnh phúc ngập tràn
Mẹ thêm tuổi mới Bính Thân con mừng.
Con mừng thọ mẹ tám mươi
Mái đầu bạc trắng miệng cười vẫn xưa
Một đời tần tảo sớm trưa
Chắt chiu khôn lớn chưa vừa mẹ đâu
Bao nhiêu con cháu đứng ngồi quanh đây
Về mừng thọ mẹ tám mươi
Một người mẹ đã suốt đời vì con
Nguyện xin phúc cả trao ban
Cho đời mẹ được an khang tuổi già.
Ước gì được trở về thời thơ ấu
Được ôm ấp trong vòng tay thân ái
Thuở thiếu thời bên cách võng mẹ ru.
Mẹ tuổi già như chiếc lá cuối thu
Ôi! Mẹ già yêu giấu của tôi
Cay đắng ngọt bùi mẹ từng nếm trải
Cả cuộc đời mẹ bao dung nhân ái
Chăm chút chồng con mẹ chẳng nghĩ đến mình.
Cao lao ơi! Quê mẹ ân tình
Quá khứ, tương lai soi mình trong hiện tại
Bao vất vả lo toan bốn bề xin gác lại
Để tuổi già cho mẹ chút thảnh thơi.
Con cháu lớn khôn đi bốn phương trời
Vẫn đau đáu nhớ thương về xóm nhỏ
Nơi mái nhà xưa mẹ già ngồi trước cửa
Ước một lần mừng thọ mẹ ngoài trăm.
Thơ mừng thọ bố:
Tết này bố 80 tuổi
Mừng bố thượng thọ 80
Gia đình sum họp vui cười hân hoan
Hiếu nhân đức độ vẹn toàn
Trên gương mặt bố ngập tràn niềm vui
Từ ánh mắt, đến nụ cười
Bố luôn thể hiện là người có tâm
Bao năm vất vả thăng trầm
Bấy nhiêu năm, bố lặng thầm vượt qua
Không lời than vãn kêu ca
Không ai hờn trách, điều ra, tiếng vào
Khiêm nhường trong lúc xã giao
Thẳng ngay chính trực, đề cao chân thành
Chăm lo con cái học hành
Không màng địa vị, không tranh chức quyền
Bố như thể một con thuyền
Chở con, chở cháu đến mình vinh quang
Không phú quý, chẳng giàu sang
Tu nhân, tích thiện vẻ vang rạng ngời
Bố năm nay tám mươi rồi
Như cây đại thụ giữa trời bao la
Các con cháu, chắt gần xa
Luôn hướng về bố để mà phát huy
Không ngại gian khó, hiểm nguy
Quyết tâm phấn đấu, tức thì vượt qua
Tám mươi tuổi, bố chưa già
Tâm – Tài – Trí – Lực như là thanh niên
Cầu mong trời, phật, tổ tiên
Cho bố hưởng thọ bách niên có thừa
Năm nay mừng thọ bảy mươi
Cha ơi, cha đã già rồi đó ư
Cháu con ai cũng mong chờ
Chúc cha trường thọ, thêm nhiều sắc xuân
Một đời lặn lội phong trần
Cha luôn gắng giữ cho mình đức tâm
Mặc cho đời có xoay vần
Cha là chỗ dựa tinh thần cháu con
Một đời xuống bể lên non
Một đời cha giữ tâm hồn vàng son
Tấm gương cha mãi luôn còn
Soi con tâm sáng, bền gan đường đời
Cha ơi xuân mới sang rồi
Bảy mươi tuổi xin rạng ngời tươi vui
Kính yêu khó cất lên lời
Mong cha khỏe mãi cháu con an
4. Nguồn gốc của lễ mừng thọ:
Tương truyền, vào thế kỷ 19, vua Tự Đức ra sắc lệnh huy động các trai tráng từ 18 đến 55 tuổi phải đi lao. Trong khi ai cũng biết đi như vậy sẽ đi dễ khó về. Tuy nhiên, mệnh lệnh của nhà vua không thể không tuân theo.
Vì muốn được tri ân những người lớn tuổi trong làng, quan Chánh tổng Ngãi âm thuộc Hàm Dương, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương đã chống lại lệnh vua. Ông đưa ra nghị quyết rằng những người 55 tuổi sẽ ra trình lão trong dịp Tết Nguyên đán.
Những người nào đã ra trình lão rồi thì sẽ không bị bắt đi lao dịch để phải bỏ mạng nơi đất khách quê người. Nhiều thế kỷ sau, trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt, người dân làng Hàm Dương vẫn tiếp tục duy trì phong tục tốt đẹp và ý nghĩa này. Mục đích của việc này là để mừng thọ cho các cụ.
5. Ý nghĩa của lễ mừng thọ:
Mừng thọ là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, thể hiện lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, lòng hiếu thảo, kính trọng và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Ngày mừng thọ còn có ý nghĩa “Kính già, già để tuổi cho.” Lễ mừng thọ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho người cao tuổi sống vui, khỏe, sống có ích cho gia đình và xã hội. Con người sinh ra ai chẳng muốn có đủ ngũ hành là Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh (may mắn, của cải, sống lâu, mạnh khỏe, bình yên). Trong đó Thọ tức Sự sống là thứ quý giá nhất trên đời mà không một thứ giàu sang hay quyền quý nào có thể sánh được.
Người nước ngoài thường tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà, cha mẹ vào ngày sinh nhật của chính họ. Nhưng ở nước ta, nhiều người khó nhớ chính xác ngày sinh của mình, nên hay chúc mừng thọ lục tuần (60 tuổi), thất tuần (70 tuổi), bát tuần (80 tuổi), cửu tuần (90 tuổi) vào những ngày đầu xuân trong năm mới âm lịch. Đây cũng là dịp để mọi thành viên trong gia đình, con cháu đi làm xa được quây quần bên nhau.
Gia đình có người già là một phúc lớn. Con cháu có dịp tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà, cha mẹ càng làm tăng thêm niềm vui và tự hào. Vì vậy, lễ mừng thọ được coi là nét văn hóa rất đáng trân trọng.
Nghi lễ mừng thọ ở khắp nơi, mỗi nơi có một cách sắp xếp khác nhau. Thông thường, một lễ mừng thọ được tổ chức tại nhà. Trong dịp này, con cháu chúc thọ, nói lời tạ ơn, chúc ông bà cha mẹ được trường thọ.
Đồng thời tặng những món quà nhỏ như áo, khăn, câu đối hay tranh để mừng thọ ông bà. Chăm sóc người già, con cháu quây quần, họ phấn khởi, vui vẻ và có động lực để sống lâu hơn với con cháu.
Như vậy có thể nói mừng thọ cũng là một cách giáo dục và răn dạy con cháu phải biết ăn ở có trước có sau. Thực hiện đúng bổn phận ăn ở với mọi người và xã hội. Đây là mục đích và ý nghĩa của lễ mừng thọ người cao tuổi ở Việt Nam.