Bài viết dưới đây là tổng hợp các mẫu bài văn Thuật lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích bằng văn xuôi chọn lọc giúp các em học sinh có thêm tài liệu để ôn tập. Cùng tham khảo bài viết của chúng minh nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý thuật lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích bằng văn xuôi:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu bản thân và thuật về việc bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
1.2. Thân bài:
– Cảm giác cô đơn, buồn bã trước không gian rộng lớn, mông lung
– Nỗi nhớ thứ nhất: nhớ thương với Kim Trọng (nỗi nhớ da diết và đau đớn)
– Nỗi nhớ thứ hai: nhớ công sinh thành và bất hiểu khi không thể ở gần báo hiếu cha mẹ
– Cảm giác khi trở về thực tại trước không gian rộng mở, u quạnh của lầu Ngưng Bích
1.3. Kết bài:
Nói lên cảm nghĩ của mình, và ước mơ tự do, khát vọng đoàn tụ.
2. Thuật lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích bằng văn xuôi hay nhất:
Từ một thiếu nữ tài hoa sống trong gia đình êm ấm, hạnh phúc, sau khi quyết định bán mình chuộc cha, Kiều đã rơi vào tay Mã Giám Sinh và chủ nhà chứa là Tú Bà. Vì không thể bắt Kiều tiếp khách, Tú Bà đã đưa Kiều về sống trong lầu Ngưng Bích để xoa dịu và thực hiện một âm mưu mới. Trích đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du là một bức tranh phong phú, đa dạng về thế giới bên ngoài, đồng thời khắc họa tâm trạng cô đơn, buồn bã, tâm trạng nhớ nhung Kim Trọng và cha mẹ Thúy Kiều, một người phụ nữ đẹp, tài giỏi nhưng có số phận vô cùng bất hạnh.
Trong bốn câu thơ đầu của trích đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” miêu tả quang cảnh nên thơ của lầu Ngưng Bích nhưng lại hoang vắng đến mức rợn người. Ngồi trên lầu cao, nhìn về phía trước là núi non, trên là vầng trăng khuyết như sắp chạm đến đỉnh đầu, nhìn xuống bên dưới là những bãi cát vàng trải dài bất tận, lác đác như “bụi hồng” nhỏ xíu. Cả không gian mênh mông hoang vắng, không một bóng người, khiến cho tâm trạng cô đơn, hoang vắng của Kiều càng thêm dữ dội.
Không gian càng rộng lớn, lòng Kiều càng trống trải, buồn bã. Thời gian càng trôi, những biến cố phía sau càng nhiều. Tâm trạng Kiều đầy nỗi buồn, tủi hổ, thương cho chính mình, thương cho những người thân yêu. Kiều tự nói với chính mình, không biết tâm sự cùng ai nữa.
Nàng nhớ Kim Trọng, nhớ khoảng thời gian hai người hạnh phúc bên nhau, nhớ lời thề dưới ánh trăng sáng. Kiều hoàn toàn chìm đắm trong trạng thái nhớ nhung, nàng thấy thương Kim Trọng chờ đợi cô trong vô vọng, không biết rằng Kiều đã thất hứa. Nhưng thương chàng rồi lại thương chính mình, tâm trạng Kiều tràn ngập nỗi đau và buồn bã. Rồi Kiều nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày ngóng trông bên cửa, thương cha mẹ ngày một già đi, không thể ở gần để chăm sóc. Kiều cảm thấy buồn khi phải xa cách chàng Kim mãi mãi, buồn khi có cha mẹ mà không được chăm sóc hàng ngày. Một nỗi buồn mơ hồ như đè nặng, vây quanh nàng. Nhìn đâu cũng thấy buồn, cảnh vật thay đổi nhưng nỗi buồn thì vẫn ở đó. Nàng cảm nhận được những gì sẽ đến với mình như một số phận không thể tránh khỏi.
Cái đáng quý ở đây là: trong hoàn cảnh cô đơn, tủi nhục như vậy, Kiều lại không nghĩ đến bản thân mà lại cảm thấy nhớ người thân da diết. Đó là sự hy sinh, lòng vị tha, lòng chung thủy và sự hiếu thảo của Kiều, một nét đẹp tâm hồn cao quý. Kiều nhớ cha mẹ, nhớ quê hương, mong ngày đoàn tụ. Kiều đau khổ vì số phận, tiếc nuối mối tình dang dở, ám ảnh bởi cuộc sống bất định.
Đoạn thơ trên chính là đoạn tả cảnh ngụ tình ấn tượng nhất trong toàn bộ tác phẩm truyện Kiều. Từng cảm xúc nội tâm của Kiều được tác giả miêu tả rõ nét, đó là một nỗi buồn sâu thẳm, bi ai, sâu lắng và chất chứa trong lòng.
“Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã vẽ nên một bức tranh về bi kịch nội tâm của Thúy Kiều trên con đường lưu lạc. Những câu thơ buồn và bi ai đã gieo vào lòng người đọc những xót xa khôn nguôi về cuộc đời của một con người tài hoa nhưng lại bất hạnh. Đoạn thơ có giá trị nhân văn sâu sắc. Tấm lòng nhân hậu, yêu thương, đồng cảm của nhà thơ trước nỗi đau của Thúy Kiều sẽ mãi để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
3. Thuật lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích bằng văn xuôi ý nghĩa nhất:
Mã Giám Sinh là một tên lừa gạt, với lòng tham không đáy. Chỉ vì sự mê muội với đồng tiền, hắn đã liên kết với Tú Bà để lừa bán tôi. Biết được sự việc, tôi vô cùng đau lòng, lúc đó tôi đã rút dao ra với ý định tự vẫn. Nhưng lúc đó, Tú Bà đứng cạnh tôi, phát hiện ra vội ngăn cản tôi vì bà ta sợ mất số tiền lớn vừa mới nhận của tên buôn người Mã Giám Sinh.
Tú Bà thực sự là một kẻ gian xảo, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Bà ta lo sợ tôi trong lúc quẫn trí sẽ làm liều, liền dùng lời ngon ngọt để dụ dỗ tôi, hứa hẹn nhiều điều. Bà ta khuyên tôi đến lầu Ngưng Bích nghỉ ngơi một thời gian để quên đi nỗi buồn và hứa sẽ tìm cho tôi một người chồng phù hợp. Bà ta khóc lóc và than trách để tôi thấy rằng bà cũng bị Mã Giám Sinh lừa dối, mọi chuyện hoàn toàn không phải như những gì tôi nghĩ. Khi đó tôi đã trót tin lời bà ta, đến lầu Ngưng Bích ở. Ngay lập tức, mụ nhốt tôi lại đây, không cho phép bất kỳ ai tiếp cận tôi và ra lệnh cho người canh giữ tôi cẩn thận nhất có thể. Lúc đó, tôi biết rằng mình đã bị lừa và không thể nào thoát khỏi nơi này, tôi đành ngồi chờ ngày tháng trôi qua, trong lòng tôi vô cùng đau xót và chán chường.
Ngày qua ngày, tôi đều một mình một bóng, không có ai tâm sự nỗi lòng. Sáng sớm tôi trông ra cửa biển mênh mông, bao la, khi tối đến, tôi lại hiu quạnh trước ngọn đèn lẻ loi. Những lúc đó, nỗi nhớ thương cha mẹ trong lòng da diết, dù buồn nhưng chẳng biết tâm sự cùng ai. Tuy là một người con gái, nhưng tôi chưa từng có hạnh phúc thì đã rơi vào những cạm bẫy của cuộc sống khiến tôi suy sụp.
Màn đêm phủ kín toàn bộ căn lầu vắng. Dãy núi phía xa cũng trở nên mù mịt. Không gian nơi đây vốn dĩ đã vắng vẻ lại căng thêm quạnh hiu. Giây phút ấy tôi bỗng nghĩ đến chàng Kim, lòng tôi đau nhói, nước mắt chảy dài trên mi. Chắc hẳn lúc này, chàng cũng đang rất nhớ tôi, ngày đêm chờ mong tin tức của tôi trong vô vọng. Tôi làm sao quên được những chén rượu nồng cùng thề hẹn giữa mình với chàng Kim. Nhưng giờ đây, hai chúng tôi đã phải chia xa. Dù lời hẹn ước chưa thành mà cuộc tình đẹp của tôi đã dang dở, chia lìa hai ngả. Dù Thúy Vân đã thay tôi đồng ý kết duyên cùng chàng để giữ cho lời hẹn ước vẹn nguyên, nhưng sao lòng tôi quên được những mặn nồng ái ân giữa tôi và chàng. Tôi nuối tiếc cho mối tình của mình, tiếc khi chim không bay về tổ, cá đã lạc bầy, tiếc vì bây giờ, tôi ở nơi đất khách quê người, xa cách chàng Kim, không biết bao giờ mới có thể gặp lại. Không những thế, giờ đây, thân xác tôi đã bị vấy bẩn, làm sao có thể gột rửa được. Có lẽ tôi chẳng còn mặt mũi trở về gặp chàng. Càng nghĩ lòng tôi căng đau như cắt.
Ngày tôi quyết định bán mình cho tên Mã Giám Sinh để cứu cha và em tôi khỏi chốn lao tù, cũng là lúc sóng gió cuộc đời tôi bắt đầu. Những biến cố cứ ập đến với tôi và gia đình, tôi xót xa vô cùng chỉ biết than trách ông trời sao nỡ bất công. Tôi xót xa nhớ về cha mẹ lớn tuổi nhưng tôi không thể ở bên chăm sóc. Tôi tự biết rằng chữ hiếu chưa tròn nên không dám nghĩ đến chuyện lứa đôi với chàng Kim. Giờ đây một mình tôi ở Lầu Ngưng Bích, nhớ gia đình, nhớ người yêu, thương cho thân phận của mình, không biết sẽ đi đâu về đâu.